zalo
Xây dựng chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật an toàn và nhanh khỏe mạnh nhất
Dinh dưỡng gia đình

Xây dựng chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật an toàn và nhanh khỏe mạnh nhất

Ngân Hà
Ngân Hà

12/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật được đánh giá mang tính chất quan trọng và đáng được lưu tâm hơn hết, bởi đây chính là bước quyết định tiến độ hồi phục sức khỏe của từng cá thể. Tại các khoa hậu phẫu, việc hướng dẫn, tiếp cận và trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề trên luôn được xem là yếu tố quan tâm hàng đầu. Vậy đâu là một thực đơn ăn uống hợp lý, lành mạnh và phù hợp cho cơ thể sau các cuộc phẫu thuật đầy căng thẳng? Cùng Monkey giải mã ngay sau đây.

Vai trò của các chế độ dinh dưỡng trước - trong - sau phẫu thuật

Vậy vai trò và giá trị dinh dưỡng của nguồn thực phẩm quan trọng như thế nào trong giai đoạn trước - trong và sau phẫu thuật. Để ca phẫu thuật thành công mỹ mãn, bệnh nhân cần được nuôi dưỡng theo các chỉ định và hướng dẫn sau:

  • Vai trò của dinh dưỡng trước phẫu thuật là tối đa hóa dinh dưỡng cho bệnh nhân và giúp bệnh nhân có đủ khả năng dung nạp cho cuộc phẫu thuật. 

  • Vai trò của dinh dưỡng trong phẫu thuật là đảm bảo giảm chất thải trong ruột và giảm vi khuẩn đường ruột, đặc biệt trong phẫu thuật tiêu hóa.

  • Vai trò của chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật là giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Các nguyên tắc chung của dinh dưỡng sau phẫu thuật là:

  • Chế độ ăn giàu protein: Đây là điểm quan trọng nhất, vì phẫu thuật thường khiến cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, vết thương, viêm nhiễm hoặc bỏng nặng.

  • Chế độ ăn nhiều năng lượng: Bệnh nhân phẫu thuật cần tăng nhu cầu năng lượng từ 10-50%, có khi lên đến 100% so với bình thường.

Tóm lại, không những cần lưu tâm về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, mà trong cả 3 giai đoạn, việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hợp lý đều cần thiết. Vì thế, bệnh nhân và người nhà cần nắm rõ vai trò cốt yếu trên để đưa ra thực đơn phù hợp với sức khỏe người bệnh.

Tư vấn và tham khảo chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chi tiết chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau đây là gợi ý về một chế độ ăn chuẩn cho một bệnh nhân cần hấp thụ dinh dưỡng sau phẫu thuật. Tiêu chuẩn của một chế độ dinh dưỡng lý tưởng sẽ bao gồm 3 giai đoạn tiêu biểu nhất: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn đầu: Mới vừa phẫu thuật xong (1-3 ngày)

Ở giai đoạn này, người bệnh không thể ăn uống, chủ yếu họ chỉ có thể tiếp nhận và bổ sung nước, điện giải hoặc các nguồn cung cấp glucose để đảm bảo đủ calo đi nuôi dưỡng cơ thể và giảm phân hủy protein. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân truyền dịch qua đường tĩnh mạch như dextrose 5%, dextrose 30%, NaCl 0,9%, kali clorid 1 hoặc 2 ống.

Nếu bệnh nhân bị đầy hơi chướng bụng thì không nên cho uống nước. Nếu không cần phẫu thuật đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể được truyền một lượng nhỏ nước (50ml cách nhau 1 giờ). Các loại thức uống tốt cho sức khỏe trong giai đoạn này có thể kể đến như nước đường, nước hoa quả hoặc súp rau củ.

Giai đoạn giữa (3-5 ngày)

Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được cho ăn tăng dần và giảm dần số lần dịch truyền. Điều này nhằm giúp cơ thể tập làm quen lại với chế độ sinh hoạt bình thường và hồi phục các chức năng sau cuộc hậu phẫu.

Chế độ ăn tăng dần sẽ áp dụng với cách thức như sau. Bắt đầu với 500 calo và 30 gam protein. Sau đó 1 - 2 ngày tăng trở lại từ 250 - 500 Kcal cho đến khi đạt được mức 2000 Kcal / ngày. Đây được gọi là phương pháp tăng dần năng lượng và protein dung nạp và cơ thể.

Nếu trong trường hợp cho người bệnh uống sữa, thì hãy ưu tiên sử dụng sữa có dạng pha nước cháo, sữa bột đã loại bơ hoặc các loại sữa đậu nành. Trong trường hợp bệnh nhân không được khuyến cáo uống sữa dinh dưỡng sau phẫu thuật thì người nhà có thể thế bằng nước thịt ép.

Một ngày chia thành nhiều bữa, 4 - 6 bữa, do người bệnh còn biếng ăn nên cần khuyến khích người bệnh ăn. Ngoài ra, cần nhớ giúp bệnh nhân sử dụng thức ăn chứa nhiều vitamin B, vitamin C, PP như nước chanh, nước cam, … Và lưu ý không thể quên chính là nên ăn  nhiều thức ăn mềm và hạn chế thức ăn chứa chất xơ trong giai đoạn này.

Giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ 6 trở đi)

Ở giai đoạn này, vết mổ đã lành và sức khỏe của bệnh nhân cũng được cải thiện. Vì vậy, chế độ ăn cần cung cấp đủ calo và protein để tăng cân nhanh chóng và giúp vết thương mau lành.

Lúc này, chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật sẽ chuyển qua chế độ ăn giàu protein và calo. Chỉ số và hàm lượng protein vào trong cơ thể sẽ dao động từ 120-150 gram mỗi ngày, và năng lượng có thể từ 2500-3000 kcal mỗi ngày.

Vẫn tiếp tục chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa / ngày). Đồng thời kết hợp dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu để cung cấp đủ chất đạm. Và tuyệt nhiên không thể quên khẩu phần ăn nhiều loại trái cây để tăng cường vitamin C và vitamin B.

Nạp khẩu phần protein theo chế độ tăng tăng dần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nên tránh các loại thực phẩm nào sau phẫu thuật

Để cơ thể đạt đến trạng thái hồi phục nhanh nhất, chúng ta cần phải hạn chế hấp thụ một vài thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe cũng như kiềm hãm quá trình phục hồi của các tế bào, bao gồm:

  • Tránh thức ăn cứng, khó nhai và khó tiêu hóa: Sau khi mổ, bệnh nhân rất yếu, mệt mỏi, thường xuyên chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy, thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu sẽ khiến trẻ ngại ăn, khó nhai nuốt, thậm chí ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ngứa ngáy khó chịu cho vết thương. Thay vào đó, ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng như cháo, súp vừa dễ ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Tránh thức ăn có thể để lại sẹo: Bên cạnh rau muống và thịt gà, bạn cũng nên bỏ trứng và thịt bò. Cụ thể, nếu bạn ăn trứng, vết thương lành có màu nhạt hơn vùng da xung quanh và đôi khi có thể lốm đốm như ù tai, tạo cảm giác khó coi. Không nên cho bệnh nhân ăn nhiều thịt bò sau khi phẫu thuật. Bởi lẹ thịt bò là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương sậm màu hơn. Không những thế, còn làm cho những vết thương lâu ngày dễ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm khi lành.

  • Thực phẩm có thể gây dị ứng và làm vết thương lâu lành hơn: Sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh những thức ăn gây kích ứng, dị ứng. Cụ thể, người bệnh nên tránh hải sản và đồ nếp, các món ăn làm từ đồ nếp thường có tính nóng và có nguy cơ khiến vết thương sưng tấy, mưng mủ hơn bình thường. Còn các loại hải sản như tôm, cá biển… người bệnh cũng nên tránh ăn vì sẽ làm tăng nguy cơ vết thương bị ngứa ngáy, khó chịu.

  • Không ăn thức ăn lên men: Một số thực phẩm mà người bệnh cần kiêng ăn sau phẫu thuật có thể kể đến như gia vị hoặc đồ ăn cay, cay,… vì nó có thể khiến chất độc tích tụ và khiến vết thương dễ bị mưng mủ.

  • Không ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao: Một số thực phẩm giàu cholesterol như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Tuy đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại là thực phẩm không nên sử dụng sau phẫu thuật. Ví dụ, khoai lang, bánh mì, cần tây hoặc đậu phộng có thể gây khó tiêu và táo bón.

Kết luận lại rằng, người nhà và bệnh nhân nên cân nhắc kỹ càng việc chọn thức ăn cùng với chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật phù hợp với từng thể trạng của mỗi người. Nhờ đó, quá trình hồi phục mới diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả mỹ mãn.

Xem thêm: Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng - Nỗi ám ảnh kinh hoàng!

Những lưu ý cần nhớ về dinh dưỡng sau khi phẫu thuật kết thúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng rằng với những chia sẻ chân thành từ Monkey về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, bạn đọc đã tìm ra chế độ và khẩu phần ăn thích hợp nhất. Từ đó, cơ thể mau chóng hồi phục và đạt đến trạng thái tốt nhất để đạt được một cuộc sống cân bằng hằng mong ước. Muốn biết thêm nhiều mẹo hay về dinh dưỡng, còn chần chờ gì nữa mà không tìm ngay Monkey để cập nhật những thông tin sức khỏe nóng hổi cập nhật liên tục từ chúng tôi. Cùng Monkey, xây dựng cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Top 10 Foods to Eat After Surgery to Promote Healing - Truy cập ngày 06/10/2022

https://thekey.com/learning-center/top-10-foods-to-eat-after-surgery-to-promote-healing

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!