Mẹ sau sinh ăn khoai môn được không? Khoai môn có lợi ích gì cho sức khỏe của mẹ bỉm? Để tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về loại thực phẩm này thì hãy cùng theo dõi bài viết sau. Thông qua bài viết này, các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về lợi ích, những lưu ý và cách chế biến loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Giá trị dinh dưỡng có trong khoai môn
Để tìm hiểu rõ về khoai môn thì đầu tiên các mẹ hãy tìm hiểu về đặc điểm và thành phần dinh dưỡng trong có trong khoai.
Khái quát đặc điểm của khoai môn.
Cây khoai môn hay còn có tên khoa học là Colocasia esculenta, là một loại cây trồng ở vùng nhiệt đới để lấy củ. Đây là loại cây trồng sớm nhất ở khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Cây khoai môn khi dùng để làm rau thì có thể lấy phần thân, lá và cuống lá. Còn phần củ của cây được dùng để làm lương thực chính.
Ngày nay thì cây khoai môn được ưa chuộng và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Phần củ khoai bên ngoài có màu nâu sần sùi, bên trong có phần thịt trắng cùng các đốm màu tím trong suốt. Khi đã nấu chín, khoai có vị ngọt nhẹ, bùi bùi tương tự khoai tây.
Các thành phần dinh dưỡng có trong khoai môn
Trong khoai môn có chứa hàm lượng carbohydrate cao, là một trong những thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng cao nhất. Ngoài ra bên trong khoai môn còn chứa các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin C, vitamin E, thiamin, Kali, Mangan,...
Cụ thể, trong 100g khoai môn sẽ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
-
Năng lượng: 112 calo
-
Protein:1,5g
-
Chất xơ: 5,3g
-
Lipit: 0,2g
-
Tinh bột: 25,5g
-
Canxi: 44mg
-
Sắt: 800mg
Dựa vào hàm lượng chất dinh dưỡng đó, khoai môn được đánh giá là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bởi vì, khoai môn giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim, tăng cường việc lưu thông máu. Ngoài ra, ăn khoai môn còn giúp các mẹ bỉm giảm cân, làm chậm quá trình oxy của các tế bào và thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể.
Mẹ sau sinh có ăn khoai môn được không?
Mẹ sau sinh có ăn khoai môn được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Các mẹ sau sinh cả mẹ sinh thường và sinh mổ đều có thể ăn khoai môn. Không chỉ ăn được mà khoai môn còn rất bổ dưỡng và có ích cho sức khỏe của các mẹ
Trong khoai môn có hàm lượng dinh dưỡng cao và thiết yếu giúp các mẹ bỉm phục hồi sau sinh hiệu quả. Trong Đông y, khoai môn còn được coi là một vị thuốc tốt và được sử dụng phổ biến để trị nhiều bệnh như viêm khớp, sưng hạch, viêm thận,..
Còn đối với bà đẻ thì khoai môn có tác dụng hỗ trợ chống suy nhược, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hạn chế tăng cân, mát sữa,...
3+ Lợi ích tuyệt vời khi ăn khoai môn đối với mẹ sau sinh
Dựa trên sự phân tích trên, khoai môn được xem là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng bổ ích đặc biệt là cho các mẹ sau sinh. Dưới đây sẽ là một số lợi ích điển hình mà các mẹ có thể tham khảo trước khi đưa khoai môn vào thực đơn của mình.
Ngăn ngừa táo bón sau sinh
Một nỗi ám ảnh quen thuộc của nhiều bà mẹ bỉm sữa đó là táo bón và trĩ sau sinh. Nỗi ám ảnh này gây khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của các mẹ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của khoai môn đã giúp các mẹ cải thiện tình trạng ám ảnh này.
Trong khoai môn chứa hàm lượng lớn chất xơ và tinh bột giúp hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa. Trung bình trong 100g khoai môn sẽ chứa 5,3g chất xơ, chiếm 27% lượng chất xơ cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Do đó, giúp các mẹ giảm nguy cơ táo bón sau sinh hiệu quả.
Ăn khoai môn giúp mẹ ngừa ung thư hiệu quả
Vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa phenol có chứa trong khoai môn có thể làm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, loại bỏ gốc tế bào gây nguy hiểm …Ngoài ra, trong khoai môn còn chứa hoạt chất cryptoxanthin có tác dụng ngăn ngừa ung thư vòm họng
Ăn khoai môn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mẹ sau sinh
Trong khoai môn có chứa nhiều Kali giúp giảm căng thẳng và giảm áp lực lên mạch máu. Qua đó, giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch cho các mẹ. Đồng thời, hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng trong khoai cũng giúp các mẹ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ thường sẽ giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mặc. Bên cạnh đó, thì tinh bột kháng trong khoai có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhờ đó, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho các mẹ sau sinh.
Khoai môn giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Trong khoai môn có tới hai loại carbohydrate có lợi là chất xơ và tinh bột. Chất xơ là một loại carbohydrate không thể tiêu hóa do đó cơ thể ít hấp thụ vào máu. Vì vậy, sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Như vậy, có thể giúp các mẹ kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Ngoài ra, nó còn làm chậm quá trình hấp thụ các loại tinh bột khác. Đặc biệt, chất xơ còn làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất tinh bột khác. Nhờ thế, có thể làm giảm lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn, điều này rất tốt cho người bị tiểu đường.
Mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có tốt cho mẹ và em bé không?
5+ Lợi ích tuyệt vời giải đáp: Mẹ sau sinh ăn lê được không?
Mẹ sau sinh ăn ngô được không? Lợi và hại thế nào đối với sức khỏe
Ăn khoai môn sau khi sinh chống suy nhược
Một lợi ích tuyệt vời của nữa đó là trong khoai môn chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú. Nhờ đó, có thể giúp các mẹ bỉm chống suy nhược và phục hồi cơ thể nhanh chóng sau sinh. Sự xuất hiện thường xuyên của khoai môn trong thực đơn sau sinh của các mẹ sẽ giúp cho việc bồi bổ và phục hồi cơ thể diễn ra nhanh hơn, tốt hơn.
Đặc biệt, trong khoai còn chứa chất Gluxit giúp cung cấp năng lượng, nuôi cơ thể và các tế bào thần kinh, giúp cơ thể chống suy nhược hiệu quả.
Ăn khoai môn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả sau sinh
Điều khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng sau sinh nhất đó là việc kiểm soát cân nặng và khôi phục vóc dáng. Và khoai môn sẽ là một loại thực phẩm thích hợp cho thực đơn ăn kiêng của các mẹ. Khoai môn là thực phẩm giàu tinh bột nhưng lại ít đường nhờ đó là giúp hạn chế tăng cân, béo phì cho mẹ sau sinh.
Đồng thời, với những dưỡng chất dồi dào trong khoai vẫn đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Từ đó, các mẹ có thể vừa cung cấp đủ chất cho bé vừa có chế độ ăn lành mạnh để khôi phục và giữ gìn vóc dáng.
Lưu ý khi ăn khoai môn mẹ sau sinh nên biết
Mặc dù mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng khi ăn khoai môn các mẹ vẫn cần lưu ý những điều sau để tránh gặp những sự rắc rối không cần thiết.
-
Đeo găng tay khi sơ chế để tránh bị ngứa: Khi gọt khoai môn nếu không đeo găng tay thì các mẹ sẽ bị ngứa và khó chịu ở tay một lúc. Tuy nhiên, nếu trường hợp gặp da nhạy cảm thì có thể lan ra toàn cơ thể. Vì thế, khi gọt và sơ chế khoai các mẹ nên đeo găng tay để tránh tình trạng này.
-
Ăn số lượng vừa phải: Trong khoai môn chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều cũng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, lượng tinh bột, đường và calo trong khoai cũng khá cao sẽ ảnh hưởng đến việc giảm cân và không tốt cho các mẹ bị tiểu đường.
-
Sơ chế đúng cách, đảm bảo vệ sinh: Tương tự giống khoai tây, thì mầm khoai môn cũng khá độc. Do đó, nếu ăn phải mầm hoặc phần khoai bị mọc mầm không sơ chế kỹ thì dễ bị ngộ độc gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa,...
Để tránh bị ngộ độc thì các mẹ bỉm cần sơ chế kỹ phần mầm khoai và xung quanh mầm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một số món ngon từ khoai môn lợi sữa cho mẹ
Khoai môn là loại thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt còn thể lợi sữa cho các mẹ bỉm. Nếu đang phân phân không biết chế biến những món ngon gì với khoai môn thì các mẹ có thể tham khảo một số món sau đây.
Canh khoai môn nấu xương
Khoai môn nấu canh xương có vị ngọt từ xương, vị béo bùi từ khoai vừa bổ dưỡng vừa lợi sữa cho các mẹ bỉm
Nguyên liệu
-
Xương heo: 350g
-
Khoai môn: 400g
-
Hành lá và ngò
-
Gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm
Cách nấu
-
Bước 1: Ngâm xương với muối và nước trong vòng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch lại với nước, cắt thành miếng vừa ăn.
-
Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn ( lưu ý nên đeo găng tay để tránh bị ngứa). Hành lá và ngò cũng rửa sạch và cắt nhỏ.
-
Bước 3: Xương heo sau khi rửa sạch thì mang đi luộc sơ qua với nước tầm 2 - 3 phút cho sạch bớt máu và bụi bặm. Tiếp đến, vớt ra rửa lại với nước và để ráo
-
Bước 4: Cho nồi lên bếp và cho nước vào đun sôi, sau đó cho xương heo vào cùng 1 muỗng muối và ½ muỗi bột ngọt đun lửa vừa. Khi đun, các mẹ nên canh vớt bọt để nước xương được trong.
-
Bước 5: Sau khi nấu được tầm 20 phút thì cho khoai môn vào nấu chung. Các mẹ tiếp tục nấu đến đến khi nào khoai nhừ theo ý thích thì nêm nếm lại một lần nữa cho vừa vị và tắt bếp.
-
Bước 6: Múc canh ra tô, thêm ít hành ngò và tiêu lên thì đã hoàn thành xong món ăn khoai môn và xương bổ dưỡng.
Chè khoai môn
Một món ăn tráng miệng thanh mát vào mùa hè đồng thời kích thích tuyến sữa của các mẹ bỉm hiệu quả.
Nguyên liệu
-
Khoai môn: 200g
-
Nếp: 250g
-
Dừa sợi: 200g
-
Nước cốt dừa: 400ml
-
Lá dứa: 10 lá
-
Đường: 200g
-
Muối: 1,5 muỗng cà phê
Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ ta, dẻ cười có tốt không?
Cách nấu
-
Bước 1: Lá dứa đem rửa sạch và xay với khoảng 500ml vắt lấy nước. Nếp đem vo sạch sau đó cho vào thau và ngâm chung với nước lá dứa trong vòng 30 phút.
-
Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc khoảng 1-2 cm sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra ( lưu ý nên đeo găng tay để tránh bị ngứa).
-
Bước 3: Cho khoai đã cắt khúc đi hấp khoảng 20-25 phút sau đó để nguội. (Các mẹ có thể rửa khoai nguyên củ sạch rồi đi hấp, sau đó sẽ lột vỏ và cắt khúc)
-
Bước 4: Cho phần nếp ngâm cùng lá dứa vào nồi, cho thêm 150ml cốt dừa vào nấu nhỏ trên bếp. Khi nếp nở thì cho 180g đường, 1 muỗng cà phê muối vào đảo đều và nấu thêm khoảng 5-7 phút.
-
Bước 5: Tiếp đó, cho phần khoai đã hấp chín vào nấu khoảng 15 phút thì tắt bếp.
-
Bước 6: Cho phần cốt dừa còn lại vào nồi và bắc lên bếp. Cho thêm hoảng ½ muỗng muối, 20g đường, 4 lá dứa vào nấu đến khi sánh lại. Sau đó thì múc chè ra chén, rưới nước cốt và một ít dừa sợi lên trên thì đã có ngay một món chè thơm ngon, hấp dẫn.
Sữa khoai môn
Món nước uống thơm ngon, béo bùi và thanh mát cho những ngày hè nóng bức đồng thời là một thức uống lợi sữa và bổ dưỡng cho mẹ bỉm:
Nguyên liệu
-
Khoai môn: 500g
-
Sữa đặc: 1 hộp 380g
-
Lá dứa: 7 lá
-
Muối: 1 ít
Cách nấu
-
Bước 1: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc nhỏ để dễ hấp, sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra ( lưu ý nên đeo găng tay để tránh bị ngứa).
-
Bước 2: Cho khoai đã cắt khúc vào xửng hấp chín khoảng 20-25 phút. Các mẹ dùng đũa để xiên vào khoai, nếu thấy khoai đã mềm thì có thể vớt ra, sau đó để nguội.
-
Bước 3: Chuẩn bị khoảng 2,5l nước lọt. Sau đó, cho từng phần khoai đã hấp chín vào máy xay và cho nước lọc vào xay nhuyễn. Xay hết phần khoai đã hấp thì cho phần nước còn lại cùng hỗn hợp khoai đã xay vào nồi.
-
Bước 4: Cắt nhỏ lá dứa và cho vào xay nhuyễn cùng với 100ml nước lọc. Lọc hỗn hợp đã xay và bỏ bã, các mẹ nên vớt bỏ luôn phần bọt để khi nấu sữa sẽ không bị đục.
-
Bước 5: Tiếp đó, bắc nồi khoai đã xay lên bếp nấu với lửa vừa. Các mẹ nên khuấy liên tục để sữa không bị cháy, khét. Khi sữa sôi thì cho sữa đặc vào và khuấy đều.
-
Bước 6: Cuối cùng cho nước lá dứa đã xay vào, khuấy đều đến khi sữa khoai sôi lại thì tắt bếp. Các mẹ có thể dùng luôn sữa này hoặc có thể lọc qua rây để sữa được mịn hơn.
-
Bước 7: Cho sữa ra ly và thưởng thức. Các mẹ có thể uống không hoặc có thể cho vào một ít đá để mát hơn. Sứa khoai môn có vị thơm của lá dứa, béo ngậy của khoai và sữa, màu sắc xanh hấp dẫn.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin bổ ích và giải quyết câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bỉm là “sau sinh ăn khoai môn được không”? Đồng thời, cũng đã chia sẻ thêm với các mẹ về những lợi ích tuyệt vời của khoai môn với sức khỏe. Ngoài ra, còn nhắc nhở các mẹ về những lưu ý khi ăn và những món ăn bổ dưỡng và lợi sữa từ khoai môn. Qua đó, các mẹ có thể tham khảo và đưa những món ăn này vào thực đơn hằng ngày của bản thân để bồi bổ sức khỏe. Chúc các mẹ có quá trình phục hồi sức khỏe và nuôi con tuyệt vời!
Health Benefits of Taro Root - Truy cập ngày 15/7/2022
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-taro-root
Safe to Eat Yam - Truy cập ngày 15/7/2022
https://www.babyment.com/nutrition/safe-to-eat.php?food=Yam