zalo
Cách phát âm chữ ph trong bảng chữ cái tiếng Việt tránh nhầm lẫn
Học tiếng việt

Cách phát âm chữ ph trong bảng chữ cái tiếng Việt tránh nhầm lẫn

Đào Nhàn
Đào Nhàn

13/04/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Chữ ph trong tiếng Việt là một phụ âm ghép, các em sẽ được làm quen sau khi đã học và ghi nhớ 29 chữ cái. Tuy nhiên, việc học cách phát âm chữ ph đối với trẻ nhỏ lại không hề dễ dàng vì rất dễ bị nhầm lẫn với các phụ âm ghép khác. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp các em biết cách phân biệt và phát âm chữ ph được chuẩn xác nhất.

Đặc điểm âm ph trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có tất cả 29 chữ, được phân chia thành các nguyên âm và phụ âm. Cụ thể:

  • Về nguyên âm trong tiếng Việt:

    • Có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

    • Có 3 nguyên âm đôi được viết nhiều cách: ia-yê-iê, ua-uô, ưa-ươ

    • Có 13 nguyên âm ba: iêu/ yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu.

  • Về phụ âm trong tiếng Việt:

    • Có 17 phụ âm đầu đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

    • Có 9 phụ âm đầu ghép 2 chữ: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh, qu

    • Có 1 phụ âm đầu ghép 3 chữ: ngh

Trong đó, chữ “ph” là một phụ âm ghép, được phát âm là “phờ”. Chữ “ph” được ghép bởi hai chữ cái là “p” và “h”, chúng ta thường thấy trong một số từ như: phố, phở, phim, phép, phan, phình, phính, phang, phũ, phi, phức,... Vậy làm sao để phát âm được chữ “ph” chính xác nhất? Mời quý thầy cô, ba mẹ cùng các em học sinh tiếp tục tìm hiểu cùng Monkey trong phần tiếp theo của bài viết này.

Chữ “ph” là phụ âm ghép trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phát âm chữ ph trong tiếng Việt chuẩn

Khi học bảng chữ cái tiếng Việt, trẻ sẽ được học cách phát âm chính xác thì mới có thể đọc được chữ. Điểm đặc biệt của tiếng Việt là mỗi chữ cái chỉ có duy nhất một cách phát âm. Không giống như ngôn ngữ nước ngoài, một chữ có thể phát âm bằng nhiều cách khác nhau, tùy vào nghĩa của từ đó là gì.

Ví dụ như chữ a trong tiếng Việt chỉ có cách phát âm duy nhất là a. Nhưng trong tiếng Anh, chữ a có thể phát âm theo nhiều cách như: /æ/, /eɪ/ , /ɑː/, /ɔː/, /ɔː/, /æ/, /əʊ/, /er/, /ɪ/ , /ə/, /eɪ/. 

Bởi vậy có thể nói, học phát âm tiếng Việt đơn giản hơn rất nhiều so với ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong số 11 phụ âm ghép của tiếng Việt thì có tới 10 phụ âm có cách phát âm “na ná” nhau, đều có âm “ờ” đằng sau. Điều này khiến cho trẻ rất dễ bị nhầm lẫn nếu nghe nhầm hoặc chưa ghi nhớ các mặt chữ, dẫn đến không thể phân biệt chính xác được.

Cách phát âm chữ ph. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để tránh sự nhầm lẫn đó, khi học cách phát âm chữ ph các em cần hết sức tập trung, lắng nghe và quan sát khẩu hình miệng của thầy cô, ba mẹ hướng dẫn mình. Tại đây, Monkey cũng hướng dẫn các em cách phát âm chữ ph cụ thể như sau:

Phần răng hàm trên cắn nhẹ ở môi dưới, đồng thời đẩy nhẹ hơi ra ngoài tạo ra tiếng “phì” kéo dài. Sau đó há miệng và bật hơi ra thành tiếng “phờ”. (Đọc là “phờ”).

Nhìn chung, phát âm chữ ph cũng không hề khó. Nhưng để tránh nhầm lẫn với các âm khác thì ba mẹ nên cho trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm chữ ph nhiều lần để con ghi nhớ. Hơn nữa, đây cũng là cách để giúp các con khắc phục tình trạng nói ngọng, hoặc phát âm bị ảnh hưởng bởi giọng nói địa phương cực kỳ hiệu quả.

Lưu ý khi phát âm chữ ph trong tiếng Việt

Nhìn chung, cách phát âm chữ ph trong tiếng Việt không quá khó nhưng cũng không hẳn là dễ. Để con trẻ phát âm chữ ph được chuẩn nhất thì ba mẹ cần lưu ý cho trẻ một số vấn đề khi học dưới đây:

Tránh mắc lỗi sai khi phát âm chữ ph với các âm khác

Như Monkey đã chia sẻ ở trên, cách phát âm chữ ph rất dễ nhầm lẫn với các phụ âm khác trong bảng chữ cái tiếng Việt. Vì vậy, để tránh tình trạng phát âm chữ ph bị nhầm sang cách phát âm của chữ cái khác thì trước tiên trẻ cần nhận diện được mặt chữ. Tiếp đến thì thầy cô và ba mẹ cần phát âm mẫu thật chuẩn cho trẻ bắt chước theo.

Trong quá trình thầy cô hoặc bố mẹ phát âm chữ ph mẫu thì trẻ cần tập trung quan sát, lắng nghe âm thanh phát ra như thế nào để có thể thực hiện lại cho đúng. Sau khi trẻ thực hành phát âm chữ ph, người lớn cần đưa ra nhận xét cụ thể về lỗi sai mà trẻ mắc phải, đồng thời hướng dẫn trẻ phát âm lại cho đúng thì thôi.

Người lớn nên phát âm chữ ph mẫu cho trẻ học theo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phát âm ph trong tiếng Việt khi có thanh điệu

Để tạo thành một tiếng mới, phụ âm ph thường được ghép với nguyên âm và dấu thanh. Ví dụ như:

  • Phụ âm “ph” + nguyên âm “a” = tiếng “pha”

  • Phụ âm “ph” + nguyên âm “e” = tiếng “phe”

  • Phụ âm “ph” + nguyên âm “u” + dấu thanh sắc = tiếng “phú”

  • Phụ âm “ph” + nguyên âm “u” + dấu thanh ngã = tiếng “phũ”

Đối với mỗi dấu thanh khác nhau thì cách phát âm chữ “ph” trong tiếng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Dấu sắc: Giọng phát âm thường cao hơn.

  • Dấu huyền: Giọng đọc hơi trùng xuống.

  • Dấu nặng: Giọng phát âm sẽ hơi mạnh một chút. Phần cổ họng nặng xuống và đầu lưỡi sẽ chạm đầu lợi.

  • Dấu hỏi: Khi phát âm thì miệng sẽ hơi nhô ra.

  • Dấu ngã: Khi phát âm, khẩu hình miệng hơi bè sang ngang, lưỡi hơi đưa về phía trước.

  • Không dấu: Giọng đọc hơi sang ngang.

Thế nhưng trên thực tế thì tình trạng trẻ phát âm chữ ph khi có thanh điệu bị sai rất nhiều. Đặc biệt là sự nhầm lẫn giữa tiếng có dấu thanh ngã và tiếng có dấu thanh sắc. Ví dụ như tiếng “phũ”, nhiều trẻ hay bị phát âm nhầm thành “phú”. 

Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến các em gặp khó khăn khi học môn tiếng Việt và giao tiếp với mọi người bởi người khác sẽ hiểu sai ý của người nói. Bởi vậy, thầy cô và ba mẹ cần chú ý theo dõi trẻ phát âm chữ ph khi có thanh điệu đã chuẩn hay chưa, nếu chưa chuẩn thì cần nhắc nhở, hướng dẫn trẻ luyện tập lại cho đúng.

Lưu ý cách phát âm chữ ph khi có thanh điệu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ba mẹ muốn con cải thiện được giọng nói ngọng, phát âm tiếng Việt chuẩn nhất có thể tham khảo lựa chọn ứng dụng VMonkey.

Cách phát âm chữ ph trong tiếng Việt giữa các vùng miền

Việt Nam được chia thành 3 vùng miền: Bắc - Trung - Nam. Cũng bởi vì thế mà cách phát âm chữ ph hay các chữ cái khác cũng đều bị ảnh hưởng. Trong đó chỉ có giọng miền Bắc là “tròn vành rõ chữ” nhất. Khi cho trẻ học hoặc người nước ngoài học tiếng Việt thì nên học theo cách phát âm giọng Bắc là chuẩn nhất.

Còn với giọng miền Trung, cách phát âm thường rất nặng nề trong khi giọng miền Nam lại có phần nhẹ nhàng, thanh thoát. Tuy nhiên, hai giọng phát âm này đều khiến người khác khó nghe, khó hiểu hơn, nhất là với những người được nghe lần đầu.

Kết hợp cho trẻ luyện phát âm tiếng Việt với ứng dụng VMonkey

Ngoài những lưu ý khi dạy phát âm chữ ph cho trẻ được chia sẻ ở trên thì Monkey cũng khuyến khích ba mẹ nên lựa chọn một ứng dụng dạy học tiếng Việt online để cho trẻ học. Nhất là với những bố mẹ ít có thời gian rảnh dạy con học thì điều đó lại càng cần thiết, nếu không con em sẽ bị thụt lùi so với các bạn. Bởi ở trên lớp có rất nhiều học sinh, thầy cô sẽ không có đủ thời gian để uốn nắn, chỉnh sửa lỗi phát âm cho từng trẻ.

Các bài học vần của VMonkey giúp trẻ phát âm tiếng Việt chuẩn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

VMonkey chính là một ứng dụng học tập dành cho bé học môn tiếng Việt đáng để các bậc phụ huynh lựa chọn. Tại đây có tới 112 bài học vần, được biên soạn bám sát chương trình học vần theo sách giáo khoa mới. Từng kiến thức sẽ được truyền tải thông qua giọng nói phát âm chuẩn, giúp trẻ biết cách đánh vần, phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái. Ngay cả với tình trạng nói ngọng, nói giọng địa phương của trẻ cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện và khắc phục. Hơn nữa, qua các bài học vần còn giúp trẻ biết cách đặt câu đúng ngữ pháp và viết không bị sai lỗi chính tả.

Ngoài các bài học vần, VMonkey còn là một kho tàng truyện tranh khổng lồ, chứa tới hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc, hơn 700 truyện tranh tương tác cùng trên 300 sách nói. Mỗi bài học được minh họa bằng những hình ảnh, âm thanh sinh động, thu hút trẻ ham học hơn, ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng.

Thông qua đó, trẻ sẽ rèn luyện được kỹ năng đọc trôi chảy, nâng cao khả năng đọc hiểu và tích lũy thêm vốn từ vựng cho mình. Đặc biệt, mỗi câu chuyện, bài thơ,...đều được chọn lọc giàu giá trị nhân văn, giáo dục, góp phần phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ, hình thành lên nhân cách, đạo đức tốt.

Có thể thấy, ứng dụng VMonkey không chỉ giúp trẻ mở mang kiến thức, xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc mà còn góp phần hỗ trợ ba mẹ giáo dục con cái nên người. Ba mẹ không nên bỏ qua một “người bạn” tuyệt vời như vậy để đồng hành cùng con học môn tiếng Việt trong suốt hành trình mầm non và tiểu học.

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.

Ba mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội giúp con học giỏi tiếng Việt cùng ứng dụng VMonkey.

Tóm lại, thông qua bài viết này các em đã biết cách phát âm chữ ph không quá khó phải không nào? Để rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ được tốt hơn, ba mẹ đừng quên nhắc nhở con học ứng dụng VMonkey mỗi ngày và theo dõi các bài giảng được cập nhật hàng ngày tại website monkey.edu.vn nhé!

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!