Các mẹ “bỉm sữa” ngày càng có xu hướng muốn cai sữa cho con sớm. Tuy nhiên, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức và nguyên tắc cơ bản để quá trình cai sữa diễn ra hiệu quả, khoa học, tốt nhất cho con. Cùng Monkey tìm hiểu 5 cách cai sữa cho bé đảm bảo con ngoan, mẹ khỏe.
Thời gian lý tưởng để mẹ cai sữa cho bé
Cai sữa là quá trình mẹ bắt đầu ngừng cho con bú. Trước khi tìm hiểu cách cai sữa cho bé, mẹ cần biết đâu là thời điểm tốt nhất để cai sữa cho con. Việc ngừng cho con bú sữa quá sớm hay quá muộn đều gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ, khiến con có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Để có một quyết định chính xác cho câu hỏi “bé bao nhiêu tháng cai sữa là tốt nhất”, mẹ cần dựa vào 2 yếu tố: Điều kiện bản thân và sự sẵn sàng của con. Thời gian cai sữa phổ biến nhất được nhiều mẹ lựa chọn là khi con trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi, có sức khỏe bình thường, không bị ốm hay mắc bệnh. Vì lúc này, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và vận động của con đang phát triển và dần trở nên hoàn thiện hơn. "Cách ly" bé khỏi sữa mẹ vẫn có thể đảm bảo rằng con tự trang bị một sức đề kháng tốt.
Trong trường hợp mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các bệnh liên quan đến bầu ngực thì việc cai sữa ngay là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho con và mẹ.
Thực hiện cai sữa cho bé an toàn, khoa học
Cai sữa là một quá trình không hề dễ dàng với nhiều mẹ, đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm cao độ của mẹ cùng sự hợp tác của con. Bởi vậy, mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái nhất khi bước vào giai đoạn này nhé! Dưới đây là một số cách cai sữa cho bé an toàn và khoa học mà mẹ có thể tham khảo.
Bỏ cữ bú của bé
Để cai sữa cho bé, việc đầu tiên là mẹ cần bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú. Tuy nhiên, mẹ không nên dừng đột ngột mà cần lên kế hoạch cho bé ngưng bú từ từ. Bởi việc dừng bú đột ngột sẽ khiến bé dễ bị ốm, gặp những vấn đề không tốt về tâm lý, hệ hô hấp hoặc nhiễm trùng tai. Nếu như hiện tại, khoảng cách mỗi cữ bú của con khoảng 3 tiếng thì ở tháng thứ 9, mẹ có thể kéo dài khoảng cách mỗi lần bú lên từ 4 - 5 tiếng, kết hợp rút ngắn thời gian cho con bú.
Tăng cường ăn dặm
Khi cai sữa cho bé, mẹ cần tăng cường các bữa ăn dặm cho con để giúp bé giảm cảm giác đói bụng, tập làm quen với thức ăn ngoài và đảm bảo nguồn cung dinh dưỡng cho bé. Để kích thích con ăn ngon miệng hơn với những món ăn “mới mẻ” này, mẹ hãy tham khảo nhiều công thức nấu thức ăn dặm, làm phong phú thực đơn cả về hình thức lẫn thành phần.
Tập thói quen không ti mẹ
Một trong những cách cai sữa cho bé là mẹ cần kiên trì giúp bé thích nghi bằng cách đánh lạc hướng con bằng đồ chơi, đi dạo, chơi đùa… Như vậy, bé sẽ xao lãng việc ti mẹ một cách dễ dàng và hạn chế đòi mẹ cho bú hơn.
Cho trẻ ngậm ti giả
Các loại ti giả cũng rất có ích trong việc cai sữa cho bé, giúp đánh lừa cảm giác của con, từ đó con sẽ quên ti mẹ và không đòi bú một cách thường xuyên nữa. Mẹ cần lưu ý chọn mua các loại ti giả với chất liệu đảm bảo an toàn cho con trong quá trình sử dụng. Để tránh những rủi ro khi sử dụng ti giả, mẹ hãy chú ý đến thời gian cho con dùng, kiểm tra và vệ sinh núm vú thường xuyên.
Sử dụng thêm sữa ngoài
Trong cách cai sữa cho bé trên 1 tuổi, kết hợp ăn sữa ngoài là điều vô cùng quan trọng. Mẹ nên chọn lựa các loại sữa có công thức phù hợp với độ tuổi của con và đảm bảo bé của bạn cũng yêu thích nó. Việc sử dụng đan xen sữa ngoài và sữa mẹ sẽ giúp con bổ sung đủ chất dinh dưỡng và giảm bớt tần suất cho con bú trong ngày.
Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu (0-10 tuổi)
Dạy bé nhận biết màu sắc: 3 phương pháp và 9 cách dạy hiệu quả
Trả lời tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? - Tình trạng bình thường hay biểu hiện bệnh lý?
Một số cách cai sữa cho bé theo mẹo dân gian
Bên cạnh những cách cai sữa cho bé trên, một vài mẹo dân gian cai sữa cho bé dưới đây cũng sẽ giúp mẹ có thêm lựa chọn hay ho trong hành trình giúp con cai sữa ngoan, không quấy khóc.
-
Không để bé tiếp xúc nhiều với mẹ trong giai đoạn cai sữa: Mẹ nên cho con tập thói quen sinh hoạt không có mẹ bằng cách cho con tiếp xúc với người thân khác nhiều hơn. Đã đến lúc mẹ nên để con ngủ riêng.
-
Khiến con phân tâm trong quá trình bú mẹ: Mẹ có thể cho con cầm đồ chơi, làm quen với một vài người bạn mới, đọc truyện, sách nói, bài hát… từ các ứng dụng học tập bổ ích để con “phân tâm”. Truyện, thơ, bài học cuộc sống tiếng Việt từ VMonkey và truyện, bài hát, sách nói tiếng Anh trong Monkey Stories chắc chắn sẽ giúp ích mẹ rất nhiều trong giai đoạn này.
-
Sử dụng những mùi vị khiến bé sợ bú mẹ: Sử dụng những màu sắc hoặc mùi “khó chịu” và an toàn bôi lên đầu ti khiến trẻ sợ bú. Chẳng hạn như: Tỏi, dầu gió, mướp đắng, bôi son, nhọ nhồi…
-
Làm mất sữa tự nhiên: Theo kinh nghiệm cai sữa cho bé của nhiều mẹ bỉm sữa, mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm giảm tiết sữa đáng kể như lá lốt và lá dâu đun. Việc ít sữa sẽ khiến con chán ăn và đói bụng, mẹ sẽ dễ dàng chuyển bé sang uống sữa công thức và ăn dặm tích cực.
Xem thêm:
- Cách cai sữa đêm cho bé – Con không quấy khóc, mẹ nhàn tênh!
- Tìm hiểu bé bao nhiêu tháng cai sữa là tốt nhất? Mách mẹ cách cai sữa an toàn, khoa học
3 lưu ý quan trọng khi thực hiện cai sữa cho bé mẹ cần biết
Để áp dụng cách cai sữa cho bé một cách an toàn, dưới đây là 3 lưu ý quan trọng mà mẹ nên ghi nhớ.
-
Đảm bảo dinh dưỡng cho con: Khi cho con bú mẹ, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi bé đang nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Nhưng khi ngừng cho bú, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn ngoài đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
-
Kiên nhẫn khi con cáu giận: Khi áp dụng các cách cai sữa cho bé, không tránh khỏi con sẽ cáu kỉnh hoặc quấy khóc, vì thế mẹ cần kiên nhẫn dỗ dành và chơi đùa thường xuyên với con hơn nhé!
-
Không từ chối khi bé muốn bú: Mẹ sẽ có xu hướng từ chối tất cả những yêu cầu bú sữa của con. Tuy nhiên, sự từ chối của bạn sẽ chỉ khiến bé càng muốn bú sữa. Hãy vẫn cho con bú nhưng hãy cố làm con phân tâm.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm đầy cảm xúc đối với những người làm mẹ. Tuy nhiên, khi con đã sẵn sàng, mẹ cần giúp con cai sữa một cách an toàn và khỏe mạnh. Hy vọng những cách cai sữa cho bé trong bài viết này sẽ giúp mẹ trang bị những kiến thức quan trọng khi bước vào “cột mốc” đáng nhớ này.
Weaning Your Child - Ngày truy cập: 20/09/2022
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Weaning: Tips for breast-feeding mothers - Ngày truy cập: 20/09/2022