Ngô là một loại thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho việc nâng cao sức khỏe. Vậy phụ nữ sau sinh ăn ngô được không? Ăn ngô mang lại lợi ích gì và có gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ sau sinh không? Để tìm được câu trả lời đúng nhất cho 2 vấn đề trên mời mẹ cùng theo dõi bài viết sau.
Mẹ sau sinh ăn ngô được không?
Câu trả lời là ĐƯỢC.
Bởi ngô là một nguồn thực phẩm lành tính có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong 1 bắp ngô có chứa những thành phần dinh dưỡng như: 177 calo, 2g chất béo, 4g chất xơ, 4g protein, 43g carbohydrate và 114g nước. Ngoài ra, ngô còn chứa thêm nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe khác như canxi, sắt, vitamin C, E, B1, B2… Vì vậy, khi mẹ sau sinh ăn ngô sẽ giúp sức khỏe mau hồi phục, cải thiện chất lượng sữa tốt.
4+ Lợi ích khi ăn ngô sau khi sinh con
Ăn ngô sau khi sinh với lượng vừa đủ sẽ mang lại cho mẹ những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như sau:
Ăn ngô giúp tăng chất lượng sữa mẹ
Trong ngô chứa khá nhiều đạm, axit amin và khoáng chất tốt cho sức khỏe sau sinh. Trong đó, axit amin là loại chất góp phần quan trọng trong việc giúp tăng chất lượng sữa mẹ. Đồng thời, những chất này còn có tác dụng hạn chế được tình trạng ít sữa và tắc sữa đột ngột.
Ăn ngô sau sinh giúp giảm tình trạng táo bón
Sau sinh ăn bắp ngô được không? Ngô là thực phẩm có công dụng tuyệt vời trong việc giảm tình trạng táo bón sau sinh nhờ thành phần chất xơ. Chất xơ trong ngô sẽ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn bên trong đường ruột, kích thích mẹ đi tiểu nhiều lần. Chính vì vậy mà triệu chứng đầy hơi chướng bụng, khó tiêu và táo bón sau sinh được biến mất hoàn toàn.
Ăn ngô có tác dụng kích thích thèm ăn
Sau sinh mổ ăn ngô được không? Những mẹ sau sinh có cảm giác kém ăn, ăn không ngon miệng thì ngô là món ăn kích thích mẹ thèm ăn hiệu quả. Khi đó, mẹ có thể dùng các món ăn chế biến từ ngô vào buổi sáng hoặc xế để tình trạng kém ăn được cải thiện.
Ăn ngô giảm căng thẳng hiệu quả
Lợi ích cuối cùng khi ăn ngô có thể kể đến đó là giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ hiệu quả. Bởi trong ngô có hàm lượng chất vitamin B1 khá cao - loại chất cần thiết cho việc cải thiện sức khỏe thần kinh. Khi vào cơ thể, vitamin nhóm B sẽ kích thích dẫn truyền thần kinh, giúp giảm căng thẳng và stress hiệu quả.
3+ Tác hại của việc ăn ngô thường
Bên cạnh những lợi ích thì việc ăn ngô sau khi sinh vẫn có thể để lại nhiều tác hại không đáng có nếu mẹ ăn sai cách. Dưới đây là 3 tác hại tiêu biểu của việc ăn ngô mà mẹ nên biết:
Ăn nhiều sẽ bị khó tiêu
Bắp là món ăn chứa lượng lớn tinh bột, cho nên nếu mẹ ăn nhiều sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, lượng chất xơ không hòa tan và Prolamins, Lectin nếu tích tụ nhiều sẽ dễ bị rối loạn đường ruột, tiêu chảy,...
Tăng lượng đường trong máu
Trong ngô có chứa nhiều carbohydrate vì vậy nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên. Những mẹ có tiền sử về bệnh tiểu đường thì việc ăn bắp ngô là điều cực kỳ nguy hiểm. Do đó, những mẹ bị tiểu đường thì không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên.
Mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có tốt cho mẹ và em bé không?
5+ Lợi ích tuyệt vời giải đáp: Mẹ sau sinh ăn lê được không?
Mẹ sau sinh ăn khoai môn được không? 3+ Lợi ích tuyệt vời
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Mặc dù, ăn ngô có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón nhưng nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bởi bắp là thực phẩm thô, khó tiêu khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ không được hoạt động tốt.
Một số cách ăn ngô sau sinh vừa ngon, vừa an toàn
Mẹ hãy tham khảo ngay 3 công thức chế biến ngô thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe dưới đây nhé.
Canh ngô rau củ hầm xương
Canh ngô rau củ hầm xương là món canh thanh mát, tốt sức khỏe mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn ăn uống sau sinh. Món canh này sẽ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B1, protein, sắt, chất đạm,...giúp mẹ mau khỏe và có nhiều sữa.
Nguyên liệu
-
Xương heo: 500g
-
Ngô: 2 bắp
-
Củ dền: 2 củ
-
Cà rốt: 1 củ
-
Su su: 1 củ
-
Khoai tây: 1 củ
-
Hành lá, ngò
-
Hạt nêm, bột ngọt, muối, tiêu,...
Cách làm
-
Bước 1: Xương heo mua về rửa sạch, rồi trụng sơ qua với nước sôi để xương sạch chất bẩn và bớt mùi hôi.
-
Bước 2: Ngô, củ dền, cà rốt, khoai tây, su su mang đi gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Hành lá và ngò bỏ rễ và lá úa, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
-
Bước 3: Cho xương vào nồi, đổ thêm nước và đun đến khi sôi thì vớt bỏ bọt trên mặt nước. Sau đó, hạ nhỏ lửa và hầm thêm 30 - 45 phút cho xương mềm và nước canh được ngọt hơn.
