“Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” là câu nói thường được nghe nhiều nhất mỗi khi học tiếng Việt. Điều này nói lên hệ thống ngôn ngữ của nước ta vô cùng phong phú, đa dạng với bảng chữ cái tiếng Việt cho bé. Nó là hệ thống chữ cái 29 chữ, dấu thanh, các vần, ghép âm, các số. Cùng Monkey tìm hiểu thật kỹ để giúp bé vững bước với hành trang đọc - viết thành thạo tiếng “mẹ đẻ” nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tìm hiểu về bảng chữ cái là gì?
Bảng chữ cái được dựa trên hệ thống những chữ cái, ký hiệu tượng hình, tượng thanh, âm vị, dấu câu tạo thành. Bảng chữ cái là cơ sở để con người phát ra tiếng, nghe, đọc hiểu những từ ngữ, đoạn văn có ý nghĩa nhất định.
Trên thế giới có bảng chữ cái tiếng Anh được đánh giá là chuẩn nhất với 26 chữ cái Latinh. Còn ở nước ta, không tính chữ W thì chỉ còn 25 chữ rồi cộng thêm các chữ như: Đ, Ê, Ư, Ơ vào thành 29 chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt cho bé.
Xem thêm: Cách dạy bé học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt | chuẩn chương trình Bộ GD&ĐT
Một vài nét cần biết về chữ cái Tiếng Việt
Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn và trang web không chính thống đăng thông tin sai lệch về tên chữ cũng như phát âm tiếng Việt. Điều này khiến cho rất nhiều người hoang mang không biết nên làm thế nào để hiểu đúng bản chất về ngôn ngữ học nước ta.
Theo như Hiến pháp của nước Việt Nam, Chương 1 Điều 5 Mục 3 năm 2013 có ghi lại như sau: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
Trong đó, chữ viết là hệ thống các ký hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản. Nó miêu tả lại những điều ngôn ngữ thể hiện ra thông qua biểu tượng hay ký hiệu đó.
Có không ít người nước ngoài sang nước ta để làm việc và học nói tiếng Việt. Đa số đều phát âm không chuẩn, họ thường phát âm theo ngôn ngữ tiếng Anh gây ra việc nói không rõ ràng, khá lơ ngơ, ngọng nghịu, có đôi chút khó nghe và hiểu.
Nhằm đem lại lợi ích lớn lao cho ngôn ngữ Việt, để việc học trở nên dễ dàng hơn cũng như không bị biến tấu. Chúng ta cần giới thiệu cho cộng đồng trong nước và bạn bè quốc tế về bảng chữ cái một cách chuẩn xác nhất. Từ đó, chữ viết cũng được cấu thành từ ngôn ngữ đặc trưng do bảng chữ cái tạo nên.
Bảng chữ cái tiếng Việt cho bé chuẩn chương trình Bộ GD&ĐT
Theo như quy chuẩn của Bộ GD&ĐT nước ta thì bảng chữ cái tiếng Việt cho bé có:
-
29 chữ cái.
-
10 số.
-
5 dấu thanh câu.
Với những bé mới tiếp xúc tiếng Việt lần đầu tiên thì những con số này không quá nhiều để nhớ kỹ. Bảng chữ cái tiếng Việt cho trẻ em được thể hiện dưới 2 hình thức viết:
-
Viết nhỏ: Chữ in thường - chữ thường - chữ viết thường là tên gọi kiểu viết bé.
-
Viết lớn: Chữ in hoa - chữ hoa - chữ viết hoa đều là tên gọi giống nhau.
Có bao nhiêu chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cho bé?
Như đã nói ở trên, tổng bảng chữ cái tiếng Việt là 29 chữ, trong đó có:
-
12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, I, o, ô, ơ, u, ư, y.
-
17 phụ âm đầu đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n ,p, q, r, s, t, v, x.
-
3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia-yê-iê, ua-uô, ưa-ươ.
-
9 phụ âm đầu ghép 2 chữ: ph, th, tr, vh, gi, nh, ng, kh, gh.
-
1 phụ âm đầu ghép 3 chữ (ngh).
Hiện nay, Bộ GD đang xem xét đề nghị, ý kiến của nhiều người về việc thêm 4 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh vào bảng chữ cái truyền thống tiếng Việt. Những chữ đó là: F, J, W, Z.
Cho tới nay thì việc này vẫn có rất nhiều tranh luận xảy ra, chưa có ý kiến thống nhất. Mặc dù 4 chữ cái trên thường xuất hiện trên sách báo (ví dụ chữ “W, Z” có trong từ Showbiz, Zalo…) nhưng vẫn chưa có trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Bảng chữ cái trong tiếng Việt có bao nhiêu loại?
Có 2 cách viết trong bảng chữ cái tiếng Việt đó là in hoa và in thường. Những nét viết của chữ in hoa và in thường có thay đổi khác nhau nhưng cách phát âm thì hoàn toàn giống nhau:
Bảng chữ cái viết hoa
Có 29 chữ cái viết hoa lớn, đóng vai trò quan trọng trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các chữ này thường được viết phức tạp với kích cỡ lớn hơn, dùng để viết tên riêng hoặc ở đầu câu.
Những chữ này đều có chung một chiều cao và đang được nhiều người sáng tạo, sửa đổi thêm cách viết. Đây cũng được coi là bộ môn viết chữ nghệ thuật với những nét cơ bản của chữ cái. Bạn có thể thêm hoa văn để cho chữ đẹp mắt, ấn tượng và thu hút hơn.
Bảng chữ cái viết thường
Được sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn bảng chữ cái viết hoa và cũng có 29 chữ cái tiếng Việt. Nó thường được dùng trong văn bản (ngoại trừ dấu câu và tên riêng ra), nhất là dành cho trẻ em đang theo học.
Một số chữ cái được sáng tạo, phát triển từ chữ khác, gần giống hệt nhau và được viết theo một cách duy nhất. Chữ thường được tạo ra từ sự lắp ghép của những nét cơ bản như: xiên, thẳng, cong. Đây là lý do mà các bé đang học cần rèn luyện thường xuyên để viết một cách thành thạo nhất.
Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
-
Nguyên âm đơn: 12.
-
Nguyên âm đôi: 3.
Cách đọc nguyên âm như sau:
-
2 nguyên âm “a” và “ă” có cách đọc gần giống nhau, căn cứ theo vị trí lưỡi cho đến khẩu hình, độ mở của miệng để phát âm.
-
2 nguyên âm “ơ” và “â” cũng tương tự như vậy, phát âm “ơ” dài hơn âm “â”.
-
Các nguyên âm có dấu hơi khó nhớ trong bảng chữ cái tiếng Việt cho bé cần đặc biệt chú ý như: “ơ,” “ư”, “ô”, “ă”, “â”.
-
2 âm “ă”, “â” không đứng một mình trong chữ viết của tiếng Việt.
Để cho trẻ học phát âm dễ nhớ, dễ hiểu hơn, bạn có thể áp dụng phương pháp:
-
Bàn tay nặn bột.
-
Glenn Doman.
Cùng với đó là sự tưởng tượng phong phú của người học thông qua việc quan sát bằng mắt khi được dạy. Ngoài ra, các nguyên âm đơn trong chữ viết chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết. Chúng không lặp lại ở cùng một vị trí gần hay đứng cùng nhau.
Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt cho bé
Các phụ âm được ghi bằng một chữ cái duy nhất trong bảng chữ cái tiếng Việt khá nhiều. Bên cạnh đó, còn có 9 chữ âm đầu được viết bằng 2 chữ cái đơn ghép lại với nhau như:
-
Ph: Phim, phở, phúng phính.
-
Th: Thơ thẩn, thê thảm.
-
Tr: Trời, trúng, trước.
-
Gi: Giàn giáo, giảng giải.
-
Ch: Chị, chú, chở che.
-
Nh: Nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.
-
Ng: Ngất ngây, ngẩn ngơ.
-
Kh: Không khí, khập khiễng.
-
Gh: Ghi, ghẹ. ghế.
Ngoài ra, 1 phụ âm đầu được ghép lại bằng 3 chữ cái như “Ngh”: Nghề nghiệp. Không những vậy còn có 3 nguyên âm đôi được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau như:
-
Phụ âm /K/ khi đứng trước i - y, iê, ê, e: Kệ, kiêng, kí - ký.
-
Phụ âm /G/ khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e: Ghiền, ghế, ghẹ và đứng trước các nguyên âm còn lại: ga, gỗ.
-
Phụ âm /Ng/ khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e: Nghe, nghé, nghệ và đứng trước các nguyên âm còn lại như: ngâu, ngón, ngả.
Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt
Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 5 dấu thanh là:
-
Dấu sắc (´)
-
Dấu huyền (`)
-
Dấu hỏi (ˀ)
-
Dấu ngã (~)
-
Dấu nặng (.)
Quy tắc đặt dấu thanh:
-
1 nguyên âm thì để luôn dấu ở nguyên âm như: Ú, lú, xú.
-
Nguyên âm đôi thì để dấu ở nguyên âm đầu tiên như: Lúa, ủa, của. Chú ý là một số từ như “già”, “quả” thì phụ âm đôi là “qu” và “gi” kết hợp với nguyên âm “a”.
-
Nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cùng với một phụ âm dấu sẽ ở nguyên âm thứ 2 như: Khuỷu (dấu nằm ở nguyên âm thứ hai).
-
Trường hợp nguyên âm được ưu tiên thêm dấu như “ơ”, “ê”. Lấy ví dụ như từ “thuở”, theo nguyên tắc dấu của chữ sẽ ở “u”, bởi vì có chữ “ơ” nên dấu được đặt tại đó.
Ứng dụng học tập cho trẻ nâng cao kiến thức - VMonkey
Trên thị trường hiện nay có không ít ứng dụng dạy trẻ học tiếng Việt. Trong đó phải kể đến VMonkey thuộc bản quyền của công ty Cổ phần Early Start. Phần mềm này hiện đang được rất nhiều bậc phụ huynh biết đến và đánh giá cao khi sử dụng.
Ứng dụng được biết đến là nơi học tiếng Việt theo chương trình GDPT mới cho trẻ mầm non và tiểu học. Tại đây, các bé được học vần chuẩn, nhanh và mới với toàn bộ bảng chữ cái, chương trình học bám sát sách giáo khoa nhất.
Bên cạnh đó, VMonkey giúp trẻ đặt nền tảng vững chắc về tiếng Việt, hỗ trợ việc học trên lớp cho trẻ. Thông qua hơn 700+ câu chuyện tương tác nhằm đọc trôi chảy và hơn 1500+ câu hỏi sau truyện để tăng khả năng Đọc - Hỏi mà trẻ có thể tiếp thu nhanh nhất.
Thông tin về bảng chữ cái tiếng Việt cho bé chuẩn chương trình Bộ GD&ĐT được Monkey giới thiệu rõ trong bài viết. Hy vọng rằng với những kiến thức trên sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cũng như lý thú trong quá trình học tập ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ.