zalo
Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu? Những lưu ý cần biết!
Dinh dưỡng gia đình

Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu? Những lưu ý cần biết!

Thúy Anh
Thúy Anh

25/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện tượng có quá nhiều protein trong nước tiểu được gọi là protein niệu chính là dấu hiệu cho thấy thận đang bị tổn thương. Để giúp cải thiện sức khỏe cho thận, người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Cùng tìm hiểu câu trả lời ăn gì để giảm protein trong nước tiểu qua tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng dưới đây.

Những điều cần biết về hiện tượng Protein trong nước tiểu

Tìm hiểu tổng quan về hiện tượng protein niệu giúp bạn xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn. 

Hiện tượng Protein trong nước tiểu là gì?

Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh bình thường, hàm lượng protein trong nước tiểu tương đối thấp. Lý do là vì các phân tử protein có kích thước lớn sau khi được thận lọc sẽ được giữ lại trong cơ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt như sau khi cơ thể vận động thể dục thể thao cường độ cao hoặc lao động nặng, người đang bị một số loại bệnh thì hàm lượng protein trong nước tiểu tạm thời tăng lên. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo rất có thể thận đang gặp vấn đề.

Có 3 mức protein niệu như sau:

  • Protein niệu sinh lý: 30mg protein trong nước tiểu/ 24 giờ.

  • Protein niệu vi thể: dao động từ 30 - 300mg protein trong nước tiểu/ 24 giờ.

  • Protein niệu thực sự: 300mg protein trong nước tiểu/ 24 giờ.

Hiện tượng Protein trong nước tiểu là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân của hiện tượng Protein niệu

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng protein niệu hiện nay có thể kể tới như:

  • Người bị thận hư, viêm cầu thận, các bệnh lý về thận nói chung.

  • Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim và viêm ngoài màng tim.

  • Người bị bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp.

  • Người bị đa u tủy xương.

  • Người bị ung thư.

  • Phụ nữ đang mang thai.

Dấu hiệu người bị tăng protein trong nước tiểu

Protein niệu thường chỉ được phát hiện khi người bệnh thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Tuy vậy, có một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng protein niệu mà bạn có thể chú ý quan sát để kịp thời phát hiện bệnh về thận như sau:

  • Đột nhiên đi tiểu nhiều hơn trước đây và hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài.

  • Nước tiểu có nhiều bọt hoặc bong bóng.

  • Xuất hiện tình trạng mệt mỏi và nhịp thở không sâu dù không làm việc nặng, khi đang nghỉ ngơi.

  • Nhiều lần nôn mửa.

  • Sưng mặt, sưng bụng, sưng bàn chân.

  • Xuất hiện hiện tượng chán ăn dù ăn những thực phẩm yêu thích trước đây.

  • Thường xuyên bị chuột rút trong giấc ngủ buổi đêm.

  • Sưng húp quanh viền mắt vào thời điểm sáng sớm, khi mới ngủ dậy.

Tại sao cần giảm protein niệu?

Tăng lượng protein trong nước tiểu là nguyên nhân khiến thận tổn thương. Trong khi đó, thận có nhiệm vụ lọc máu để duy trì lượng máu sạch chất lượng. Chức năng này bị ảnh hưởng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho các bộ phận khác trong cơ thể. 

Tại sao cần giảm protein niệu? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nên ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?

Trong điều trị protein niệu, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm tốt cho việc giảm protein niệu theo tư vấn của bác sĩ sau đây.

Nhóm tinh bột

Thay thế thịt bằng các thực phẩm chứa tinh bột và rau củ quả là lựa chọn tối ưu để giảm protein niệu. Một số thực phẩm giàu tinh bột mà bạn nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày đó là các loại ngũ cốc như gạo, khoai mì, khoai sắn, bánh mì, bánh phở...

Nhóm chất đạm

Trứng, bơ sữa

Ưu tiên sử dụng nhóm chất đạm từ trứng, bơ, sữa và các sản phẩm của sữa như phô mai, sữa chua. Vì nhóm thực phẩm giúp bổ sung canxi và đạm lành mạnh cho người bệnh. 

Đậu nành

Bên cạnh đó, đậu nành cũng là thực phẩm giàu đạm rất tốt cho những tổn thương tại thận, theo minh chứng của nhiều nghiên cứu. Cụ thể, một nghiên cứu được công bố năm 2003 trên tạp chí "Kidney International'' của Mỹ với sự tham gia của các bệnh nhân tuân theo chế độ ăn kiêng dành cho thận. Chế độ này khuyến nghị người bệnh tiêu thụ 70% protein từ động vật và 30% protein từ thực vật. Tiếp đó là chế độ dinh dưỡng gồm có 35% protein đậu nành và 30% protein từ các loại thực vật khác. Kết quả cho thấy, có sự cải thiện trong việc giảm protein niệu cho người bệnh khi sử dụng protein từ đậu nành.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả rằng, bổ sung đậu nành vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện chức năng tổng thể của thận, đồng thời, giảm protein niệu. Vì thế, nếu bạn đang tìm hiểu ăn gì để giảm protein trong nước tiểu thì nên thêm các thực phẩm được chế biến từ đậu nành vào thực đơn của mình. Một số gợi ý cho bạn bao gồm đậu phụ, đậu nành luộc, sữa đậu nành, đậu nành rang, nước pha từ bột đậu nành…

Bổ sung đậu nành vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện chức năng tổng thể của thận. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạt lanh

Thêm một loại thực phẩm giàu chất đạm tốt nhất cho người bị protein niệu đó là hạt lanh. Cũng theo kết quả một nghiên cứu năm 2003 của tạp chí ''Kidney International' thì bột hạt lanh có thể làm giảm protein niệu hiệu quả. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột mắc bệnh tiểu đường, đồng thời, có khả năng mắc bệnh thận ăn theo các chế độ với lượng đạm đến từ những nguồn khác nhau, bao gồm:

  • 20% casein - một loại protein có trong sữa.

  • 20% protein đậu nành hoặc 20% bột hạt lanh.

Thí nghiệm diễn ra trong sáu tháng liên tục. Ngoài lượng đạm khác nhau thì tất cả các khía cạnh khác của chế độ ăn uống đều giống nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, lượng protein bài tiết trong nước tiểu của những chú chuột ăn hạt lanh hoặc đậu nành thấp hơn so với các chế độ ăn khác. Những con chuột trong nhóm ăn đậu nành có ít tiểu cầu bị tổn thương hơn – đây là những bộ lọc nhỏ trong thận. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đây chưa được thử nghiệm trên người, do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu khoa học để khẳng định lợi ích của hạt lanh cho người bệnh protein niệu.

Nhóm chất béo

Ngoài việc sử dụng trực tiếp các loại hạt kể trên để giảm protein trong nước tiểu thì người bệnh cũng có thể sử dụng dầu từ những loại hạt này. Do đó, dầu mè, dầu đậu nành… là những lựa chọn lành mạnh nhất để người bệnh có đủ lượng chất béo cần thiết. 

Nhóm chất xơ

Bệnh nhân protein niệu được khuyến cáo nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn mỗi ngày thông qua việc bổ sung đa dạng các loại trái cây tươi và rau xanh. Những loại thực phẩm lý tưởng nhất để giảm protein trong nước tiểu bao gồm: Đu đủ chín, xoài chính, giá đỗ, cam, cà rốt,... 

Đây đồng thời còn là những thực phẩm rất giàu vitamin như A, vitamin C,... Các chất này tham gia vào quá trình ngăn ngừa tình trạng tăng gốc tự do, chống oxy hóa,... cho cơ thể. Nhờ vậy, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ hóa cầu thận, kiểm soát nguy cơ phát triển bệnh suy thận. 

Cà rốt cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người bị protein niệu không nên ăn gì?

Ngoài thực phẩm nên bổ sung thì việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn không có những thực phẩm sau đây cũng giúp người bệnh giảm protein trong nước tiểu hiệu quả.

Nhóm tinh bột

Người bệnh cần hạn chế carbohydrate đơn có nhiều trong những loại thực phẩm như mía. Hạn chế tiêu thụ tinh bột tinh chế và đường vì chúng đều dễ làm tăng đường huyết từ đó khiến cho thận bị tổn thương. Tốt nhất nên ưu tiên dùng các loại carb giàu chất xơ. 

Nhóm chất đạm

Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều protein, đặc biệt là protein từ động vật như các loại thịt, cá, nội tạng động vật. Đồng thời, giảm lượng đạm xuống chỉ còn từ 15 - 20% so với nhu cầu trước đây.

Không nên ăn các loại nội tạng động vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhóm chất béo

Nên kiêng tuyệt đối các loại đồ ăn chiên, xào bởi chúng rất giàu cholesterol.

Nhóm chất xơ

Mặc dù ăn rau củ quả tốt cho người bệnh nhưng cần lưu ý chọn các loại rau củ quả không có hàm lượng kali và magie cao. Đặc biệt là trong trường hợp người bệnh protein niệu có kèm tăng kali máu. Thực phẩm kali nên tránh bao gồm mơ, mận, chuối,... Thực phẩm giàu magie bao gồm các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh.

Ngoài ra, nếu người bệnh tiểu ít thì cần hạn chế bổ sung rau quả, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. 

Đồng thời, một số loại rau giàu tinh bột như ngô (bắp), khoai tây, khoai lang... có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên tránh ăn quá nhiều. 

Một số lưu ý giúp giảm protein trong nước tiểu tốt hơn

Bên cạnh lời giải đáp không nên ăn và nên ăn gì để giảm protein trong nước tiểu thì bác sĩ cũng đưa ra một số khuyến cáo sau đây để người bệnh điều trị hiệu quả hơn.

  • Giảm hàng lượng muối ăn: Người bệnh mỗi ngày không nên ăn quá 1500mg muối để giảm protein niệu. Đồng thời, giúp phòng ngừa bệnh lý về thận.

  • Tránh dùng các chất kích thích, thuốc lá: Điều này giúp ngăn nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn.

  • Hạn chế dùng thuốc dễ gây hại cho thận: Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh và thuốc bắc (tùy loại). Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, cho bác sĩ biết tình trạng bệnh protein niệu của bản thân trước khi dùng các loại thuốc.

  • Dùng đúng liều lượng thuốc: Khi đã được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thêm hoặc giảm liều lượng thuốc hoặc dừng thuốc đột ngột, tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị.

  • Thực hiện lối sống khoa học: Bằng cách thường xuyên tập thể dục vừa sức. Thói quen này giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ tăng protein niệu.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện kịp thời tình trạng tăng protein niệu. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần khám sức khỏe thường xuyên bao gồm người bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh gút trên 5 năm.

  • Uống nhiều nước: lượng nước người lớn cần bổ sung mỗi ngày bằng lượng nước tiểu trong ngày cộng với 500 - 700ml nước. Đối với trẻ em, lượng nước này bằng lượng nước tiểu trong ngày cộng với 200ml nước.

Người bệnh nên uống đủ lượng nước được khuyến cáo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, trên đây là trọn bộ thông tin về việc ăn gì để giảm protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, do tính an toàn tương đối của việc thêm thực phẩm nào vào chế độ ăn uống của người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để có câu trả lời phù hợp nhất.

4 Diet Tips to Lower Your Protein Levels in Urine - Truy cập ngày 5/2/2023

https://www.livestrong.com/article/539692-diet-to-lower-protein-in-urine/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!