zalo
Những khó khăn thường gặp khi bé đọc chữ cái và cách khắc phục hoàn toàn mà bố mẹ nào cũng nên biết
Học tiếng việt

Những khó khăn thường gặp khi bé đọc chữ cái và cách khắc phục hoàn toàn mà bố mẹ nào cũng nên biết

Ngân Hà
Ngân Hà

11/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chắc bạn đã từng ít nhất một lần thấy con bạn tỏ rõ thái độ khó chịu hay tránh né khi tập đọc. Tuy nhiên, có rất ít bố mẹ tìm kiếm nguyên do và học cách thấu hiểu những khó khăn khi bé đọc chữ cái. Thay vào đó là những màn trách phạt vô căn cứ, khiến trẻ đã ghét nay còn ghét hơn việc học đọc.

Tin mừng là Monkey đã làm điều đó thay bạn. Hãy đọc tiếp để hiểu hơn về những khó khăn của trẻ cũng như cách để giúp trẻ yêu thích hơn việc học đọc nhé!

Những khó khăn khi bé tập đọc

1. Khả năng tập trung kém

Đây cũng là một điều phổ biến đến mức tự nhiên của các bạn nhỏ. Ở độ tuổi chưa trưởng thành, trẻ thường dễ bị phân tâm bởi rất nhiều sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh. Cũng không thể bắt ép trẻ tập trung quá lâu ở độ tuổi hiếu động như vầy được.

Mặc dù cũng có nhiều nguyên do dẫn đến việc trẻ dễ bị mất tập trung, như chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ. Khi con bạn bị chẩn đoán mắc bệnh này, thì hãy nhanh chóng tìm đến các chuyên gia để có các biện pháp điều trị sớm nhất. Vì có thể điều này sẽ ảnh hưởng đến con đường học vấn của trẻ sau này.

Khả năng tập trung khá kém ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quay lại vấn đề chính, tại thời điểm này, điều mà bạn có thể làm tốt nhất cho con đó chính là đa dạng hóa các phương pháp dạy trẻ đọc. Từ việc cho trẻ học hát, chơi các trò chơi tương tác, hay thậm chí là kể chuyện,... 

Hãy cho trẻ tiếp xúc với con chữ theo nhiều cách khác nhau, và luôn mới mẻ. Điều này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, so với việc dùng đòn roi hay dọa nạt trẻ.

2. Không hiểu ngữ nghĩa của từ

Đôi khi trẻ sẽ không hiểu quá 50% những gì trẻ đã đọc, đôi lúc còn tệ hơn. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nhàm chán khi tập đọc. Và một sai lầm phổ biến nhất của các bậc phụ huynh, đó chính là dễ mất kiên nhẫn với trẻ, khi phải giải thích quá nhiều lần cho một cụm từ. Điều này vô hình chung, khiến trẻ trở nên chán ghét việc tập đọc nói chung và việc học những điều mới nói riêng.

Vì thế mà, chìa khóa cho các bậc phụ huynh đó là hai từ “kiên nhẫn”. Hãy nhẫn nại với các câu hỏi, đôi khi có phần rất ngố của con bạn. Điều này không chỉ giúp cho con bạn thích đọc hơn khi hiểu hết những gì mà mình đã đọc. Mà còn tập cho trẻ thói quen hỏi, đây là một thói quen tốt cho quá trình hình thành tư duy của trẻ sau này

3. Không biết mình đã đọc tới đâu

Cũng vì khả năng tập trung khá kém ở trẻ, mà trẻ thường hay quên mất việc mình đã đọc được tới đâu. Điều này sẽ khiến trẻ phải đọc lại đoạn bên trên, thậm chí là cả trang sách để hiểu lại được nội dung. Không chỉ khiến trẻ nhanh trở nên cảm thấy chán, mà đây còn là một thói quen không tốt cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Để giúp con của mình khắc phục được vấn đề này. Điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu rằng, đây không thật sự là lỗi của trẻ, vì thế mà những biện pháp mạnh như la mắng hay trách phạt sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, hãy dùng một cây thước kẻ để tập trung lại điểm nhìn của trẻ. Bạn sẽ thấy rằng việc dạy cho bé đọc chữ cái không hề khó.

4. Có “Bóng ma” tâm lý bên trong trẻ

Trẻ em là người rất nhạy cảm với các tác động xung quanh mình. Nếu như trước, khi trẻ đọc bị vấp hay không biết đọc một từ nào, mà bị bố mẹ, ông bà hay thậm chí không phải người quen biết chê trách. Nó sẽ dần tạo nên một tâm lý sợ sệt bên trong trẻ, sợ đọc sai, sợ đọc vấp và sợ không biết đọc.

Tâm lý của trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc tập đọc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hậu quả của việc này khá tệ, vì sẽ khiến con của bạn luôn có một áp lực vô hình khi bắt đầu tập đọc hay học tập nói chung. Khiến cho hiệu suất học tập và ghi nhớ của trẻ sẽ giảm đi đáng kể. Thay vì trách phạt khi trẻ làm sai hay học không tốt, thì hãy tạo ra các phần thưởng cũng như các lời khen để động viên trẻ ba mẹ nhé!

5. Vấn đề về thính và thị giác

Nếu như con bạn trông có vẻ rất khó khăn khi nghe hay đọc một điều gì đấy. Thì có lẽ thính giác và thị giác của trẻ đang gặp vấn đề. Ví dụ như: Tai keo - Viêm tai giữa có kèm tràn dịch, hay mắt và tai không được vệ sinh kỹ. Điều này sẽ gây ra chút khó khăn cho trẻ khi tập đọc.

6. Sách quá khó hoặc quá dễ với trình độ hiện tại của trẻ

Theo suy nghĩ thông thường của các bậc phụ huynh, thì chỉ cần mua sách nổi tiếng trên thị trường là có thể giúp trẻ học hiệu quả hơn. Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc lựa chọn sách trong suốt quá trình hướng dẫn bé đọc chữ cái là vô cùng quan trọng. 

Bạn cần phải lựa chọn các đầu sách phù hợp với lứa tuổi cũng như trình độ hiện tại của con bạn. Vì nếu sách quá khó, sẽ khiến trẻ rất dễ bỏ cuộc. Và ngược lại, nếu sách quá dễ, sẽ gây ra hiện tượng nhàm chán và không có hứng thú học ở trẻ.

Xem thêm: Dạy học tiếng Việt mẫu giáo như thế nào để tăng cường khả năng ngôn ngữ cho con?

Những phương pháp dạy trẻ tập đọc tiếng Việt hiệu quả

Sau khi nhận ra được những khó khăn mà trẻ thường gặp phải trong quá trình tập đọc tiếng Việt. Thì bố mẹ cần tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhất cho con của mình. Hãy cùng Monkey điểm qua một số phương pháp giúp bé đọc chữ cái dễ dàng và hiệu quả hơn nhé!

1. VMonkey - Phần mềm học tiếng Việt số 1 cho trẻ mầm non và tiểu học

Khi sử dụng VMonkey, con trẻ sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác. Với hàng loạt truyện tranh tương tác và các chủ đề lớn nhỏ khác nhau. Rất dễ để trẻ lựa chọn câu truyện mà mình yêu thích, từ đó việc học cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Hơn thế, đội ngũ phát triển của Monkey còn nghiên cứu và thiết kế các bài giảng bám sát với chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Hỗ trợ trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn trên lớp.

Phần mềm học tiếng Việt VMonkey. (Ảnh: Monkey)

Ngoài ra, ứng dụng này còn nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ thông qua các mẩu truyện cổ tích đầy tính nhân văn. Hỗ trợ trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ), từ đó tăng cường khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Hơn hết là tăng cường nhận thức và sự hiểu biết của trẻ thông qua các câu chuyện hết sức thiết thực.

Bố mẹ có thể tải và dùng thử tại:

2. Đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày

Đọc sách cho trẻ là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ mà hầu hết được các bậc phụ huynh áp dụng. Đúng là trên thực tế, việc đọc sách cho bé nghe sẽ không giúp con của bạn biết đọc. Tuy nhiên, nó sẽ giúp trẻ dễ dàng yêu thích con chữ hơn, đồng thời làm quen với ý nghĩa của chúng.

Hơn hết, việc kể truyện cho trẻ nghe mỗi ngày, sẽ giúp tình cảm gia đình giữa các thành viên được gắn kết hơn. Tạo không khí thoải mái và gần gũi, từ đó việc hướng dẫn bé đọc chữ cái cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Hãy cho trẻ đọc và viết cùng lúc

Việc giáo dục trẻ không chỉ đòi hỏi ở người dạy một sự kiên nhẫn nhất định, mà còn phải linh hoạt trong các phương pháp. Vì thế mà, bạn hãy dạy trẻ đọc và viết dùng lúc, điều này sẽ giúp trẻ hình thành tư duy ngôn ngữ một cách tốt hơn. Cũng như kích thích não bộ của trẻ ghi nhớ từ vựng tiếng Việt một cách hiệu quả hơn.

Hãy dạy trẻ đọc và viết cùng lúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những khó khăn thường gặp khi bé đọc chữ cái và cách khắc phục chúng hiệu quả nhất. Hy vọng với những chia sẻ này, các bậc phụ huynh sẽ tìm ra phương pháp giáo dục đúng đắn nhất cho con của mình.

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey