Nhiều ba mẹ cho rằng dạy học tiếng Anh cho bé từ sớm là không cần thiết, con dễ bị rối loạn ngôn ngữ khi học hai thứ tiếng cùng lúc. Nhận định này đúng hay sai, Monkey xin mời ba mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Học tiếng Anh cho bé từ nhỏ là không cần thiết
Nhiều phụ huynh lựa chọn không cho con học tiếng Anh từ nhỏ vì muốn trẻ có thời gian vui chơi, tận hưởng tuổi thơ.
Thực tế, trẻ có thể học tiếng Anh ở bất kì độ tuổi nào, song tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên và dễ dàng nhất. Dưới 6 tuổi, trẻ có rất nhiều thời gian rảnh và não bộ chưa phải ghi nhớ quá nhiều thông tin như khi bắt đầu đi học.
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, định hướng tương lai mà bố mẹ nên có phương pháp cho con tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi phù hợp. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard việc học tiếng Anh cho bé hay bất cứ ngôn ngữ nào sẽ làm tăng khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, sáng tạo và linh hoạt cho trẻ. Từ 0 – 3 tuổi, trẻ có thể tiếp nhận tiếng Anh qua việc nghe vô thức. Đến tuổi bập bẹ biết nói, chỉ sau vài lần nghe các từ tiếng Anh ngắn, bài hát tiếng Anh là trẻ có thể dễ dàng bắt chước. Nếu ba mẹ cho con học tiếng Anh quá muộn (sau 15 tuổi) sẽ khiến khả năng phát âm cũng như tiếp thu từ vựng của con giảm đáng kể.
Cho con tiếp xúc với tiếng Anh sớm không phải là áp đặt, lấy mất tuổi thơ của con. Với trẻ, việc học và chơi giống nhau nếu hứng thú. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là ba mẹ nên đặt mục tiêu đúng đắn, không gây áp lực cho con và có hướng đồng hành phù hợp.
Con bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh sớm
Một trong những lý do từ chối cho con học tiếng Anh từ bé của nhiều ba mẹ là lo ngại chuyện con bị rối loạn ngôn ngữ khi tiếp nhận đồng thời cả tiếng Việt và tiếng Anh. Không ít ba mẹ tin rằng khi con thạo tiếng Việt, việc học tiếng Anh sẽ đơn giản hơn và khả năng tiếng Việt của con sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tiếp nhận xen lẫn một ngôn ngữ khác.
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc học tiếng Anh cho bé ngay từ nhỏ gây rối loạn ngôn ngữ. Theo Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (U.S. Department of Health and Human Services)tại website https://www.cdc.gov, hiện nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ vẫn chưa được biết rõ, nhưng những khám phá gần đây cho thấy rối loạn ngôn ngữ có liên quan nhiều đến tính di truyền. 50 - 70% trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ có ít nhất một thành viên trong gia đình cũng bị mắc chứng rối loạn này. Học nhiều hơn một ngôn ngữ cùng một lúc không gây ra rối loạn ngôn ngữ.
Vì vậy, tiếp xúc với tiếng Anh hay một ngữ mới nào ngay từ nhỏ hoàn toàn không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như nhiều ba mẹ vẫn lầm tưởng. Thực tế, có nhiều trẻ học song ngữ hay kết hợp cả tiếng Việt và tiếng Anh trong cùng một câu nói. Ví dụ như cái áo này màu Black (đen). Đây là một phản ứng bình thường và nó phản ứng năng lực nhận thức và giao tiếp của trẻ trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Đến khi trẻ lớn hơn và ngôn ngữ hoàn thiện, tình trạng này sẽ được giải quyết.
Youtube là “bảo mẫu” giúp con học tiếng Anh giỏi
“Tắm ngôn ngữ” bằng cách cho con nghe, xem video tiếng Anh trên Youtube là lựa chọn của không ít ba mẹ. Họ tin rằng, chỉ cần mở Youtube, bật một kênh bất kỳ nói tiếng Anh cho con nghe là đủ.
Thực tế, việc “thả trôi” cho con nghe mọi thứ trên Youtube không có định hướng, mục đích sẽ tạo suy nghĩ, thói quen không linh hoạt cho trẻ.
Đặc biệt, Youtube có khối lượng video đồ sộ. Ngoài các video giáo dục, nền tảng này còn có nhiều video không phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ: giọng đọc không chuẩn, nội dung·không được kiểm duyệt chặt chẽ, khó kiểm soát, gây nguy hiểm cho trẻ.
Thay vào đó, ba mẹ có thể lựa chọn app học tiếng Anh cho bé kết hợp học mà chơi, đảm bảo môi trường học tập chất lượng và an toàn cho trẻ.
Xem thêm: Cho bé học tiếng Anh đúng cách - Mẹ đã biết?
So sánh con với bạn cùng tuổi
Nhiều ba mẹ tỏ ra lo lắng và bất an khi con mình được tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm nhưng không giỏi bằng “con nhà người ta”. Điều này dễ dẫn đến việc thúc ép học và vô tình gây áp lực hơn cho con.
Theo Tiến sĩ Howard Gardner (Đại học Harvard, Mỹ) con người có 8 loại hình trí thông minh. Vì vậy, mỗi trẻ sẽ có thiên hướng thông minh và cách hấp thụ kiến thức hoàn toàn khác nhau. Hai nữ tác giả cuốn sách “Những học viên nhỏ tuổi” (Very Young Learners) – Vanessa Reilly và Sheila M. Ward chia sẻ, trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ trước khi sử dụng nó để nói và viết.
Thay vì nóng vội thúc ép con học, ba mẹ hãy thường xuyên tâm sự để nắm bắt tâm lý, giúp con tìm ra phương pháp học tập phù hợp. Thấu hiểu tâm lý, tính cách và sở thích của con trẻ chính là cách tốt nhất để ba mẹ đồng hành cùng con học tiếng Anh. Khi hiểu sở thích của con, ba mẹ sẽ biết phải làm gì và không nên làm gì để khích lệ tinh thần, khơi dậy tiềm năng ngôn ngữ và giúp con luôn hứng thú với việc học.
Cho con đi học thêm tiếng Anh là sẽ giỏi
Vì quá bận rộn hay không có kiến thức về tiếng Anh khiến nhiều ba mẹ để con “tự bơi”, phó mặc toàn bộ việc học của con cho thầy cô giáo. Nhiều ba mẹ tin rằng chỉ cần có thầy cô dạy kèm, chắc chắn con sẽ giỏi tiếng Anh.
Thực tế, thời gian trẻ học tiếng Anh với thầy cô khoảng 4 – 6 tiếng mỗi tuần, chỉ đủ để làm quen với tiếng Anh. Để con thành thạo và làm chủ ngôn ngữ, ba mẹ cần khuyến khích và tạo một môi trường tiếp xúc thường xuyên. Ba mẹ có thể cùng con học tiếng Anh tại nhà, qua các trò chơi, tranh ảnh… để trẻ tự tin và tăng khả năng phản xạ khi giao tiếp.
Không phải thầy cô giáo, chính ba mẹ mới là người thầy đầu tiên, giúp con định hướng và có những bước đi vững chắc đầu đời. Hy vọng những thông tin chia sẻ ngộ nhận việc học tiếng Anh cho bé trên đây của Monkey đã giúp nhiều ba mẹ gỡ rối, gạt bỏ những quan niệm sai lầm, giúp con tiếp thu tiếng Anh tốt hơn.