Hâm sữa mẹ 40 độ trong bao lâu để giữ nguyên các dưỡng chất có trong sữa? Sữa mẹ sau khi hâm để được bao lâu? Cách hâm nóng sữa như thế nào mới đúng? Tất cả những câu hỏi trên đều được các mẹ bỉm sữa trao đổi và bàn luận sôi nổi. Để tìm được đáp án chính xác cho những vấn đề trên hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Lý do nên hâm sữa mẹ 40 độ?
Sữa mẹ trữ đông sẽ khiến các chất béo có trong sữa sẽ tạo thành một lớp váng đặc nổi trên bề mặt. Khi rã đông sữa sẽ chuyển về dạng lỏng nhưng vẫn cần được hâm nóng để hòa tan các chất béo và giúp trẻ dễ bú hơn.
Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, sữa mẹ nên được hâm nóng ở 40 độ C là tốt nhất. Bởi vì ở nhiệt độ này sẽ giữ được nguyên hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ và giúp nó không bị biến chất.
Đồng thời, trong quá trình mẹ cho bú trực tiếp nhiệt độ của sữa sẽ bằng nhiệt độ của cơ thể mẹ. Do đó nhiệt độ từ 37-37,5 độ C sẽ là nhiệt độ lý tưởng để hâm sữa cho trẻ bú. Sữa ở nhiệt độ này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và cảm nhận được vị ngon của sữa mẹ.
Hâm sữa mẹ 40 độ trong bao lâu đạt chuẩn?
Thời gian hâm sữa sẽ tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ của môi trường bảo quản sữa. Các mẹ có thể tham khảo các khoảng thời gian hâm sữa cho trẻ điển hình dưới đây.
-
Nếu sữa để ở ngoài ở nhiệt độ thường: 3-5 phút
-
Nếu để ở ngăn mát tủ lạnh: 6-8 phút
-
Nếu để ở ngăn đá tủ lạnh: 10 phút
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hâm sữa bao gồm:
-
Lượng sữa: Sữa càng nhiều thì quá trình trao đổi nhiệt càng lâu nên thời gian hâm sẽ dài hơn. Thời gian hâm sữa có thể chênh lệch từ 1-2 phút tùy theo lượng sữa. Nếu hâm sữa bằng nước ấm với bịch 200ml thì cần 5-7 phút và bịch 400ml cần 7-10 phút.
-
Chất lượng/chất liệu làm bình: Bình thủy tinh sẽ nóng chậm hơn bình nhựa. Tuy nhiên khi gặp nhiệt độ cao bình nhựa sẽ giải phóng các chất độc như BPA, BPS, phthalates, các vi nhựa,...vào sữa. Khi trẻ uống sữa có chứa các chất này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm gan, tiểu đường, dị tật, ung thư,...
Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng để hâm sữa. Bởi nó được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, an toàn với sức khỏe.
-
Nhiệt độ của sữa trước khi hâm nóng: Nhiệt độ của sữa càng cao thì thời gian hâm sữa càng nhanh cụ thể như:
Sữa mẹ vừa hút: Nếu trẻ không thể bú mẹ vì một số lý do như trẻ bị nấm miệng, mẹ bị nấm ti,...Trường hợp này mẹ nên vắt sữa ra cho trẻ bú. Đồng thời sẽ có sự khác nhau giữa thời gian hâm sữa vào các mùa. Vào mùa đông lạnh sữa mẹ sau khi hút ra khoảng 20 phút sẽ bị nguội đi. Vì thế, mẹ cần phải hâm ấm lại sữa từ 3-5 phút để trẻ có thể bú được.
Sữa được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Nhiệt độ ở ngăn mát khoảng 2-8 độ C nên thời gian hâm sẽ dài hơn. Các mẹ cần phải hâm từ 6-10 phút để đạt nhiệt độ thích hợp cho trẻ bú.
Sữa mẹ hâm 40 độ để được bao lâu?
Theo khuyến cáo, sữa sau khi hâm với nước ấm 40 độ thì nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Sữa sau khi hâm 1 giờ dinh dưỡng trong sữa sẽ bị biến chất. Đồng thời sữa hâm nóng nếu không dùng ngay sẽ rất dễ hỏng. Bởi vì nhiệt độ nóng âm là môi trường rất tốt để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Do đó, nếu trẻ uống không hết trong 1 giờ đầu tiên mẹ nên bỏ và không tiếp tục cho uống nữa. Nếu mẹ cho trẻ uống sữa hỏng thì làm trẻ bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ không lo bị mất chất, giữ nguyên dinh dưỡng
Cách hâm sữa mẹ trữ đông giúp giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng tốt nhất
10+ Nguyên tắc vắt sữa mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua
Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách
Tùy theo cách bảo quản sữa sẽ có cách cách hâm sữa khác nhau. Nếu các mẹ còn chưa biết rõ có thể tham khảo các cách hâm sữa phổ biến sau đây.
Cách hâm sữa để nhiệt độ thường, ngăn mát tủ lạnh
Theo khuyến cáo, các mẹ không nên lắc mạnh bình sữa khi rã đông hay trước khi hâm sữa cho trẻ. Để hòa đều các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ chỉ nên lắc bình sữa nhẹ nhàng.
Nếu các mẹ hâm sữa bằng nước ấm thì có thể cho sữa vào bát nước ấm 40 độ để ủ trong khoảng 5 phút. Sau đó, các mẹ lắc nhẹ bình để sữa trong bình trao đổi nhiệt và ấm đều hơn. Cuối cùng kiểm tra nhiệt độ của sữa một lần nữa và có thể cho trẻ dùng.
Các mẹ có thể dùng máy hâm sữa để làm ấm sữa nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đầu tiên, mẹ đặt bình sữa vào khay, đổ mực nước theo tiêu chuẩn và hâm trong khoảng 3-5 phút. Tiếp đến, mẹ lấy bình sữa ra và kiểm tra lại nhiệt độ của sữa và có thể cho trẻ bú.
Cách hâm nóng sữa để tủ đá, trữ đông
Khác với sữa được ở ngăn mát, sữa để tủ đá ở dạng rắn và có thời gian bảo quản lâu hơn từ 3- tháng 6. Vì vậy, trước khi hâm các mẹ phải tiến hành xả đá bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Rã đông sữa Sữa để tủ đá các mẹ nên cho xuống ngăn mát rã đông từ 8-12 tiếng để chuyển sang dạng lỏng. Nếu mẹ cần rã đông gấp cho trẻ thì có thể để các túi sữa dưới vòi nước chảy để rã đông từ từ.
Bước 2: Lắc đều các túi sữa đã chuyển sang dạng lỏng để hoà tan các lớp sữa.
Bước 3: Đổ sữa ra các bình thủy tinh để hâm cho trẻ.
Bước 4: Các mẹ có thể chuẩn bị nước ấm 40 độ để hâm sữa cho trẻ hoặc đặt trực tiếp sữa vào máy hâm.
Bước 5: Sau từ 5-7 phút ủ hoặc hâm các mẹ có thể cho trẻ bú sữa.
Xem thêm: Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? Các nguyên tắc sử dụng sữa cần nhớ
Lưu ý quan trọng khi hâm sữa mẹ
Hâm sữa là việc quá quen thuộc và đơn giản với các mẹ bỉm. Tuy nhiên không hẳn các mẹ bỉm đều biết cách hâm đúng để giữ được các dưỡng chất trong sữa. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để giúp các mẹ hâm sữa đúng cách cho trẻ mà các mẹ nên tham khảo.
-
Kiểm tra chất lượng sữa trước khi hâm: Sữa mẹ vắt ra để lâu rất dễ bị hỏng nếu bảo quản không đúng cách. Do đó, trước khi hâm các mẹ nên quan sát màu sắc, mùi vị và nếm thử sữa. Nếu thấy sữa có mùi hôi và vị khác thường mẹ nên bỏ ngay không nên hâm cho trẻ bú.
-
Chỉ hâm lại sữa 1 lần duy nhất: Hâm sữa nhằm làm sữa ấm lên để trẻ thấy sữa ngon hơn và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên việc hâm đi hâm lại sữa nhiều lần sẽ làm sữa biến chất và không còn ngon. Nếu trẻ uống sữa bị hâm lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây đau bụng, tiêu chảy.
-
Dùng ngay trong vòng 1 giờ: Sữa hâm sau 1 giờ không dùng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập khiến các vitamin, khoáng chất trong sữa bị biến đổi. Nếu trẻ uống vào sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Chính vì vậy, các mẹ nên cho trẻ dùng hết sữa trong 1 giờ sau khi hâm.
-
Hâm sữa ở mức 40 độ: Hâm sữa ở nhiệt độ quá cao sẽ phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng và làm giảm chất lượng sữa mẹ. Còn đối với nhiệt độ quá thấp thì không thể hâm sữa đến nhiệt độ đạt chuẩn. Vì thế, các mẹ chỉ nên hâm sữa ở 40 độ C để đảm bảo được nguồn dưỡng chất có trong sữa.
Bài viết trên đã giải đáp được các câu hỏi hâm sữa mẹ 40 độ trong bao lâu của các mẹ bỉm sữa. Hâm sữa đúng cách sẽ giúp trẻ có các bữa bú ngon miệng và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ biết được cách hâm sữa đúng cách. Qua đó, có thể giúp các mẹ chuẩn bị được những bình sữa nóng ấm và an toàn cho “bé cưng” của mình.
How to Warm Up Breast Milk? - Truy cập ngày 13/9/2022
https://momlovesbest.com/reheating-breast-milk
How to Warm Breast Milk to Preserve the Nutrients - Truy cập ngày 13/9/2022
https://www.mamanatural.com/how-to-warm-breast-milk/