-
Bước 4: Khi xương đã mềm, mẹ hãy cho các loại củ vào và nấu thêm 15 - 20 phút đến khi củ chín. Khi củ đã chín thì mẹ nêm nếm theo khẩu vị, thêm hành ngò vào rồi tắt bếp.
Ngô luộc
Mẹ sau sinh ăn ngô luộc được không? Ngô luộc là công thức chế biến siêu đơn giản mà bất kỳ mẹ bỉm nào cũng có thể thực hiện. Ngô luộc mềm thơm, dẻo và có độ ngọt vô cùng hấp dẫn. Đồng thời, nước luộc bắp mẹ cũng có thể dùng để làm nước uống để giải khát rất ngon đấy.
Nguyên liệu
-
Bắp
-
Muối: ½ thìa cà phê
Cách làm
-
Bước 1: Ngô mua về lột bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài chỉ để lại khoảng 2 – 3 bẹ là được. Phần râu ngô nên để lại hoặc có thể lấy bớt ra.
-
Bước 2: Rửa sạch ngô qua nước 2 lần rồi vớt ra. Sau đó, xếp ngô vào nồi, bắp to mẹ nên để ở dưới còn bắp nhỏ thì để lên trên. Cho thêm ½ thìa cà phê muối và đổ nước ngập ngô là được.
-
Bước 3: Đặt nồi lên bếp, đậy nắp và bật bếp nấu với lửa lớn đến khi sôi. Khi nước sôi thì vặn lửa vừa và luộc thêm khoảng 20 – 30 phút rồi tắt bếp.
-
Bước 4: Vớt ngô ra ngoài để ráo nước, đợi nguội bớt thì thưởng thức ngay khi còn nóng nhé.
Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn nho được không? 5+ Lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé
Sữa ngô/ sữa bắp
Sữa bắp là loại nước uống thơm béo, giàu dinh dưỡng mẹ có thể uống vào buổi sáng hoặc nửa buổi đều được. Mẹ có thể dễ dàng chế biến ngay tại nhà theo công thức sau đây:
Nguyên liệu
-
Ngô ngọt: 2 trái
-
Sữa tươi có đường hoặc không đường: 1 bịch 220ml
-
Sữa đặc: 1/3 lon
-
Nước lọc: 1 lít
Cách làm
-
Bước 1: Ngô Mỹ bỏ hết phần vỏ bên ngoài chỉ để lại vài chiếc lá non bên trong. Sau đó rửa sạch ngô và lá rồi lấy lá bó lại để chuẩn bị luộc.
-
Bước 2: Đổ vào nồi khoảng 1 lít nước, rồi bỏ ngô và lá ngô vào chung. Bật lửa nhỏ và luộc ngô trong vòng 15 - 20 phút. Khi ngô đã chín, dùng kẹp gắp lấy ngô ra để nguội rồi dùng dao cắt hết phần hạt ra.
-
Bước 3: Đổ toàn bộ phần hạt đã cắt vào máy xay sinh tố, thêm chút nước luộc ngô vào xay cùng để sữa được ngọt hơn. Khi đã xay xong thì đổ hỗn hợp ngô vừa thu được ra một cái rây để lọc lấy nước và bỏ hết bã ngô.
-
Bước 4: Cho nước ngô, sữa tươi và sữa đặc vào nồi, bật bếp lên nấu với lửa vừa và khuấy đều hỗn hợp sữa. Khi sữa sôi lên mẹ tắt bếp là đã hoàn thành thức uống đơn giản nhưng vô cùng bổ dưỡng này nhé.
3+ Lưu ý khi ăn ngô không thể bỏ qua
Một số lưu ý giúp mẹ hấp thụ tốt mọi dưỡng chất từ ngô mà không ảnh hưởng đến sức khỏe:
-
Không ăn ngô thay các loại ngũ cốc khác: Sau khi sinh nhiều mẹ thường suy nghĩ chọn ăn ngô để giảm cân thay cho các loại ngũ cốc như gạo lứt, gạo trắng và yến mạch. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm và có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt dưỡng chất, dễ tăng cân. Bởi vì ngô có lượng đường khá cao và nhiều chất xơ không hòa tan.
-
Không ăn ngô sống: Ăn ngô còn sống có thể sẽ khiến mẹ dễ bị tiêu chảy, khó tiêu. Ngoài ra, trong ngô sống còn chứa một loại protein tên là lectit, mà loại chất nè cơ thể mẹ lại không thể tiêu hóa được. Nếu mẹ ăn phải sẽ bị kích ứng ruột, dẫn tới tình trạng viêm đường ruột rất nguy hiểm.
-
Kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng khác: Ngoài việc ăn ngô mẹ nên bổ sung, kết hợp thêm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi khi cơ được cung cấp đa dạng các dưỡng chất sẽ giúp mẹ mau hồi phục, có nhiều năng lượng, tăng chất lượng sữa,...
Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp về câu hỏi sau sinh ăn ngô được không? Có thể thấy được việc ăn ngô sẽ mang lại nhiều lợi ích và cũng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe. Cho nên để đảm bảo an toàn mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác và không ăn sống.
Safe to Eat Sweet corn - Truy cập ngày 9/7/2022
https://www.babyment.com/nutrition/safe-to-eat.php?food=Sweet%20corn
What Are Good Foods to Eat After Delivery During Breast-feeding? - Truy cập ngày 9/7/2022
https://healthyeating.sfgate.com/good-foods-eat-after-delivery-during-breastfeeding-2922.html