Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, học tập, vận động khoa học thì việc chăm sóc để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ toàn diện còn yêu cầu bé phải có một giấc ngủ trọn vẹn, sâu giấc và đủ thời lượng theo nhu cầu. Tuy nhiên, nếu ba mẹ nhận thấy bé 5 tuổi thở khò khè thì nên chú ý để can thiệp sớm cho bé, tránh những tác động xấu đến sức khỏe và trí tuệ của bé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thế nào là tiếng thở khò khè ở trẻ
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến bé 5 tuổi ngủ thở khò khè thì ba mẹ cần tìm hiểu như thế nào thì được xem là thở khò khè ở trẻ em. Theo đó, đây là âm thanh bất thường phát ra khi bé ngủ.
Chỉ cần ba mẹ ghé sát tai vào miệng bé thì sẽ nghe tiếng như tiếng ngáy, tiếng nhạc, lên xuống theo từng nhịp thở của bé. Thậm chí, nếu bé đã bị nặng thì tiếng thở khò khè còn kèm theo sự gắng sức, mệt mỏi. Ba mẹ cần chú ý dấu hiệu nặng để cho con đến thăm khám càng sớm càng tốt.
Mặc dù tiếng khò khè rất dễ phát hiện nếu chú ý lắng nghe và quan sát nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp bé 5 tuổi ngủ thở khò khè mà người lớn không nghe được bằng tai thường. Lúc này, nếu ba mẹ nghi ngờ nên cho con đến bác sĩ để được nghe bằng ống nghe chuyên dụng. Y học gọi đó là tiếng ran ngáy, tiếng rít bất thường khi ngủ.
Theo thống kê thì có khoảng 25% đến 30% trẻ sơ sinh sẽ có ít nhất một lần thở khò khè trong đời. Và có khoảng 40% trẻ dưới 3 tuổi mắc và đến 6 tuổi thì gần 50% trẻ em sẽ ít nhất một đợt khò khè. Trẻ thở khò khè có thể kèm theo triệu chứng có đờm hoặc không có đờm. Không khí đi qua chỗ hẹp của đường thở khiến tạo ra âm thanh khò khè.
Em bé 5 tuổi: Cha mẹ nên dạy thế nào để trẻ phát triển toàn diện?
Trẻ 5 tuổi ngủ hay giật mình: những điều ba mẹ cần lưu tâm
10 Phương pháp dạy toán cho bé 5 tuổi bố mẹ muốn con học giỏi nên tham khảo ngay
Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ngủ thở khò khè
Ba mẹ có thể dựa vào một số nguyên nhân cơ bản dưới đây để xác định xem bé 5 tuổi ngủ thở khò khè từ nguyên nhân nào để khắc phục và điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh lý gây tắc nghẽn hô hấp
Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến bé 5 tuổi thường xuyên ngủ khò khè mà ba mẹ có thể quan sát được. Phế quản và đường thở của bé ở độ tuổi này không thể hoàn chỉnh như người lớn được vì thế chỉ cần có vật cản gây tắc nghẽn hô hấp sẽ khiến cho bé ngủ thở khò khè.
Vật khiến tắc nghẽn có thể là do chất nhầy hoặc dị vật nên ba mẹ cần quan sát để tìm ra nguyên nhân cụ thể để điều trị càng sớm càng tốt. Đây là bệnh lý rất phổ biến ở những em bé ở độ tuổi này vì thường vận động, vui chơi và khám phá. Lý do vì phế quản (hay còn gọi là cuống phổi) của các bé ở độ tuổi này có kích thước nhỏ lại dễ gặp hiện tượng co thắt, phù nề và tiết diện.
Bệnh hen suyễn
Nguyên nhân tiếp theo khiến bé 5 tuổi ngủ thở khò khè là bệnh hen suyễn. Nếu gia đình có người đã bị bệnh này thì có thể di truyền cho con cháu. Nguyên nhân này xuất phát từ bệnh hen suyễn khiến bé không thể thở bình thường khi ngủ mà cần phải gắng sức nhiều hơn, lỗ thông khí của bệnh nhân bị bệnh này thường hẹp hơn nên khó thở hơn.
Ba mẹ cần chú ý cho con thăm khám sớm nếu nghi ngờ con mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh bệnh hen suyễn thì trẻ 5 tuổi ngủ thở khò khè có thể do các bệnh lý bao gồm: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi….làm cho đường thở không được thông thoáng, khi thở gặp vật cản gây ra tiếng thở bất thường.
Trẻ gặp dị vật đường thở
Mặc dù rất hiếm những lý do trẻ gặp dị vật đường thở khiến cho giấc ngủ bị cản trở, ngủ phát ra âm thanh bất thường. Một số dị vật đường thở mà trẻ có thể gặp phải như những đồ chơi có kích thước nhỏ, thuốc, hạt, pin, …
Vì thế, ba mẹ cần quan sát bé 5 tuổi ngủ thở khò khè thật cẩn thận để xác định có phải do dị vật hay không. Trong trường hợp này, ba mẹ cần cho con đến cơ sở y tế để được gắp dị vật ra khỏi đường thở càng sớm càng tốt. Tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Nhiễm trùng hô hấp
Nếu bé đang bị các đường liên quan đến đường hô hấp lại kèm theo ngủ thở khò khè thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này tình trạng bệnh đã nặng, bé đã bị nhiễm trùng nên cần được bác sĩ theo dõi sát và điều trị theo đúng phác đồ để bé nhanh khỏi và hồi phục. Ba mẹ không nên điều trị tại nhà trong trường hợp này. Biểu hiện kèm theo ho, sốt, nghẹt mũi, có đờm…vv.
Nhiễm trùng phổi
Nếu bé đang bị nhiễm trùng phổi thì cũng có thể khiến bé thở khò khè khi ngủ vì chất nhầy trong phổi làm cho bé khó thở, oxy vào cơ thể quá ít. Triệu chứng bé thở khò khè, người xanh tím tái, thở gắng sức, ho dai dẳng không dứt kèm theo sốt cao liên tục. Nếu nhận thấy bé có những triệu chứng trên thị ba mẹ nên cho con đi thăm khám càng sớm càng tốt, tránh biến chứng về sau.
Dị ứng
Nếu bé đã có tiền sử dị ứng với các nguyên nhân như: Thời tiết, lông chó mèo, mùi hoa, mùi thơm nào đó, không khí, thức ăn….Tất cả đều có thể tác nhân chính làm cho bé thở khò khè khi ngủ ở độ tuổi này.
Nếu bé đã từng bị dị ứng thì ba mẹ cần quan sát kỹ xem bé thở khò khè có kèm theo hắt hơi liên tục hay không nhé!
Trên đây là một số nguyên nhân chính phổ biến nhất khiến bé 5 tuổi ngủ thở khò khè. Dựa vào nguyên nhân này để điều trị sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Các mức độ thở khò khè ở trẻ 5 tuổi bất thường
Để đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng thở khò khè ở trẻ 5 tuổi thì ba mẹ có thể quan sát theo các dấu hiệu dưới đây:
Trẻ thở khò khè âm thanh như tiếng huýt sáo
Khi trẻ thở khò khè mà gặp tình trạng có tiếng huýt sáo thì ba mẹ nên cẩn thận. Đây là tình trạng trẻ bị tắc nghẽn ở mũi làm cho bé cảm thấy khó thở.
Khi bạn nghe tiếng thở khò khè như tiếng huýt sáo khi ngủ thì nên chú ý hơn vì khi đó mũi của bé có lỗ thông khí nhỏ nên nếu có vật cản như chất nhầy hay thức ăn sẽ làm thu hẹp lỗ thông khí đó lại, cản trở quá trình đưa oxy ra vào đường thở.
Điều này khiến trẻ phát ra âm thanh giống huýt sáo khi hít vào, thở ra. Vì thế, ba mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ mũi miệng bé để hạn chế tối đa việc cản trở lỗ thông khí của bé.
Âm thanh có tiếng khàn khàn
Khi ba mẹ nhận thấy bé 5 tuổi thở khò khè mà nghe như tiếng khàn khàn thì nguyên nhân chủ yếu là do nước nhầy ở đường thở. Cụ thể, bé có thể đang bị viêm thanh khí phế quản, một loại bệnh lý gây phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí trong đường thở của bé dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở trở nên nặng hơn, khó chịu và mệt mỏi hơn.
Tiếng thở khò khè
Hiện tượng bé 5 tuổi ngủ thở khò khè do bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới hoặc đang mắc các bệnh hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn gây ra. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép khiến bé không thể thở bình thường. Khi nghe thấy tiếng thở bất thường thì ba mẹ cần vệ sinh mũi miệng cho bé, đồng thời điều trị các bệnh lý hô hấp càng sớm càng tốt.
Tiếng thở dốc
Tình trạng tiếp theo mà ba mẹ nên chú ý để can thiệp kịp thời là khi bé thở khò khò khè và kèm thở dốc. Đây là giai đoạn nặng của bệnh. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh là biểu hiện chính của việc tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn.
Còn nếu bé lớn hơn thì có thể bé bị viêm phổi do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang gây khó chịu. Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm phổi chính là bé thở khò khè kèm thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.
Trẻ thở khò khè kèm sốt
Tình trạng tiếp theo mà ba mẹ cần chú ý cho con đi thăm khám càng sớm càng tốt chinh là hiện tượng bé vừa ngủ thở khò khè kèm sốt. Đây là hiện tượng phổ biến ở những bé đang bị nhiễm trùng. Đó có thể là nhiễm trùng hô hấp hoặc nhiễm trùng phổi có thể gây biến chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của bé. Nếu nhận thấy hiện tượng này, ba mẹ cần cho con đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số tình trạng trẻ thở khò khè khi ngủ mà ba mẹ cần hết sức lưu ý để cho con đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Trẻ thở khò khè ba mẹ phải làm sao?
Dùng nước muối sinh lý để rửa và hút mũi cho bé
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch và thông thoáng đường thở cho bé. Vì thế, khi nhận thấy con thở khò khè khi ngủ, ba mẹ cần chú ý rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý theo quy định. Điều này không chỉ làm sạch mà còn ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn sinh sôi giúp bé dễ chịu hơn. Ba mẹ chú ý làm vệ sinh tay và các dụng cụ hút mũi thật sạch trước khi thực hiện cho bé nhé!
Thay đổi tư thế ngủ cho con thoải mái dễ chịu hơn
Thông thường khi ngủ bé phát ra âm thanh khò khè chứng tỏ bé đang khó thở. Vì thế, để hỗ trợ con, ba mẹ cần thay đổi tư thế ngủ cho con. Tốt nhất ba mẹ nên cho bé kê gối cao khi ngủ hoặc nằm nghiêng để bé cảm thấy dễ thở hơn, chất nhầy hạn chế chảy xuống họng khiến bé khó chịu hơn.
Lựa chọn quần áo thoải mái cho bé
Khi trẻ ngủ thở khò khè thì ba mẹ cần chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái giúp bé dễ chịu hơn. Khi đó, bé sẽ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và đỡ cảm thấy nóng bức, khó chịu trong người.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của các bé thở khò khè. Quần áo bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, kích thước rộng rãi càng tốt. Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và đồ chơi của bé để tránh tác nhân khiến bé bị tắc nghẽn đường thở.
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tại nhà
Nếu ba mẹ nhận thấy bé 5 tuổi ngủ thở khò khè thì không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc long đờm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm…vì bệnh có thể do nhiều nguyên nhân. Việc dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ không những không cải thiện được bệnh lý cho bé mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nguy hiểm.
Cho bé đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Mặc dù tình trạng thở khò khè ở trẻ phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nên có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu ba mẹ quan sát bé gặp tình trạng này quá lâu thì nên cho con đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của bé. Đặc biệt, nếu bé ngủ thở khò khè kèm theo sốt cao, thở mạnh, thở dốc, gắng sức,...thì nên cho con đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh: dấu hiệu không nên chủ quan
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin về nguyên nhân, các dấu hiệu bất thường, cách khắc phục khi bé 5 tuổi ngủ thở khò khè. Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang bổ ích giúp ba mẹ hiểu thêm về hiện tượng này cũng như tham khảo một số kiến thức để áp dụng chăm sóc bé tại nhà hiệu quả hơn.