zalo
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non – Để mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng
Giáo dục sớm

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non – Để mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng

Đào Vân
Đào Vân

23/02/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non là phương pháp nhằm giúp các em kém may mắn trở nên tự tin, hòa đồng và không còn mặc cảm với những khiếm khuyết của bản thân. Vậy làm thế nào để giáo dục các bé, mục đích phải đạt được là gì và phương pháp thực hiện như thế nào?

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non là gì? 

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non bao gồm những phương pháp giúp trẻ kém may mắn có được môi trường học tập, vui chơi, giải trí như những trẻ bình thường. Giáo dục hòa nhập hướng tới mục đích thực hiện các chính sách thực hiện giúp đỡ người khuyết tật để tăng khả năng độc lập cao nhất có thể và có môi trường sống bình đẳng. 

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non tạo điều kiện để trẻ học tập tốt hơn. (Ảnh: Longan.vn)

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật giúp là cách giúp các trẻ bình thường có hội học hỏi những điểm mạnh để học tập. Song song với đó các bé bình thường cũng sẽ cảm nhận được điểm yếu của các bạn và có thêm động lực để phấn đấu tốt hơn. Có thể hiểu là “hòa nhập” chính là cơ hội học tập cho cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.

Giáo dục hòa nhập không đơn thuần là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào môi trường học tập chung với trẻ bình thường. Cùng với đó là việc thiết lập các bước để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập, vui chơi đầy đủ nhất. 

Mục đích chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non

UNICEF tin rằng mọi trẻ em dù có khiếm vẫn có quyền đến trường học, được nuôi dưỡng và hưởng đầy đủ mọi quyền của trẻ em. Theo các nghiên cứu, giáo dục hòa nhập không chỉ giúp các em tự tin, hòa đồng với xã hội mà còn thúc đẩy bình đẳng trong xã hội. Cụ thể những mục đích của chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật gồm:

Giúp đỡ trẻ khuyết tật

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm tạo ra môi trường bình đẳng để các em được tham gia học tập, tiếp đón ân cần và được dạy dỗ như những trẻ bình thường. Bên cạnh đó, giáo dục nhằm giúp trẻ khiếm khuyết phát huy tính tự lực và nắm được những kỹ năng mới. 

Đối với một số trẻ những điều được dạy có thể là lần đầu tiên các em được tham gia và đã mong ước từ lâu. Do đó, khi được giáo dục các em sẽ được tạo điều kiện hết sức có thể và phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. 

Bên cạnh đó, nếu chỉ cho các bé có khiếm khuyết học tập với nhau thì trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra khả năng tiềm tàng bản thân có thể làm được. Nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường thì các em sẽ hiểu được rõ về năng lực bản thân và phát huy mạnh nhất. 

Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật được hưởng các chế độ bình đẳng. (Ảnh: Shutterstock.com)

Ví dụ: Với một trẻ khiếm thính thì việc cảm nhận ngôn ngữ nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường các em sẽ có thể nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay nói cách khác, giáo dục hòa nhập cũng giống như một thứ nhớt giúp quá trình lĩnh hội suôn sẻ hơn. 

Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường

Giáo dục hòa nhập không chỉ đơn thuần dành cho trẻ khuyết tật mà còn giúp đỡ những trẻ bình thường thay đổi nhận thức và bao dung hơn. Các em sẽ học được cách hòa nhã, giúp đỡ những bạn thiệt thòi hơn mình một cách vui vẻ và chấp nhận sự khác biệt của các bạn. 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ khiếm khuyết sẽ trở nên tích cực hơn khi được tham gia học tập, vui chơi cùng với các bạn bình thường thường xuyên. Điều này sẽ giúp các bé hiểu được sự thương thân thương ái biết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nhân cách tốt đẹp. Trẻ bình thường sẽ học được cách rộng lượng và nhân ái với các bạn thiệt thòi hơn mình và có lối sống tích cực hơn. 

Đôi khi các phụ huynh có con bị khuyết tật cũng sẽ rất lo lắng nếu cho con đi học chung môi trường với trẻ bình thường sẽ khiến con tự tin và sợ con bị trêu chọc. Nhưng thực tế, với trẻ em thì tiếp nhận điều mới là điều dễ dàng nên chỉ cần thầy cô hướng cho các bé về cách đối xử với bạn bè là có thể khắc phục được ổn thỏa.

Giáo dục hòa nhập còn giúp đỡ trẻ bình thường thay đổi nhận thức. (Ảnh: Giaoducthoidai.vn)

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non gồm những gì?  

Nội dung giáo dục cơ bản nhằm giúp trẻ khuyết tật được hưởng đầy đủ những quyền giáo dục và không có sự phân biệt, kỳ thị như trẻ bình thường. Do đó, trường học sẽ thực hiện các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa và nhất là trong quá trình dạy học.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật mầm non thông qua cách tiếp cận xã hội gồm các nội dung cơ bản sau:  

  • Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ bằng cách chăm sóc sức khỏe, thần kinh, cải thiện trí nhớ…

  • Phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm thị, khiếm thính.

  • Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ như gặp khó khăn khi phát âm.

  • Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm khuyết tật trong vận động hay có những hành vi xa lạ hoặc động kinh, mất cảm giác, hở van tim.

  • Phục hồi chức năng cho trẻ đa tật.

Nội dung giáo dục trẻ cho trẻ khuyết tật mầm non được xây dựng dựa trên quan điểm sau:

  • Mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng về học tập, vui chơi, giải trí và tự nhận định sát thực về cuộc sống.

  • Giáo dục cho trẻ khuyết tật không chỉ riêng trên lý thuyết mà còn phải kết hợp với thực tiễn thông qua những trải nghiệm thực tế.

  • Nội dung giáo dục phải cung cấp kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ cho trẻ về cả tư duy và thể chất cũng như phù hợp với phát triển của trẻ. 

Về bản chất, nội dung giáo dục hòa nhập là những hoạt động phải thực hiện để cải thiện những chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho trẻ khiếm khuyết. Nếu đạt được như ý thì kết quả này sẽ là nền tảng giúp trẻ học tập tốt hơn, tăng nhận thức và giúp trẻ hòa nhập cộng đồng nhanh chóng hơn.

Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật được hưởng đầy đủ quyền lợi. (Ảnh: Shutterstock.com)

Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non

Các phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non gồm:

Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật

Việc từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật mầm non chính là điều bắt buộc phải thực hiện trong giáo dục hòa nhập để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ. Cụ thể nhu cầu của trẻ khiếm khuyết như sau:

  • Trẻ bị hở hàm ếch hoặc bại não khó nuốt thức ăn sẽ cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống.

  • Trẻ bị khiếm thính cần hỗ trợ máy nghe.

  • Trẻ khuyết tật có nhu cầu được gia đình, bạn bè yêu thương giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, được tôn trọng và tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội.

  • Trẻ khiếm khuyết cũng có mong muốn phát huy hết những khả năng của bản thân và được mọi người công nhận. 

Trước khi xây dựng kế hoạch giáo dục phải tìm hiểu nhu cầu của trẻ. (Ảnh: Dantri.com)

Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong lớp mầm non

Sau khi đã tìm hiểu được nhu cầu và khả năng riêng biệt của từng trẻ, giáo viên sẽ xây dựng chương trình học tập và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị để trẻ có môi trường học tập phù hợp. Phương pháp tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật tại nhà trường thực hiện như sau:

  • Sắp xếp trẻ khuyết tật ngồi bàn đầu để dễ quan sát, lắng nghe cô giảng và cô giáo cũng hỗ trợ nhanh chóng hơn. 

  • Ngoài hoạt động chung của lớp, giáo viên cần sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ khuyết tật trên lớp với sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ để áp dụng phương pháp dạy phù hợp khoảng 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần.

  • Với trẻ khuyết tật, sự động viên của thầy cô sẽ tạo sự tự tin, lạc quan cho trẻ khi đến trường. 

Khi tổ chức giáo dục hòa nhập, nhà trường phải thực hiện các nguyên tắc như:

  • Trẻ tham gia các hoạt động: Đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động vui chơi giải trí, học tập, chế độ sinh hoạt như trẻ bình thường.

  • Luôn giúp đỡ trẻ: Giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn và tuyên truyền để tạo sự bình đẳng trong lớp học, để trẻ khuyết tật không tự ti, xấu hổ và nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ những bạn bình thường. 

  • Quan sát: Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên phải đánh giá khả năng của trẻ để đưa ra bài giảng phù hợp và luôn đặt câu hỏi, mục tiêu riêng cho các em.

  • Đánh giá sau các hoạt động: Sau mỗi chủ đề đều có đánh giá kết quả thực hiện với các mức độ về tính độc lập hay cần sự giúp đỡ của giáo viên hay chưa thực hiện được để hỗ trợ trẻ tốt hơn các chủ đề tiếp theo.

Xem thêm: 10 lợi ích - 5 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Đánh giá trẻ khuyết tật trong quá trình học tập

Trong quá trình học tập, giáo viên phải đưa ra đánh giá về sự phát triển của trẻ theo các tiêu chí về thể chất, vận động, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, khả năng giao tiếp/ ngôn ngữ, tự phục vụ, trí nhớ, ứng xử,... Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề cho các kế hoạch sau này để nhà trường có phương pháp giáo dục phù hợp nhất để trẻ phát huy tiềm năng và cải thiện điểm yếu.

Các cuộc khảo sát này cần được thực hiện đều đặn theo từng giai đoạn là 3 đến 6 tháng/ lần dựa vào các kỹ năng phát triển của trẻ. Kết quả sẽ được lưu lại vào sổ theo dõi và thông báo cho gia đình dù có thành công hay chưa.

Kết quả của những lần đánh giá cũng sẽ giúp giáo viên và cha mẹ rút ra kinh nghiệm để tạo môi trường, bài giảng tốt nhất cho trẻ. Bên cạnh đó, sau các cuộc đánh giá nhà trường nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành. Điều này sẽ giúp đánh giá đúng mức sự tiến bộ của trẻ cũng như tham vấn hướng can thiệp tiếp theo để trả dần tốt lên.

Đánh giá trẻ khuyết tật trong quá trình học tập. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng rằng với những chia sẻ của Monkey như trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có con bị khiếm khuyết hiểu được mục đích của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non. Từ đó nắm được các nội dung cơ bản khi giáo dục và các phương pháp nhà trường sẽ thực hiện để giúp con có môi trường học tập, vui chơi bình đẳng.

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!