Một trong những phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn để giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm, nhai và nuốt đó chính là ăn dặm BLW. Tuy nhiên, giai đoạn 1 tuổi là lúc bé đã hoàn thiện được một số kỹ năng cơ bản, nhai tốt và có thể ăn dặm hoàn chỉnh. Vậy thực đơn ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi như thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng và nhu cầu của con? Cùng Monkey tham khảo ngay gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi từ chuyên gia hàng đầu nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên tắc và lưu ý lên thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào để phát triển toàn diện còn tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm mà mẹ lựa chọn. Đối với chế độ ăn dặm BLW (tự chỉ huy), đây là phương pháp được sự ủng hộ của nhiều mẹ bỉm sữa. Phương pháp ăn dặm này mang đến rất nhiều lợi ích như giúp bé tự tin, phát triển kỹ năng nhai và nuốt, cầm nắm.
Đồng thời hình thành thói quen ăn uống khoa học cho bé sau khi lớn lên. Trước khi xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi, ba mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc và lưu ý để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con mà vẫn thực hiện đúng phương pháp.
Nguyên tắc khi ăn dặm BLW
Để bé tự chủ trong ăn uống
Nguyên tắc quan trọng nhất khi con ăn dặm BLW chính là tôn trọng con, để con tự chủ trong quá trình ăn uống. Ba mẹ không nên kiểm soát hay can thiệp quá sâu vào bữa ăn của bé từ chọn món cho đến lượng ăn và món ăn hàng ngày.
Cho bé ngồi tư thế đúng
Khi cho con ăn dặm BLW, mẹ hãy để bé ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, mặt đối diện với bàn, cánh tay và bàn tay của con ở tư thế thoải mái nhất. Trong trường hợp bé chưa ngồi vững thì mẹ hãy chèn thêm gối hoặc miếng đệm để con có thể ngồi được.
Đặt đồ ăn trên khay trước mặt bé hoặc cho con lấy thức ăn từ tay của mẹ, có thể hỗ trợ con cầm thức cho tới gần miệng. Tuy nhiên, mẹ không nên đút đồ ăn vào miệng bé hay cố thuyết phục bé ăn nhiều hơn so với nhu cầu.
Cho bé ăn đúng giờ khoa học
Để áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đúng cách, mẹ cần điều chỉnh giờ ăn hợp lý với lịch sinh hoạt của bé và cả gia đình. Hãy để bé ăn cùng tất cả các thành viên trong gia đình để bé cảm nhận không khí ăn uống vui vẻ, nhộn nhịp.
Tốt nhất mẹ nên cho con ăn vào 1 giờ cố định trong ngày, khoảng cách các bữa ăn là khoảng 4 tiếng để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn, giúp con hấp thu và cảm thấy đói để thử các món ăn mới. Trước mỗi bữa ăn mẹ không nên cho con ăn đồ ăn vặt làm cho dạ dày con cảm thấy no và không muốn ăn.
Đảm bảo cho bé ăn tự nhiên và không thúc ép bé
Khi đã lựa chọn phương pháp ăn dặm BLW, mẹ cần ghi nhớ là không được ép con ăn. Mọi vấn đề trong bữa ăn đều là quyền quyết định của con, khi con không còn muốn ăn thì ba mẹ dọn ngay, đợi đến bữa sau lại cho con ăn tiếp.
Lưu ý cần nhớ trong ăn dặm BLW
Đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất
Dù là phương pháp ăn dặm nào hay ở độ tuổi nào, ba mẹ đều cần phải cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho con, đó là: Chất đạm (protein), chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Đa dạng thực đơn ăn uống cho bé
Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện và đúng tiêu chuẩn thì ba mẹ cũng cần xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi đa dạng và phù hợp với độ tuổi.
Cắt thức ăn dễ nuốt
Điều mà ba mẹ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm BLW chính là cắt nhỏ thức ăn vừa với tầm tay và miệng để con dễ cầm nắm, tự ăn và chọn các món ăn phù hợp với khẩu vị mà không bị hóc hay nghẹn.
Không thêm gia vị
Mẹ tuyệt đối không được nêm gia vị như muối, hạt nêm hay mì chính, đường... vào đồ ăn dặm của con. Vì những gia vị này không cung cấp thêm giá trị dinh dưỡng nào mà ngược lại khiến mùi vị thật của thức ăn bị sai lệch. Bé thường xuyên ăn đồ mặn hay ngọt cũng sẽ không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Xem thêm: [Góc giải đáp] Có nên dùng gia vị ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi
15+ thực đơn ăn ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi
Bánh mì cá hồi bông cải
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Bánh mì: 1 lát
-
Cá hồi: 1 miếng
-
2 miếng bông cải xanh
-
1/2 quả ớt chuông
-
1 viên phô mai
-
1 thìa dầu oliu
Cách chế biến:
-
Bông cải xanh, ớt chuông rửa sạch, thái miếng vừa tay của bé
-
Cho lần lượt các loại củ vào nồi và hấp chín
-
Với cá hồi, mẹ cần rửa sạch, sau đó thái mỏng
-
Đun nóng dầu oliu rồi cho cá hồi vào áp chảo 2 mặt. Tiếp theo cho viên pho mai và lát bánh mì vào.
-
Trình bày các món ăn ra đĩa cho bé tự thưởng thức
Mướp đắng trứng gà và cơm nắm
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Trứng: 1 quả
-
½ quả mướp đắng
-
Cơm vừa đủ
-
Dàu ô liu
Cách chế biến:
-
Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch và cắt khúc rồi đem hấp cách thủy
-
Đập trứng gà ra bát, thêm nửa viên phô mai rồi khuấy đều. Đun nóng chảo với 1 chút dầu oliu rồi tiến hành rán trứng
-
Với cơm thì mẹ nên lấy đủ khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Tôm bông cải xanh và bắp non
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
3 con tôm
-
2 bắp non
-
1 miếng bông cải xanh vừa đủ ăn
Cách chế biến:
-
Tôm bóc vỏ, đem bỏ chỉ đen, sau đó rửa sạch rồi tiến hành hấp cho đến khi chín
-
Bắp non và bông cải xanh rửa sạch, cắt miếng bé vừa ăn, sau đó đem luộc cho đến khi chín.
-
Trình bày các món ăn ra đĩa để cho bé tự thưởng thức
Cá hồi cơm nắm và súp lơ
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
3 con tôm
-
1 miếng cá hồi
-
2 miếng súp lơ xanh vừa đủ
-
Cơm nát vừa đủ
Cách chế biến:
-
Cá hồi rửa sạch, để ráo nước rồi áp chảo cùng với dầu ô liu và bột quế
-
Cơm nát tạo viên với kích thước vừa bàn tay của bé
-
Bông cải xanh rửa sạch, cắt miếng vừa tay bé rồi đem hấp chín
-
Cuối cùng là mẹ hãy trình bày món ăn sao cho thật hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon
Rau cải luộc trứng chiên và cơm nắm
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 quả trứng gà
-
Cơm nát
-
Rau cải
-
4 miếng xoài
-
Dầu ô liu
Cách chế biến:
-
Mẹ hãy lấy cơm và tạo hình thành những con vật ngộ nghĩnh hoặc thành viên với kích thước vừa bàn tay bé
-
Đập trứng, tách riêng lòng đỏ rồi khuấy đều với nửa viên phô mai. Đun nóng dầu ô liu rồi cho trứng vào rán chín
-
Rau cải rửa sạch rồi hấp hoặc luộc chín
-
Xoài gọt vỏ, cắt miếng vừa tay và khuôn miệng của bé
-
Mẹ hãy trình bày rau, trứng, cơm và xoài ra đĩa cho bé thưởng thức
Rau muống luộc và tôm hấp cơm nắm
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
3 con tôm
-
Rau muống
-
Cơm nát
Cách chế biến:
-
Cơm nát tạo thành hình ngộ nghĩnh hoặc viên tròn vừa với kích thước bàn tay bé
-
Tôm rửa sạch, bóc vỏ và bỏ chỉ đen rồi đem hấp chín
-
Rau muống nhặt lấy phần non, rửa sạch và luộc chín
-
Cho các phần thức ăn đã chế biến ra đĩa là có thể để bé thưởng thức
Thịt lợn cơm nắm
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
3 gam thịt lợn
-
Đậu Hà lan
-
Hạt chia
-
Cơm nát
Cách chế biến:
-
Cơm nát vo viên
-
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng vừa để bé cầm
-
Chần qua thịt lợn với nước sôi để loại bỏ cặn bẩn
-
Đun nóng dầu oliu rồi cho thịt lợn vào xào lăn.
-
Đậu hà lan rửa sạch, luộc hoặc hấp cho đến khi chín nhừ, sau đó rắc hạt chia lên
-
Mẹ hãy cho bé tráng miệng bằng cam hoặc nho, chuối
Rau cải thịt gà và hành tây
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1/4 củ hành tây
-
Lườn gà
-
Rau cải
Cách chế biến:
-
Thịt gà rửa sạch và luộc chín rồi xé nhỏ
-
Đun nóng dầu oliu rồi cho thịt gà xé vào xào lăn với hành tây.
-
Rau cải rửa sạch rồi luộc chín
-
Cho các phần thức ăn đã chế biến ra đĩa để bé dùng bữa
Súp lơ xanh nấu nui
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
2 miếng súp lơ
-
Thịt bò
-
½ quả cà chua
-
Nui
Cách chế biến:
-
Luộc nui chín mềm
-
Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu
-
Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ, sau đó xào với cà chua
-
Khi thịt bò gần chín sẽ cho nui vào, đun đến khi sôi thì mẹ hãy tắt bếp
-
Súp lơ xanh rửa sạch, cắt miếng vừa với bé ăn rồi hấp hoặc luộc chín
-
Trình bày các món đã nấu ra đĩa cho bé thưởng thức
Đậu hà lan và bánh mì bơ chuối
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
5 quả đậu Hà lan
-
1 lát bánh mì
-
Phô mai
-
1/2 quả chuối
-
½ quả bơ
Cách chế biến:
-
Rửa sạch đậu Hà lan rồi hấp hoặc luộc chín mềm
-
Bánh mì cắt bỏ phần rìa bánh, sau đó phết nửa viên phô mai lên
-
Chuốt và bơ bóc vỏ rồi thái lát
-
Trình bày các món ăn lên đĩa để bé dùng bữa.
Khoang lang hầm măng tây cá hồi
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1/4 củ khoai lang
-
5 miếng măng tây
-
2 miếng cá hồi
Cách chế biến:
-
Cá hồi rửa sạch, nướng trong 5 phút ở nhiệt độ 200 độ C
-
Măng tây rửa sạch và cho vào lò nướng
-
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi đem hầm chín
Cà tím bánh mì nghiền
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 lát bánh mì
-
1/2 quả cà tím
-
1 quả cà chua
-
1 quả trứng gà
-
Đu đủ
Cách chế biến:
-
Bánh mì cắt bỏ viền xung quanh rồi thái thành miếng nhỏ dài
-
Tách lấy phần lòng đỏ trứng gà, đánh bông với sữa mẹ hoặc sữa bột
-
Nhúng phần bánh mì vào trứng rồi áp chảo với dầu ô liu
-
Rửa sạch cà tím, để ráo nước rồi thái miếng vừa ăn
-
Cà chua rửa sạch, lột vỏ
-
Đun nóng dầu ô liu, xào cà chua đến khi chín mềm thì cho cà tím vào.
Đậu hà lan hành tây thịt gà
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1/4 củ hành tây
-
Thịt gà
-
Đậu hà lan
Cách chế biến:
-
Mẹ hãy rửa sạch thịt gà rồi luộc chín và xé nhỏ theo khả năng cầm nắm của con
-
Xào lăn thịt gà đã xé với hành tây
-
Đậu Hà Lan rửa sạch rồi hấp hoặc luộc chín
-
Cuối cùng là trình bày các món ăn lên đĩa để bé dùng bữa.
Cơm nắm, mướp đắng và thịt
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1/2 quả mướp đắng
-
Cơm vừa đủ
-
Thịt lợn
Cách chế biến:
-
Cơm tạo thành những viên nhỏ
-
Thịt lợn chần với nước sôi rồi băm nhỏ
-
Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, cắt khúc vừa với khả năng cầm của bé. Tiến hành nhồi thịt vào mướp đắng, sau đó hấp cách thủy
Những nguyên tắc cắt đồ ăn cho bé 1 tuổi
Phương pháp ăn dặm BLW là cách để bé tự cầm thức ăn và ăn. Vì vậy, điều này khiến cho ba mẹ băn khoăn về hình dạng, cách cắt thức ăn để bé không bị hóc hay nghẹn. Dưới đây là nguyên tắc cắt đồ ăn cho bé 1 tuổi an toàn, dễ ăn và phù hợp với giai đoạn phát triển của con.
Kích cỡ đồ ăn
Khi mới bắt đầu cho con ăn dặm BLW, các mẹ cần cắt thức ăn đủ lớn để bé khó có thể đưa toàn bộ vào miệng. Tuy nhiên, sau khi bé đã học và thực hiện thành thạo hầu hết các kỹ năng thì mẹ hãy bắt đầu chuyển dần kết cấu thức ăn cho con thành nhỏ hơn nữa.
Dạng đồ ăn
Ba mẹ nên chọn thực phẩm có màu sắc tươi sáng như vàng, cam, đỏ,… Tuy nhiên, thực phẩm vẫn cần phải đủ mềm để trẻ có thể nhai và nuốt. Mẹ có thể kiểm tra độ mềm của thức ăn bằng cách áp lực nhẹ giữa ngón cái và ngón trỏ.
Đặc biệt, mẹ cũng nên sắp xếp bữa ăn cho con bằng các hình dạng khác nhau để kích thích sự thèm ăn như: mặt cười, chiếc xe, cái cầu,...
Xem thêm:
[Gợi ý] Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 12 tháng tuổi
Ăn dặm BLW muộn: những nguyên tắc vàng mẹ cần nhớ
Trên đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 1 tuổi với công thức từ chuyên gia, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất – tốt cho tiêu hóa mà mẹ nên tham khảo. Bất kỳ một phương pháp ăn dặm nào cũng đều là “cuộc chiến” bền bỉ, vì vậy ba mẹ đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng thường xuyên thay đổi thực đơn để bé có những trải nghiệm vị giác mới lạ nhé!
1. Baby-Led Weaning - truy cập ngày 22/8/2022
https://www.whattoexpect.com/first-year/feeding-baby/baby-led-weaning/
2. 11 Foods for Baby-Led Weaning and What Foods to Avoid - truy cập ngày 22/8/2022
https://www.healthline.com/nutrition/best-and-worst-baby-led-weaning-foods