zalo
11 phụ âm ghép trong tiếng Việt và cách phát âm chuẩn
Học tiếng việt

11 phụ âm ghép trong tiếng Việt và cách phát âm chuẩn

Thúy Anh
Thúy Anh

22/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiếng Việt là một ngôn ngữ độc lập được tạo nên từ hệ thống các nguyên âm, phụ âm cùng thanh điệu phong phú. Cùng tìm hiểu các phụ âm ghép trong tiếng Việt và cách phát âm đúng chuẩn của nó với các thông tin trong bài viết này!

Phụ âm ghép trong tiếng Việt là gì?

Trong tiếng Việt, phụ âm là âm thanh của lời nói. Phụ âm được phát âm rõ ràng với sự đóng hoàn toàn hoặc một phần của thanh quản. Có 2 loại phụ âm là phụ âm đơn và phụ âm ghép. Nếu phụ âm đơn là một chữ cái đơn lẻ thì phụ âm ghép trong tiếng Việt đa phần đều là sự kết hợp bởi phụ âm đơn cùng một số nguyên âm.

Có 11 phụ âm ghép bao gồm: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu, ph

Phụ âm ghép trong tiếng Việt là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phát âm chuẩn các phụ âm ghép trong tiếng Việt

Cách phát âm chuẩn các phụ âm ghép trong tiếng Việt thường đơn giản hơn nguyên âm. Dưới đây là cách phát âm mà các bé cần ghi nhớ:

Chữ

Phát âm

ch

chờ

gh

gờ kép

gi

giờ

kh

khờ

ng

ngờ

ngh

ngờ kép

nh

nhờ

th

thờ

tr

trờ

qu

quờ

ph

phờ

Bí quyết giúp bé học tốt phụ âm ghép trong tiếng Việt

Về cơ bản, các phụ âm ghép trong bảng chữ cái không quá khó nhớ. Bé chỉ cần ghi nhớ mẹo vặt là, các phát âm phụ âm thường sẽ có “ờ” phía sau. Ngoài ra, có một số bí quyết để trẻ học tốt hơn mà bố mẹ có thể tham khảo bao gồm:

Sử dụng ứng dụng học VMonkey

VMonkey là ứng dụng dạy trẻ mầm non và tiểu học đánh vần, làm giàu vốn tiếng VIệt cho bé được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đông đảo phụ huynh đã tin dùng bởi đây là phần mềm thích hợp cho những gia đình bận rộn, không có quá nhiều thời gian kèm cặp thời gian học của trẻ. 

VMonkey mang đến cho bé trải nghiệm học thú vị với tính tương tác cao với nhiều đặc điểm nổi trội:

  • Dạy học thông qua hình ảnh: Trẻ sẽ được tương tác chạm ấn, hình ảnh mô tả độc đáo, âm thanh sinh động.

  • Học thông qua trò chơi được xây dựng theo phát triển của bé, giúp bé nhận diện vần, ghép vần bằng từ đã học.

  • Thế giới truyện tranh màu sắc hài hòa, sống động, giọng đọc truyền cảm giữ cho bé sự hứng thú, học như đang chơi, hỗ trợ bé cảm nhận ngữ điệu một cách tự nhiên, không có cảm giác ép buộc.

  • Chương trình học vần theo sách giáo khoa hỗ trợ bé đánh vần, phát âm tròn trịa bảng chữ cái, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả, không nói ngọng.

  • Tăng khả năng đọc hiểu, tương tác, phát triển vốn từ vựng phong phú, diễn đạt linh hoạt câu từ.

  • Phát huy trí tưởng tượng, tăng nhận thức cho bé, phát triển trí tuệ cảm xúc, xây dựng nhân cách của trẻ thông qua khi sách truyện nhân văn.

  • Lộ trình học bài bản, có hệ thống, được cập nhật hàng tuần giúp bé không bị nhàm chán khi học.

Hàng triệu phụ huynh đã tin dùng và phản hồi tốt về ứng dụng VMonkey. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiểu tâm lý trẻ, không ép học quá nhiều

Để con tiếp thu tốt hơn, bố mẹ nên nắm bắt, thấu hiểu tâm lý của trẻ. Không nên ép buộc bé học quá nhiều trong ngày nếu như bé không muốn. Ngoài ra, bố mẹ nên cân đối thời gian học tập, vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ, không quát mắng nếu bé có sự phản đối học để tránh gây áp lực khiến trẻ sinh cảm giác sợ học tiếng Việt. 

Mỗi ngày, bố mẹ chỉ nên kèm bé học khoảng 1 - 2 tiếng để tạo sự thoải mái, con sẽ dễ dàng tiếp nhận kiến thức hơn. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên ân cần, từ tốn, kiên nhẫn giảng giải để con hiểu rõ.

Nếu con không có hứng thú học, hãy cho trẻ tạm nghỉ ngơi và chuyển qua hình thức học khác như vừa học vừa chơi trên ứng dụng VMonkey hay xem các bài giảng trên youtube.

Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA và sử dụng phần mềm MIỄN PHÍ giúp trẻ học tiếng Việt tốt nhất.

Không nên ép trẻ học quá nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết hợp dạy đọc và viết

Việc học phát âm đi đôi với viết sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, viết đúng chính tả hơn. Bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ vừa nhìn vào bảng chữ cái, chỉ và đọc, phát âm, viết ra để trẻ học phụ âm ghép trong tiếng Việt tốt hơn.

Kết hợp thực tiễn

Thay vì chỉ kèm bé học với bảng chữ cái tiếng Việt thông thường, phụ huynh hãy lấy những ví dụ sinh động, liên quan đến thực tế để trẻ dễ hình dung và ghi nhớ hơn. Chẳng hạn như phụ âm “gh” là “ghế”, “kh” là “khỉ”... Ngoài ra, khi dẫn bé đi siêu thị, công viên hay khu vui chơi, bố mẹ hãy luôn hỏi bé về phụ âm ghép trên tường, bảng quảng cáo để trẻ luyện tập.

Việc kết hợp thực tế với bài học sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các phụ âm ghép trong tiếng Việt. Cách học các phụ âm này không khó nên bố mẹ có thể tìm hiểu và dạy bé tại nhà. Nếu phụ huynh không đủ thời gian dạy trẻ, đừng quên ứng dụng học tiếng Việt VMonkey nhé!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey