Trên thực tế không phải cứ chờ bé lớn mà ngay khi bé được 2 tháng tuổi ba mẹ đã có thể bắt đầu dạy bé những kiến thức đầu đời. Vậy nên dạy bé 2 tháng tuổi những gì và dạy như thế nào đảm bảo khoa học? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây!
Đặc điểm phát triển trẻ 2 tháng tuổi
Việc nắm rõ đặc điểm phát triển của trẻ 2 tháng tuổi là bước đầu tiên giúp ba mẹ xác định cách giáo dục con phù hợp. Trong giai đoạn này trẻ đã có sự phát triển về khá nhiều mặt như:
Thể chất
-
Trẻ có thể nằm ngửa khi ngủ, ngủ nhiều nhưng giấc ngủ ngắn.
-
Khi bế bé trong lòng có thể đặt bé nằm sấp khi bé thức trong một thời gian ngắn.
-
Bé có thể nâng đầu nếu như ba mẹ cầm đồ chơi thu hút đặt ngang tầm mắt bé.
-
Bé có thể nhìn thấy trong phạm vi ngắn nên có thể bắt đầu đưa tay vớ lấy đồ chơi.
-
Ba mẹ có thể giữ bé và đặt 2 chân bé tiếp xúc với sàn rồi cùng bé trò chuyện hay hát cho bé nghe.
-
Chuyển động tay chân của bé linh hoạt hơn.
Ngôn ngữ giao tiếp
-
Bé có thể nghe thấy âm thanh và bị thu hút, quay về hướng phát ra âm thanh.
-
Bắt đầu tạo ra những tiếng ồn ào i a.
-
Bé thích nghe người khác nói chuyện, hát,... bằng cách mỉm cười hay chú ý lắng nghe.
-
Bé có thể cho ba mẹ biết mình đang đói, buồn ngủ hay muốn thay tã bằng những tiếng kêu khác nhau.
Cảm xúc
-
Có thể mỉm cười với mọi người.
-
Bắt đầu mút tay.
-
Cố gắng nhìn về phía ba mẹ.
Nhận thức
-
Biết sử dụng ánh mắt để theo dõi người hay vật.
-
Cảm thấy buồn chán, khó chịu có thể thể hiện bằng cách quấy khóc.
-
Có thể nhận ra những gương mặt quen thuộc.
Ba mẹ có thể dạy bé 2 tháng tuổi những gì?
Phần lớn các ông bố bà mẹ, đặc biệt những người chưa có kinh nghiệm đều khá băn khoăn không biết nên dạy bé 2 tháng tuổi những gì. Bé ở độ tuổi này ba mẹ có thể bắt đầu dạy 5 bài học sau:
Bài học về thị giác
Khi được 2 tháng tuổi khả năng nhìn của bé đã tốt hơn và ba mẹ có thể bắt đầu “huấn luyện” thị giác cho bé bằng cách:
-
Treo tranh: Treo các bức tranh về phong cảnh thiên nhiên, động vật, hình khối,... xung quanh khu vực giường của bé. Như vậy mỗi khi mở mắt bé có thể ngắm nhìn những bức tranh đa dạng này. Hoặc ngoài tranh ảnh ba mẹ cũng có thể trang trí những món đồ chơi có màu sắc tươi sáng, sống động để thu hút sự chú ý của bé.
-
Cho bé xem ảnh sọc đen trắng: Ba mẹ cũng có thể cho bé ngắm các bức ảnh hay đồ vật có sọc kẻ đen - trắng. Mỗi ngày ngắm khoảng 3 phút và làm liên tục trong 1 tuần. Điều này có thể giúp bé tăng khả năng và thời gian tập trung.
-
Treo bảng chữ cái: Hãy mua một bảng chữ cái lớn, rõ ràng với màu sắc nổi bật treo gần giường của bé. Dù bé không thể đọc hiểu nhưng việc tiếp xúc sớm với bảng chữ cái sẽ giúp bé cảm thấy quen thuộc và có hứng thú học hành trong tương lai. Ba mẹ có thể bế bé đến gần bảng chữ cái khoảng 2 - 3 giây sau đó lại lùi ra xa để bé cảm thấy thích thú.
Bài học về thính giác
Điều thứ 2 mà ba mẹ có thể dạy trẻ 2 tháng tuổi đó là luyện thính giác. Trong đó luyện thính giác theo cách của người Nhật được đánh giá là mang lại hiệu quả cao:
-
Cho bé nghe nhạc: Mỗi ngày cho bé nghe nhạc khoảng 15 phút mỗi lần, ngày 1 - 2 lần. Nên chọn các bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi và để ở âm lượng vừa phải. Âm nhạc có thể giúp trẻ nâng cao thính giác và kích thích não bộ.
-
Đung đưa bé theo tiếng nhạc: Mẹ cũng có thể bế bé và đung đưa bé theo tiếng nhạc, ngâm nga hát theo giai điệu nhạc để bé cảm nhận nhịp điệu tốt hơn.
-
Trò chuyện với bé: Ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé giúp bé quen với âm thanh của ba mẹ, tích lũy từ vựng và gắn kết tình cảm.
Bài học về xúc giác
Ngay khi bé được 2 tháng tuổi ba mẹ cũng đã có thể giúp bé nâng cao xúc giác của mình. Thông qua xúc giác bé cũng có thể học được nhiều điều và giao lưu với thế giới xung quanh. Khi cho bé bú, mẹ có thể thấy lần đầu bé tìm ti, ngậm ti và bú mẹ khá khó khăn, thậm chí cần nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ. Nhưng những lần sau bé sẽ trở nên thành thạo hơn và có thể tự bú được. Tuy nhiên, trước khi cho bé bú mẹ nên đặt ti lên vị trí khác nhau trên mặt bé, từ trán, mắt, mũi, má, miệng,... để bé cảm nhận.
Ngoài ra, cũng có thể dùng khăn, ngón tay để thực hiện các thao tác tương tự. Nhờ cách này bé có thể cảm nhận và tự điều chỉnh chuyển động của mình.
Bài học về vị giác
Trong 3 tháng đầu sau khi sinh trẻ chỉ có thể bú sữa mẹ. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể dạy trẻ 2 tháng tuổi thông minh từ sớm bằng cách rèn luyện vị giác của trẻ. Cụ thể, hãy lấy khăn sạch nhúng một chút vào nước ấm rồi chấm lên đầu lưỡi hay môi trẻ. Tiếp theo là nhúng vào nước đường, nước muối, nước có vị chua từ cam hay chanh. Hoặc mẹ cũng có thể thay đổi đa dạng để ăn để hương vị sữa được thay đổi. Nhờ vậy có thể kích thích sự phát triển vị giác của trẻ.
Bài học về khứu giác
Khứu giác của bé có thể phát triển nếu được ba mẹ cho tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau. Các mùi hương này có thể tới từ hoa lá, trái cây, thức ăn,...
Phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi
Muốn giáo dục trẻ 2 tháng tuổi tốt thì ba mẹ cần phải chọn phương pháp dạy hợp lý. Vậy đâu là những phương pháp dạy cho trẻ 2 tháng tuổi khoa học, có thể mang lại hiệu quả cao và dễ áp dụng?
Kích thích thị giác của trẻ
Phương pháp đầu tiên đó là kích thích thị giác của trẻ. Ba mẹ có thể làm điều này bằng cách nhìn thẳng vào mắt trẻ mỗi khi trẻ vừa mở mắt. Như vậy điều mà trẻ thấy ngay khi vừa mở mắt đã nhìn thấy gương mặt của ba mẹ sẽ dần dần lưu giữ hình ảnh đó trong đầu và quen thuộc, nhận biết được ba mẹ mình.
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy cho bé thấy những cử động, biểu hiện trên gương mặt mình, ví dụ cười, bĩu môi, lè lưỡi,... bởi trẻ từ 2 ngày tuổi đã có thể dần bắt chước theo cử động đơn giản trên khuôn mặt ba mẹ.
Ba mẹ cũng có thể bế bé để bé nhìn vào gương, thấy hình ảnh của mình và xem phản ứng của bé. Việc thấy hình ảnh một đứa bé dễ thương làm theo các động tác của mình sẽ khiến bé cảm thấy thích thú. Hay có thể thường xuyên cho bé xem những bức ảnh tương đồng để bé dần nhận ra điểm khác nhau nhỏ giữa chúng.
Trò chuyện với bé
Phương pháp dạy trẻ 2 tháng tuổi tiếp theo đó là trò chuyện với bé. Ba mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với con mỗi ngày và khi nói hãy nói rõ ràng, chậm rãi. Giữa các câu nói nên ngừng lại một chút để xem phản ứng của bé, đồng thời sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau để bé cảm thấy thu hút.
Nếu có thể ba mẹ cũng nên thường xuyên hát cho bé nghe những bài hát ngắn, có nhịp điệu vui nhộn. Thông báo trước cho bé mỗi việc mình làm, ví dụ như “chúng ta vào nhà rồi”, “mẹ bật đèn nhé”,...
Bé cũng có thể cảm thấy vui vẻ nếu như ba mẹ cù vào chân bé, nách bé, dưới cằm hay làm khuôn mặt hề rồi chạm mặt vào mũi, má,... bé. Khi bé vui vẻ có thể phát ra những tiếng cười và đây chính là một bước phát triển trong ngôn ngữ, cảm xúc và giao tiếp.
Dành thời gian riêng với con
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu trong vòng 6 tháng đầu đời trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ thông minh và có sức miễn dịch tốt hơn so với trẻ dùng sữa ngoài. Bên cạnh đó, khoảng thời gian cho con bú cũng là lúc 2 mẹ con thể gần gũi, thân thiết hơn. Khi cho con bú mẹ cũng có thể nói chuyện, vuốt ve hay hát cho con nghe.
Khi thay tã cho con mẹ cũng có thể dạy con cách đọc tên những bộ phận trên cơ thể hay tên các loại quần áo. Tuy nhiên, cũng cần cho con có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ngủ thì có thể bé con để con tự ngắm nhìn xung quanh mà không cần phải bật nhạc hay nói gì với con cả.
Rèn luyện thể chất qua các hoạt động đơn giản
Muốn giáo dục sớm cho trẻ 2 tháng tuổi toàn diện thì ba mẹ cũng đừng quên giúp trẻ phát triển cả về thể chất bằng phương pháp nằm và chơi với bé, đưa các đồ chơi thu hút đặt ngang tầm mắt để bé tập vươn cổ hay đặt đồ chơi trong tầm mắt bé để bé dùng tay với.
Cho bé khám phá môi trường mới
Phần lớn ba mẹ Việt thường lo việc cho con ra ngoài môi trường tự nhiên có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, suy nghĩ này không đúng. Ba mẹ nên thường xuyên cho con tiếp xúc với môi trường tự nhiên để mở rộng tầm nhìn, ngửi mùi hương và nghe âm thanh tự nhiên trong không khí. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiều người, nhiều vật sẽ giúp trẻ tự tin, dạn dĩ, sau này không sợ người lạ.
Chơi cùng con
Thường xuyên chơi cùng con cũng là cách giáo dục trẻ sớm hiệu quả. Ba mẹ có thể tạo sự ngạc nhiên cho bé bằng cách đột nhiên thổi nhẹ vào tay, chân, bụng hay mặt bé rồi quan sát phản ứng của bé. Hay chơi trò ú òa để bé nhận biết các đối tượng biến mất rồi tìm thấy như thế nào, kích thích cảm xúc và mong muốn tìm tòi, khám phá ở trẻ.
Tiếp xúc với các chất liệu
Nếu ba mẹ cảm thấy băn khoăn không biết nên dạy bé 2 tháng tuổi những gì thì có thể để bé tiếp xúc với nhiều chất liệu. Qua đó rèn luyện xúc giác và biết cách phân biệt những chất liệu khác nhau. Giả sử, ba mẹ có thể cho bé tập kéo giấy ra khỏi hộp để tiếp xúc với chất liệu giấy mềm mại. Thay giấy bằng các chất liệu khác như vải, ren, lanh,...
Hay bế bé đi xung quanh nhà và cầm tay bé, cho bé chạm vào nhiều món đồ khác nhau như lọ hoa bằng thủy tinh, gốm sứ, ghế sofa da, đồ chơi nhồi bông,...
Dạy ngôn ngữ và đếm
Mặc dù 2 tháng tuổi chưa thể hiểu được những điều ba mẹ nói nhưng nếu dạy bé ngôn ngữ và cách đếm từ bây giờ có thể giúp trẻ sớm phát triển tư duy và nhận thức. Ba mẹ có thể dạy bé ngôn ngữ và đếm bằng cách cùng bé đếm các ngón chân, ngón tay, trò chuyện, đọc sách nhiều cho bé nghe, cho bé nghe nhạc hay hát ru bé,... Hay có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng cách cho bé nghe những truyện cổ tích, ngụ ngôn... trong VMonkey, làm quen với tiếng Anh sớm thông qua Monkey Junior hay truyện và sách nói trong Monkey Stories.
Kích thích trí nhớ cho bé
Trí nhớ của bé có thể được kích thích để ghi nhớ nhiều và lâu hơn nếu ba mẹ làm đúng phương pháp. Một số phương pháp có thể giúp phát triển trí nhớ ở trẻ 2 tháng tuổi là: Tạo cho bé một album ảnh gia đình hay hình động vật rồi chỉ vào từng bức ảnh và nói tên người, vật trong bức ảnh ấy, quay lại video các giai đoạn bé phát triển để bé xem, cho bé chơi trò nhận diện người qua ảnh. Mặc dù có thể lúc này chủ yếu vẫn là ba mẹ tự nói, tự hỏi, tự trả lời nhưng đừng ngại vì trẻ vẫn có thể xây dựng được nhận thức qua quá trình này.
Xem thêm:
Khuyến khích bé 2 tháng tuổi học và chơi như thế nào?
Ngoài việc biết nên dạy bé 2 tháng tuổi những gì ba mẹ còn cần trang bị cho mình kiến thức làm sao để khuyến khích bé 2 tháng tuổi thích học, thích chơi. Không phải lúc nào bé cũng cảm thấy hào hứng, muốn tham gia học và chơi cùng ba mẹ. Do đó, ba mẹ cần biết cách khơi gợi hứng thú của con bằng cách:
-
Đáp lại những âm thanh của con: Việc làm này của ba mẹ sẽ giúp bé không cảm thấy chán nản, bị làm lơ mà sẽ tiếp tục nói chuyện, thể hiện cảm xúc của mình.
-
Đa dạng hóa cách dạy: Điều này giúp bé không cảm thấy nhàm chán và không nên bắt ép bé phải học nếu bé không thích.
-
Đồ chơi nhiều màu sắc: Tìm kiếm các đồ chơi nhiều màu sắc, có kết cấu, hình dạng, kích thước đa dạng để trẻ khám phá và treo chúng quanh giường hoặc đặt trong tầm với của bé.
-
Chơi với con: Vừa nói chuyện với bé vừa nắm 2 tay hoặc 2 chân của bé vỗ vào nhau rồi duỗi ra hoặc có thể nhẹ nhàng di chuyển chân bé mô tả lại hoạt động đạp xe.
-
Chọn đồ chơi con thích: Lựa chọn món đồ chơi mà bé thích rồi di chuyển gần xa để bé nhìn theo giúp bé rèn luyện thị lực và khả năng tập trung hoặc cũng có thể lắc lư để bé tìm...
Những nguyên tắc giáo dục sớm cho trẻ 2 tháng tuổi ba mẹ cần lưu tâm
Trong quá trình dạy trẻ 2 tháng tuổi có một vài nguyên tắc quan trọng sau mà ba mẹ cần ghi nhớ, đó là:
-
Không kì vọng cao: Trẻ 2 tuổi chưa phát triển toàn diện về mọi mặt. Do đó, ba mẹ không nên quá kì vọng con sẽ đạt được những mong muốn của mình để rồi thấy thất vọng, khó chịu và vô tình lan cảm giác tiêu cực cho con.
-
Kiên nhẫn: Giáo dục sớm cho trẻ 2 tháng tuổi là một quá trình dài, đòi hỏi ba mẹ cần có sự kiên nhẫn và yêu thương con, đồng hành lâu dài cùng con.
-
Thực hiện công tác tư tưởng: Cách giáo dục trẻ xưa và nay có nhiều khác biệt. Do đó, trước khi dạy con ba mẹ nên làm công tác tư tưởng với ông bà để tránh xung đột.
Với những chia sẻ trên Monkey hy vọng có thể giúp ba mẹ biết nên dạy bé 2 tháng tuổi những gì và nên dạy bé như thế nào phù hợp với độ tuổi để bé phát triển toàn diện. Giai đoạn đầu đời của trẻ rất quan trọng bởi nếu có nền móng vững chắc con sẽ phát triển tốt trong tương lai.