zalo
Trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc: nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc: nguyên nhân và cách khắc phục

Lê Hương
Lê Hương

04/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh, hoặc giấc ngủ dễ dàng bị tác động có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ không sâu giấc là gì và làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này? Những thông tin dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thể dễ dàng hiểu rõ hơn và biết cách khắc phục nhé! 

Trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc, ngủ trằn trọc có những biểu hiện gì?

Trẻ ham chơi

Biểu hiện của trẻ 3 tuổi khó ngủ. (ảnh: sưu tầm internet)

Ham chơi là biểu hiện đầu tiên của trẻ ngủ sâu giấc. Đặc biệt, trẻ ngủ rất muộn và không muốn ngủ. Bé dễ bị kích thích bởi các trò chơi trước giờ đi ngủ. 

Khó vào giấc ngủ

Trẻ thường trằn trọc, lăn lóc, rất khó đi vào giấc ngủ đêm. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất ở các bé 3 tuổi ngủ đêm không ngon giấc và sâu giấc. Khó ngủ kéo dài lâu cũng có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. 

Giấc ngủ gián đoạn, hay bị thức giấc giữa đêm nhiều lần

Bé thường thức giấc nhiều lần trong đêm. Ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình và hay bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như âm thanh, áng sáng,...

Trẻ trằn trọc lăn lóc khi ngủ

Trẻ 3 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, cựa nhiều khi ngủ. Đây là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ có giấc ngủ không sâu, giấc ngủ không đảm bảo chất lượng. 

Trẻ ngủ không sâu giấc dẫn đến ảnh hưởng gì?

Ảnh hưởng sự phát triển thể chất

Giấc ngủ không sâu ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bé. (ảnh: sưu tầm internet)

Trong quá trình ngủ, cơ thể của trẻ có tiết ra hoocmon thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, chiều cao, hệ cơ xương. Giấc ngủ ngon sẽ giúp hoạt động của cơ thể được đảm bảo, quá trình thúc đẩy tăng trưởng diễn ra bình thường. Khi giấc ngủ không sâu, bị ảnh hưởng, hoạt động tiết ra hoocmon tăng trưởng sẽ bị rối loạn. Và đương nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cơ thể của trẻ. 

Bé hay khó chịu và cáu gắt

Khi giấc ngủ không được đảm bảo, tâm lý của bé sẽ có vấn đề. Dẫn đến, 1 biểu hiện thường gặp ở trẻ là tâm lý không ổn định. Bé thường bị khó chịu, hay cáu gắt. Bé sẽ dễ có những phản ứng cảm xúc mạnh, tiêu cực đối với sự hướng dẫn, dạy dỗ thường ngày của ba mẹ. 

Cơ thể trẻ mệt mỏi

Khi giấc ngủ không đảm bảo, tinh thần không tỉnh táo, cơ thể giảm chức năng tăng trưởng, kéo theo bé bị mệt mỏi. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. 

Giảm sức đề kháng

Sức đề kháng bị ảnh hưởng lớn. (ảnh: sưu tầm internet)

Trong khi ngủ, cơ thể tăng cường trao đổi chất, sản sinh lượng bạch cầu lớn. Khi giấc ngủ không sâu hoặc gặp các vấn đề tác động, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng sức đề kháng giảm, trẻ dễ nhiễm các bệnh lây truyền.

Ảnh hưởng đến vấn đề trí nhớ và nhận thức của trẻ

Trí não của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều nếu giấc ngủ không đảm bảo. Trí nhớ trẻ giảm sút, nhận thức kém hơn so với bình thường. 

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc, khó ngủ

Do môi trường bên ngoài

Những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng, không gian ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Ánh sáng quá cao, nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá,... sẽ khiến bé không ngủ ngon giấc, dễ bị tỉnh giữa đêm. 

Do tình trạng sức khoẻ gặp vấn đề 

Tình trạng sức khoẻ bé gặp vấn đề là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. (ảnh: sưu tầm internet)

Ngoài ra khi bé bị ốm, sốt hay gặp các vấn đề bệnh lý liên quan đến hô hấp như nghẹt mũi, khó thở cũng sẽ khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống. Bé sẽ khó có thể ngủ ngon giấc, sâu giấc. 

Thói quen sinh hoạt giấc ngủ của bé

Ba mẹ không tập cho con 1 giờ giấc ngủ ổn định. Giờ ngủ không cố định, giấc ngủ ngày và ngủ đêm không cân đối. Đây là lý do dẫn đến nhiều hệ luỵ rối loạn giấc ngủ ở trẻ. 

Do những đổi mới trong sinh hoạt độ tuổi

Ngoài ra, những thay đổi trong đời sống sinh hoạt của trẻ như đi nhà trẻ, hay sau khi trở về từ chuyến du lịch,... môi trường thay đổi cũng là lý do khiến bé 3 tuổi ngủ không sâu giấc.. Giấc ngủ sẽ ít nhiều bị tác động và thay đổi, tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn. 

Tâm lý bất an của trẻ

Trẻ con thường có tâm lý bất an, sợ hãi khi ngủ 1 mình. Đây là lý do tại sao cần phải bên cạnh con, ru con ngủ hay vỗ về con.

Tinh thần bị kích động

Trẻ ngủ 1 mình sẽ hay sợ ma quỷ, thậm chí có thể sợ gặp ác mộng. Ban ngày những tác động từ bộ phim, âm thanh bé nghe thấy có thể khiến bé ám ảnh vào ban đêm. Khi bị quá kích về tinh thần, giấc ngủ sẽ không được đảm bảo. 

Cơ thể thiếu chất

Trẻ thiếu vitamin A, vitamin D, protein hay các thành phần dưỡng chất quan trọng khác sẽ dẫn đến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Thiếu chất là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc. 

Ngày ngủ quá nhiều, thời gian ngủ không cân đối

Nhiều ba mẹ không thiết lập lịch trình ngủ cố định, rõ ràng giờ giấc cho con. Vì thế, giấc ngủ ngày quá dài, giấc ngủ đêm sẽ bị ảnh hưởng. Điều này cần phải cân nhắc lại, thiết lập thời gian ngủ cho con cố định hơn, khoa học hơn. 

Ngủ không đúng giờ

Ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều khiến bé 3 tuổi ngủ đêm không ngon giấc. Vì thế ba mẹ cần xác định được khoảng thời gian thích hợp nhất để giúp con có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. 

Cách giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn

Tập cho bé ngủ ngày ngắn

Cách giúp bé có giấc ngủ ngon hơn. (ảnh: sưu tầm internet)

Giấc ngủ ngày không cần quá dài, chỉ cần vừa đủ để giúp con tỉnh táo hơn. Giấc ngủ ngày thường chỉ nên kéo dài 1h, trong khung giờ từ 11h-12h. Đây là khoảng thời gian vừa đủ giúp con đảm bảo giấc ngủ khoa học mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Giữ không gian yên tĩnh cho giấc ngủ của bé

Một không gian yên tĩnh sẽ giúp bé dễ ngủ hơn, duy trì giấc ngủ ngon hơn, không bị tỉnh giấc giữa chừng. Ba mẹ nên để con ngủ ở phòng riêng, có thể mở âm thanh nhẹ nhàng, tạo không gian thoáng, an toàn cho con. 

Ru bé ngủ bằng nhạc, truyện nhẹ nhàng

những bản nhạc nhẹ nhàng, hay lời kể ngọt ngào của mẹ, của ba cũng là yếu tố khiến giấc ngủ của con tốt hơn. Ba mẹ cũng có thể lựa chọn việc sử dụng các app kể chuyện, app đọc truyện cho con nghe. Tiêu biểu, có thể tham khảo list truyện tranh sống động của Monkey Stories - vừa giúp con ngủ ngon hơn vừa giúp con tiếp xúc ngôn ngữ Tiếng Anh sớm. 

Hãy giữ không gian thoáng mát dễ chịu cho bé

Không gian ngủ của con cần phải thoáng mát, dễ chịu, không khí lưu thông tốt. Ánh sáng đảm bảo vừa phải. Ba mẹ có thể sử dụng thêm chút tinh dầu xông để không gian thêm thoải mái. 

Cho  bé ngủ đúng lịch trình

Điều quan trọng hơn cả chính là lịch trình ngủ của con sao cho đúng giờ, đúng thời điểm. Ba mẹ có thể tập cho con quen dần giờ lên giường đi ngủ, giờ thức dậy. Giấc ngủ đêm của trẻ 3 tuổi nên kéo dài khoảng 10 -11 tiếng. Khung giờ tốt nhất là đi ngủ lúc 7-9h tối và thức dậy từ 6-8h sáng hôm sau. 

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi khó ngủ về đêm ba mẹ nên làm gì?

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc mà nhiều ba mẹ đang gặp phải. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho ba mẹ nhé!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey