zalo
10 lợi ích - 5 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Giáo dục sớm

10 lợi ích - 5 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Đào Vân
Đào Vân

23/02/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và phát triển tư duy toàn vẹn. Đây sẽ là những hành động giúp bé hoàn thiện các hình thái, chức năng của cơ thể và phát triển phẩm chất tốt đẹp.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là gì? 

Giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non là quá trình hoàn thiện hình thái và chức năng cơ thể giúp các bé khỏe mạnh và phát triển năng lực và phẩm chất tốt đẹp. Những hoạt động này sẽ là tiền đề để trẻ hình thành lối sống lành mạnh trong cuộc sống và học tập hiệu quả cao hơn. 

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp các bé khỏe mạnh. (Ảnh: Shutterstock.com)

Giáo dục thể chất cho trẻ có nhiều hình thức tác động nhiều mặt đến cơ thể thông qua các hoạt động tại trường lớp và tại nhà. Nhưng đều có mục đích chung là giúp bảo vệ cơ thể bé, tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho bé sự phát triển hài hòa và cân đối về cả thể chất và trí tuệ.

Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Những nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non bao gồm 2 lĩnh vực:

  • Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho bé.

  • Phát triển vận động cho trẻ.

Trong nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe, ba mẹ và thầy cô sẽ hướng dẫn để bé làm quen với chế độ sinh hoạt và rèn luyện những thói quen tốt khi sinh hoạt hàng ngày. Cùng với đó là việc giáo dục một số công việc đơn giản tự phục vụ khi ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cũng cần được lồng ghép.

Giáo dục dinh dưỡng cũng là giáo dục thể chất. (Ảnh: Shutterstock.com)

Để phát triển vận động cho bé, ba mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn các bài tập thể dục đơn giản cho bé khi ở nhà hoặc trên lớp. Cùng với đó hãy lồng ghép các hoạt động trong quá trình sinh hoạt bằng các việc đơn giản như sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa, trường lớp và tham gia các trò chơi vận động,...

10 lợi ích giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đều hướng đến mục tiêu duy nhất là giúp trẻ phát triển toàn diện về sức khỏe lẫn trí tuệ. Cụ thể các lợi ích nổi bật khi giáo dục thể chất cho bé gồm: 

Vận động giúp bé khỏe mạnh. (Ảnh: Shutterstock.com)

  1. Giúp trái tim khỏe mạnh hơn: Khi tập thể dục, tim sẽ phải hoạt động nhanh hơn, điều này giúp bé ngăn ngừa bệnh tim mạnh khi từ còn bé.

  2. Hệ tĩnh mạch và động mạch của trẻ khỏe mạnh hơn: Khi vận động sẽ giúp giảm lượng cholesterol và chất béo giúp thành mạch máu và huyết áp ổn định.

  3. Vận động thể chất tăng cường sức mạnh cho phổi: Tăng trao đổi khí từ môi trường vào phổi đi vào và ra ngoài từ đó giúp cơ thể hấp thu nhiều oxy và thải carbon dioxide ra ngoài hiệu quả hơn. 

  4. Tăng năng lượng cho bé: Các bài tập thể dục giúp kích hoạt các cơ hấp thụ nhiều glucose hơn từ máu để làm năng lượng và điều này giúp ổn định lường trong máu cho các bé từ tuổi ấu thơ.

  5. Giảm nguy cơ thừa cân: Vận động giúp bé đốt cháy calo và giảm nguy cơ béo phì.

  6. Tăng chiều cao: Thể dục cũng là cách giúp cơ bắp và xương phát triển giúp bé tăng chiều cao tốt hơn.

  7. Giảm nguy cơ bệnh tật: Khi cơ thể được vận động thường xuyên thì khả năng mắc bệnh cũng giảm đi rất nhiều. 

  8. Giảm căng thẳng: Các bài giáo dục thể chất giúp trẻ mầm non điều chỉnh và ổn định huyết áp, giảm căng thẳng.

  9. Tăng khả năng ghi nhớ: Bổ sung năng lượng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ và xua tan mệt mỏi.

  10.  Trẻ vui vẻ hơn: Khi tập luyện cơ thể sẽ giải phóng beta-endorphin và điều này sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn mỗi ngày. 

Xem thêm: Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

6 nguyên tắc cần lưu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ba mẹ nên chú ý

Để đạt được hiệu quả khi giáo dục thể chất cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau:

Giáo dục thể chất đặc biệt quan trọng với trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  1. Tự giác và tích cực: Bằng cách hướng dẫn bé thực hiện thông qua biết bắt chước, mô phỏng các động tác vận động và giúp bé có ý thức tự giác, tích cực và tập trung.

  2. Trực quan: Được thực hiện bằng các động tác, hình ảnh minh họa thông qua các hành động trực tiếp hay phim ảnh để bé hình dung dễ hơn. 

  3. Đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện: Là các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ của trẻ.

  4. Vừa sức và phù hợp với đặc điểm của từng người: Giáo viên/ Ba mẹ phải nắm bắt được thể lực, tính cách và những vấn đề cá nhân của từng người để áp dụng bài tập, phương pháp vận động phù hợp.

  5. Củng cố và nâng cao: Được thực hiện thường xuyên và duy trì hàng ngày để bé hình thành phản xạ có điều kiện.

  6. Đảm bảo an toàn: Giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình luyện tập và giáo viên/ ba mẹ phải kiểm tra dụng cụ, sân bãi trước khi cho trẻ tập và áp dụng đúng nguyên tắc, khởi động đầy đủ.

3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ độ tuổi mầm non

Có 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non chính gồm:

  1. Phương pháp dùng lời nói: Được thực hiện thông qua lời nói như các mệnh lệnh, bài giảng, gọi tên các bài tập, giải thích từ ngữ và trình tự thực hiện các động tác.

  2. Phương pháp trực quan: Là việc giáo viên/ ba mẹ làm mẫu để bé bắt chước với các động tác như nào, nhịp điệu ra sao và lời giải thích để bé tiếp thu bằng cả thị giác, thính giác và cảm giác.

  3. Phương pháp thực hành: Để trẻ thực hiện các bài tập với động tác, nhịp điệu và tốc độ như nào, có thể thực hiện tại chỗ hoặc di chuyển cũng như áp dụng vào thực tế.

Có 3 phương pháp giáo dục thể chất: Lời nói, trực quan, thực hành. (Ảnh: Shutterstock.com)

Khi áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, người hướng dẫn cần chú trọng vào việc phát triển khả năng tự tư duy của trẻ bằng cách để bé trải nghiệm thực tế. Có nghĩa là cần tạo không gian để trẻ tự sáng tạo và tự trải nghiệm để bộc lộ cá tính và tính cách.

Cùng với đó, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé chế độ ăn uống điều độ, khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển thể chất toàn diện và có năng lượng để tập luyện. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ và giúp bé có đủ sức khỏe để thực hiện các hoạt động thể chất tốt nhất.

Một số hoạt động giúp trẻ mầm non phát triển thể chất

Bên cạnh những bài tập trong giáo án giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thì ba mẹ cũng nên lồng ghép các hoạt động vui chơi để có những phút giây vui vẻ nhất. Các hoạt động giúp bé phát triển thể chất để ba mẹ/ thầy cô tham khảo như:

Hãy lồng ghép các hoạt động vui chơi để bé vận động mỗi ngày. (Ảnh: Shutterstock.com)

  • Đá bóng.

  • Trò chơi bò qua đường hầm.

  • Khiêu vũ.

  • Vượt chướng ngại vật.

  • Đi xe ba bánh hoặc xe tay ga

  • Bơi lội.

  • Nhảy dây.

  • Đá cầu.

  • Đuổi bắt… 

Những hoạt động này sẽ tạo không gian thoải mái cho bé và giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non một cách linh hoạt, hiệu quả có tính hệ thống và khoa học nhất. Những hoạt động ngoại khóa và các trò chơi cũng là “đòn bẩy” giúp trẻ phát triển tư duy và duy trì thói quen hành động tập thể mà không hề nhàm chán giúp bé chủ động rèn luyện hơn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của Monkey sẽ giúp ba mẹ có thể hiểu rõ hơn những nội dung, lợi ích của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp, bài tập phù hợp với sự phát triển của bé về cả độ tuổi, thể chất và sở thích. 

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey