zalo
Bật mí 5 cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau và 3 sai lầm cần tránh
Giáo dục sớm

Bật mí 5 cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau và 3 sai lầm cần tránh

Đào Vân
Đào Vân

28/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cai sữa là bước ngoặt quan trọng trong những năm tháng đầu đời của con và là quá trình đòi hỏi sự kiên trì của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ chọn sai thời điểm hay áp dụng sai cách, việc cai sữa có thể thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như tâm lý của bé. Vậy bạn đã biết cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Vì sao khi cai sữa cho bé mẹ thường bị đau tức bầu ngực?

Sau một thời gian dài “làm bạn” với bầu sữa mẹ, việc đột ngột cắt đứt mối liên kết này có thể khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, quấy khóc liên tục. Với mẹ, việc cai sữa cho bé đột ngột có thể khiến bầu ngực bị căng tức cùng nguy cơ viêm tuyến vú. Một lượng sữa lớn tiết ra nhưng không được tiêu thụ có thể gây hiện tượng tắc tia sữa gây khó chịu cho mẹ. Để thoát khỏi “cơn ác mộng” này, mẹ cần biết những cách cai sữa mà mẹ không đau

Bật mí 5 cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau và 3 sai lầm cần tránh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước đó, mẹ cần biết đâu là thời điểm cai sữa hợp lý. Theo các chuyên gia, không có chuẩn mực thời gian cai sữa nhất định. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo rằng mẹ nên cho con bú trong 2 năm đầu đời. Đây là khoảng thời gian cần thiết giúp cơ thể bé được phát triển tốt và hoàn thiện đủ chức năng.

Như vậy, thời điểm cai sữa cho con là một quyết định cá nhân, phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của trẻ; điều kiện, hoàn cảnh hoặc chất lượng nguồn sữa của mẹ. Thời điểm lý tưởng để cai sữa cho bé là khi cả mẹ và trẻ đều đã sẵn sàng. 

5 cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Cai sữa cho bé là cả một quá trình gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ cả mẹ và bé. Thay vì đột ngột cai sữa, khiến bé rơi vào trạng thái “khủng hoảng” và mẹ gặp những vấn đề về sức khỏe, dưới đây là những những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau

Thời điểm lý tưởng để cai sữa cho bé là khi cả mẹ và trẻ đều đã sẵn sàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không cai sữa đột ngột, thay vào đó hãy giảm dần cữ bú của con

Khi mẹ nhận được những “tín hiệu” con đã sẵn sàng, đây mới là lúc việc cai sữa sẽ đạt được thành công. Tuy nhiên, việc cai sữa đột ngột có thể khiến bé cảm thấy hụt hẫng và rơi vào trạng thái cảm xúc “bị bỏ rơi”. Mẹ và bé đều cần thời gian để điều chỉnh thể chất và cảm xúc phù hợp với sự thay đổi này. Giảm dần cữ bú là cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau được hầu hết các mẹ áp dụng, đạt hiệu quả tiêu sữa nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. 

Không cai sữa đột ngột, thay vào đó hãy giảm dần cữ bú của con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Cắt dần cữ bú trong ngày: Thay vì cắt nguồn sữa bất ngờ, mẹ hãy thử bớt đi một cữ bú của trẻ trong ngày, thay thế bằng một bình sữa. Lặp lại tại cùng một thời điểm trong 1-2 tuần để bé có thời gian thích nghi với sự thay đổi. Cách này cũng sẽ khiến nguồn sữa mẹ tự được điều chỉnh giảm đi.

  • Giảm dần thời gian bú mẹ: Thay vì mỗi lần cho bé bú 10-15 phút, mẹ hãy giảm dần thời gian mỗi cữ bú xuống 5-7 phút và lặp lại điều này để bé kịp thích nghi. 

Cứ như vậy, mẹ giảm dần cữ bú và thời gian bú của con, tuyến sữa cũng vì thế tiết ra sữa ít hơn. Một thời gian, mẹ sẽ thấy sữa hoàn toàn mất đi. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho con bằng sữa công thức, ăn dặm hoặc các loại sữa có bổ sung chất sắt.

Massage ngực đều đặn mỗi ngày

Massage ngực đều đặn mỗi ngày cũng là cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau được đánh giá mang lại hiệu quả tốt. Không chỉ giúp làm giảm căng tức, massage ngực cũng là cách giúp mẹ phát hiện những điểm bất thường trên bầu ngực.

Khi bắt đầu cai sữa cho bé, mẹ nên dành từ 10-15 phút để massage ngực theo đường tròn một cách nhẹ nhàng. Trong khi massage, mẹ đừng quên dùng tay để kiểm tra bầu ngực. Nếu xuất hiện nốt mẩn đỏ, cục u hay cảm giác đau bất thường, rất có thể mẹ đã bị tắc tuyến sữa. Dùng một chút nước ấm nhẹ nhàng xoa lên bầu ngực cũng là mẹo giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong quá trình cai sữa

Ngay cả đã giải tỏa được những áp lực “nuôi con bằng sữa mẹ”, mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sau khi trải qua một quá trình thay đổi lớn. Mẹ cần duy trì khẩu phần mỗi ngày với đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần uống đủ nước và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thể phục hồi nhé! 

Mẹ cần duy trì khẩu phần mỗi ngày với đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hút sữa – Cách cai sữa cho bé tạm thời mà mẹ không đau

Trong thời gian đầu cai sữa cho bé, lượng sữa vẫn tiết ra dồi dào và mẹ phải đối mặt với những cơn đau nhức, hút sữa là một cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau được nhiều người áp dụng. Mẹ có thể hút sữa bằng tay hoặc bằng máy, nhưng hãy hút sữa từng chút một, không nên hút cạn sữa. Tương tự với việc giảm cữ bú, mẹ cần rút ngắn thời gian mỗi lần hút sữa và kéo dài thời gian giữa các lần hút. Bên cạnh đó, để tránh làm dáng ngực bị xẹp, mẹ nên hút sữa khi bầu ngực có sữa, không để căng sữa mới hút. 

Hút sữa – Cách cai sữa cho bé tạm thời mà mẹ không đau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tất nhiên, đây chỉ là cách giúp mẹ giảm đau nhức ngực tạm thời. Để giảm lượng sữa tiết ra, mẹ cần cân nhắc bổ sung thêm các loại thực phẩm gây mất sữa vào chế độ dinh dưỡng.

Cai sữa bằng cách sử dụng thực phẩm làm mất sữa mẹ

Bên cạnh những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau trên, mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm có khả năng làm mất sữa mẹ vào thực đơn hàng ngày để đẩy nhanh quá trình cai sữa cho con. Một số loại thực phẩm được đánh giá có khả năng làm mất sữa mẹ hiệu quả, đó là:

  • Thức ăn cay, nóng (mì gói, tỏi…)

  • Các chất kích thích (ví dụ như trà, cà phê, rượu, bia,...)

  • Các loại thảo mộc (bạc hà, mùi tây, cây xô thơm, hoa nhài, rau bạc hà…)

  • Các loại thực phẩm khác như măng, lá lốt, bắp cải...

Mẹ cần lưu ý, khi sử dụng những thực phẩm trên, bạn tuyệt đối không cho bé bú nữa vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. 

Mất bao lâu để mẹ ngừng tiết sữa?

Bên cạnh cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau, thời gian bao lâu thì mẹ ngừng tiết sữa cũng là thắc mắc của không ít mẹ bỉm sữa. Khoảng thời gian ngừng tiết sữa sẽ khác nhau ở từng người. Sau khi áp dụng các biện pháp cai sữa, một số người có thể ngừng sản xuất sữa chỉ trong vài ngày nhưng một số người khác có thể mất đến vài tuần để sữa cạn hoàn toàn. 

Mất bao lâu để mẹ ngừng tiết sữa? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời gian mẹ ngừng tiết sữa còn phụ thuộc vào độ tuổi của con và lượng sữa tiết ra. Bởi trong sữa mẹ có chứa chất FIL - chất ức chế phản hồi tiết sữa. Khi con ngừng bú, FIL sẽ ra tín hiệu cho cơ thể giảm sản xuất sữa. Nhưng tuyến vú có thể sẽ mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để điều chỉnh. 

Những sai lầm mẹ không nên áp dụng để thực hiện cai sữa

Ngoài những nỗ lực của mẹ, hiệu quả của việc cai sữa còn phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của bé. Dưới đây là một vài sai lầm phổ biến nhất mà mẹ không nên áp dụng để thực hiện cai sữa cho con: 

Những sai lầm mẹ không nên áp dụng để thực hiện cai sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Quấn chặt ngực: Việc quấn chặt ngực sẽ không có tác dụng trong việc làm giảm nguồn cấp sữa mà chỉ khiến mẹ bị đau tức ngực hơn.

  • Hạn chế uống nước: Mẹ lưu ý không nên giảm lượng nước uống hàng ngày. Việc này không những không làm giảm lượng sữa của bạn mà còn khiến cơ thể bị thiếu nước.

Khi nào mẹ nên nhờ đến sự trợ giúp của y tế?

Ngay cả khi áp dụng những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau kể trên, trong một số trường hợp mẹ vẫn có thể gặp một số biểu hiện bất thường. Nếu thấy các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. 

Khi nào mẹ nên nhờ đến sự trợ giúp của y tế? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Viêm vú: Tình trạng này xảy ra khi sữa bị tắc nghẽn, từ đó hình thành khối u trong bầu ngực. Sữa tràn vào mô vú có thể gây tình trạng viêm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Tắc tia sữa: Khi sữa quá nhiều gây căng tức ngực mà không được hút ra kịp thời, mẹ có thể gặp tình trạng tắc tia sữa. 

  • Các vấn đề khác như: Ngực nóng, đau rát và sưng đỏ; nhiễm trùng, gây sốt, mệt mỏi… 

Hầu hết những vấn đề này xảy ra khi mẹ áp dụng các biện pháp cai sữa đột ngột. Mẹ có thể hạn chế những biểu hiện này bằng cách dùng máy hút sữa hoặc dùng tay để vắt sữa nhiều lần trong ngày. 

Với những thông tin trên đây, Monkey hi vọng bạn đã tìm được cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất! Chúc bạn áp dụng thành công. 

7 Methods to Dry Up Breast Milk (and 3 Methods to Avoid) - Ngày truy cập: 27/10/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-dry-up-breast-milk

Weaning Your Child - Ngày truy cập: 27/10/2022

https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey