Tình trạng phát âm chữ tr nhầm thành chữ ch trong bảng chữ cái tiếng Việt xảy ra phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà kể cả người lớn. Vì vậy, trong bài viết này Monkey sẽ hướng dẫn cách phát âm chữ tr chuẩn nhất. Mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo.
Đặc điểm âm tr trong bảng chữ cái tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt là kiến thức cơ bản đầu tiên mà những trẻ đến tuổi đi học cần phải học, hay kể cả người nước ngoài muốn học tiếng Việt cũng vậy. Khi học, chúng ta sẽ được làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt, trong đó được chia thành các nguyên âm và phụ âm. Cụ thể:
-
Về nguyên âm:
-
Có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
-
Có 3 nguyên âm đôi được viết nhiều cách: ia-yê-iê, ua-uô, ưa-ươ
-
Có 13 nguyên âm ba: iêu/ yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu.
-
Về phụ âm:
-
Có 17 phụ âm đầu đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
-
Có 9 phụ âm đầu ghép 2 chữ: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh, qu
-
Có 1 phụ âm đầu ghép 3 chữ: ngh
Chữ tr trong tiếng Việt được gọi là phụ âm ghép, được ghép bởi hai chữ cái là “t” và r” viết nối liền nhau. Chúng ta thường được thấy chữ tr trong các tiếng như: tre, trong trẻo, trang, trách, trữ, trừng, trẻ, trường, trọ,... Vậy cách phát âm chữ tr này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết này.
Cách phát âm chữ tr trong tiếng Việt đúng
Đối với ngôn ngữ nào cũng vậy, để đọc được chữ thì chúng ta cần đảm bảo được điều kiện là ghi nhớ các chữ cái và cách phát âm của nó. Với ngôn ngữ nước ngoài, một chữ cái có thể được phát âm theo nhiều cách khác nhau. Thế nhưng, mỗi chữ cái tiếng Việt thì chỉ có duy nhất một cách phát âm nên việc ghi nhớ và học phát âm đối với các bé sẽ dễ dàng hơn.
Đối với chữ “tr” cũng vậy, nó chỉ có duy nhất một cách phát âm. Để phát âm chữ "tr" trong tiếng Việt, chúng ta cần giữ khẩu hình miệng hơi khép lại và hơi nhô lên phía trước để lưỡi được đặt vào vị trí phù hợp khi phát âm. Sau đó, lưỡi sẽ được uốn cong đẩy lên phía trên nhưng không được chạm vào răng trên. Hơi thở sẽ được đẩy lên cao và sau đó đưa ra ngoài theo hình chữ "r". Khi phát âm chữ tr, miệng của bạn nên được mở ra đủ để cho hơi thở đi ra một cách tự nhiên và phát ra “trờ” rõ ràng.
Ba mẹ muốn con học phát âm chữ cái tiếng Việt chuẩn bản ngữ có thể tham khảo lựa chọn ứng dụng VMonkey. |
Lưu ý khi phát âm chữ tr trong tiếng Việt
Cách phát âm chữ tr trong tiếng Việt vốn không quá khó. Thế nhưng lại có rất nhiều người hay phát âm sai, đặc biệt là nhầm lẫn với cách phát âm chữ “ch”. Vì thế, ngoài việc cho bé luyện tập, thực hành phát âm chữ tr trong các từ và câu thực tế thì ba mẹ cũng cần nhắc nhở trẻ một số lưu ý dưới đây.
Tránh mắc lỗi sai khi phát âm chữ tr với các âm khác
Tình trạng phát âm chữ tr nhầm lẫn sang chữ ch trong tiếng Việt xảy ra ở cả trẻ con và người lớn rất phổ biến. Điều này xảy ra có thể bởi chúng ta bị nhầm lẫn về vị trí đặt lưỡi. Nếu lưỡi không được đặt đúng vị trí, sẽ dẫn đến việc phát âm nhầm lẫn giữa hai âm này. Do đó, trẻ mới bắt đầu học phát âm chữ “tr” cần được hướng dẫn cách phân biệt khi phát âm hai chữ này như sau:
-
Phát âm chữ “tr”: Khẩu hình miệng hơi khép lại và hơi nhô lên phía trước, lưỡi uốn cong đẩy lên phía trên nhưng không được chạm vào răng trên. Hơi thở sẽ được đẩy lên cao và đưa ra ngoài theo hình chữ "r". Khi phát âm chữ tr, miệng được mở ra đủ để cho hơi thở đi ra một cách tự nhiên và phát ra “trờ” rõ ràng.
-
Phát âm chữ “ch”: Mặt lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi sẽ chạm nhẹ vào răng dưới. Đồng thời khẩu hình miệng sẽ tạo âm “xì” nhẹ. Đồng thời bật hơi và phát ra tiếng “chờ”.
Luyện phát âm chữ tr thường xuyên
Luyện tập phát âm chữ tr thường xuyên là cách để chúng ta quen với cách đặt lưỡi và môi, tránh nhầm lẫn giữa hai âm tr và ch rất hiệu quả. Tuy nhiên, thay vì chỉ luyện phát âm chữ tr riêng lẻ thì chúng ta có thể kết hợp tập phát âm các từ, câu có chữ tr.
Ví dụ:
-
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng.
-
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Cách phát âm tr trong tiếng Việt khi có thanh điệu
Khi có thanh điệu, thanh điệu sẽ được thêm vào sau khi phát âm chữ tr. Thanh điệu đó có thể là dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng hoặc không dấu. Về nguyên tắc, chúng ta vẫn cần đảm bảo được đúng kỹ thuật khi phát âm chữ tr, đó là:
-
Đặt lưỡi ở phía trên của răng cửa và đẩy lưỡi lên phía trước đến khi tiếp xúc với vòm miệng.
-
Giữ lưỡi ở vị trí đó trong khi khe lưỡi vẫn còn hở và không chạm vào vòm miệng.
-
Thở ra nhẹ từ phía sau lưỡi, tạo ra âm tiếng "trờ" với thanh điệu theo nhịp điệu và trọng âm của từ.
Ngoài ra, khi kết hợp với dấu thanh thì giọng điệu phát âm cũng có phần hơi khác biệt như sau:
-
Dấu sắc: Giọng phát âm thường cao hơn.
-
Dấu huyền: Giọng đọc hơi trùng xuống.
-
Dấu nặng: Giọng phát âm sẽ hơi mạnh một chút. Phần cổ họng nặng xuống và đầu lưỡi sẽ chạm đầu lợi.
-
Dấu hỏi: Khi phát âm thì miệng sẽ hơi nhô ra.
-
Dấu ngã: Khi phát âm, khẩu hình miệng hơi bè sang ngang, lưỡi hơi đưa về phía trước.
-
Không dấu: Giọng đọc hơi sang ngang.
Nếu nắm rõ những quy tắc này thì việc phát âm chữ tr sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thầy cô và ba mẹ cũng đừng quên phát âm chữ tr mẫu để trẻ quan sát và bắt chước theo được chính xác nhé.
Dạy bé học 29 chữ cái tiếng việt theo Bộ GD & ĐT đơn giản và hiệu quả nhất
Tải file tập viết chữ lớp 1 theo tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT (trọn bộ 4 quyển)
Soạn bài và hướng dẫn giải bài tập: Cuộc họp của chữ Viết tiếng Việt lớp 3
Cách phát âm chữ tr trong tiếng Việt giữa các vùng miền
Một trong những lý do khiến nhiều người phát âm chữ “tr” nhầm với chữ “ch” là do ảnh hưởng bởi giọng địa phương. Việt Nam được chia thành các vùng miền Bắc - Trung - Nam, mỗi vùng lại có một giọng phát âm khác nhau dẫn đến sự phát âm “tr” và “ch” nhầm lẫn với nhau.
Trong đó, miền Nam thì có giọng phát âm nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng các tiếng thường bị lái sang tiếng khác. Giọng miền trung phát âm có phần khá nặng nề và cũng không rõ lắm. Bởi vậy mà những người nghe không quen giọng ở hai vùng này sẽ rất khó hiểu người khác nói gì. Chỉ có giọng nói ở miền Bắc là rõ ràng, dễ nghe nhất.
Bởi vậy, khi dạy trẻ học phát âm hoặc người nước ngoài học chữ cái tiếng Việt thì nên theo giọng miền Bắc để tránh bị nhầm lẫn.
Luyện phát âm thành thạo cùng ứng dụng VMonkey
Ngoài những lưu ý quan trọng khi phát âm chữ tr kể trên thì ba mẹ có thể kết hợp cho trẻ học ứng dụng VMonkey. Thông qua ứng dụng này, trẻ không chỉ nhanh chóng học được cách phát âm tiếng Việt chuẩn bản ngữ mà còn nâng cao kỹ năng đọc hiểu, vốn từ vựng và phát triển cả trí tuệ cảm xúc.
Lý do bởi ứng dụng VMonkey có tới 112 bài học vần được tư vấn, góp ý và duyệt bởi Tiến sĩ Ngôn ngữ Nguyễn Liên Hương. Cấu trúc của mỗi bài học này gồm 7 hoạt động.
Hoạt động đầu tiên là nghe truyện. Nội dung của câu chuyện hoặc đoạn văn ngắn đó sẽ chứa nhiều âm/chữ của bài học đó, được thể hiện dưới dạng tranh minh họa và chữ hiển thị theo giọng đọc.
Các hoạt động tiếp theo gồm: Nhận diện, Phân biệt, Tập tô, Tìm từ/tiếng, Tạo từ/tiếng, Đánh vần, Tạo câu. Những hoạt động này sẽ được thể hiện dưới dạng các trò chơi nhỏ để bé nghe và tương tác lên màn hình.
Mục đích của các bài học vần là:
-
Giúp bé biết nhận diện được các âm ứng với chữ viết.
-
Phân biệt được các âm và chữ viết khác nhau
-
Tập tô và ghi nhớ các dấu
-
Giúp bé biết đánh vần, phát âm chuẩn.
-
Biết chọn hoặc ghép các âm/ chữ để tạo thành tiếng/ từ theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ VMonkey còn có cả một kho tàng truyện tranh tương tác, truyện cổ tích, bài thơ và bài học cuộc sống được chọn lọc kỹ càng. Sau mỗi câu chuyện đều có câu hỏi tương tác, giúp trẻ ghi nhớ các vần chữ, nội dung bài đã học và nâng cao kỹ năng đọc hiểu. Điều đáng nói là mỗi bài học này còn góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, xây dựng nhân cách đạo đúc tốt.
Mặc dù khối lượng kiến thức lớn nhưng với cách truyền tải qua hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh, âm thanh sinh động, giọng nói truyền cảm sẽ giúp trẻ hứng thú học tập và dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn. Bởi vậy ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con học tiếng Việt ngay tại nhà mà không cần phải tốn tiền, tốn thời gian cho con đi học thêm, đặc biệt là những ba mẹ bận rộn không có thời gian dạy hoặc đưa con đi học thường xuyên.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về ứng dụng VMonkey qua video dưới đây:
Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.
Ba mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội giúp con phát âm chuẩn và xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cùng ứng dụng VMonkey. |
Nhìn chung, cách phát âm chữ tr không quá khó nhưng đòi hỏi sự chú ý, chăm chỉ luyện tập của người học. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con luyện tập nhiều hơn tại nhà và kết hợp học ứng dụng VMonkey mỗi ngày. Ngay cả với người nước ngoài học tiếng Việt cũng vậy, tiếng Việt vốn dễ học nhưng sẽ rất khó với những người thiếu sự cần cù, chăm chỉ.
Xem thêm: