zalo
5 quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp mẹ nhất định phải biết!
Học tiếng việt

5 quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp mẹ nhất định phải biết!

Thúy Anh
Thúy Anh

05/01/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi trẻ bước vào lớp 1 và bắt đầu học viết, bố mẹ hãy dành chút thời gian mỗi ngày để uốn nắn nét chữ cho trẻ. Hiểu được các quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp ngay từ ban đầu sẽ giúp phụ huynh tạo nền tảng tốt cho bé khi học chữ. Điều này cũng mang đến nhiều lợi ích cho quá trình học chữ trong tương lai.

Quy tắc 1: Cầm bút bằng 3 ngón

Điều đầu tiên trong các quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp chính là phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cầm bút đúng cách với những lưu ý sau:

  • Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm bút. Ngón cái và ngón trỏ giữ hai bên thân bút, ngón giữa đặt dưới để đỡ và điều khiển bút.

  • Nghiêng bút về phía vai phải khoảng 60 độ, khoảng 30 - 45 độ so với mặt bàn, không cầm bút dựng đứng 90 độ so với mặt vở.

  • Đặt lòng bàn tay và cánh tay trên một đường thẳng.

  • Khoảng cách từ đầu ngón tay đến ngòi bút là 2.5cm.

Trong trường hợp thấy con cầm bút sai, bố mẹ hãy sửa chữa kịp thời, kiên nhẫn chỉ bảo bé cách cầm bút đúng. Bố mẹ đừng trách mắng hay dọa đánh nếu bé chậm hiểu vì sẽ gây áp lực, sợ hãi khi bé cầm bút. Tạo thói quen cầm bút đúng khi bắt đầu học viết chữ sẽ giúp bé viết chữ rõ ràng, đạt chuẩn.

Quy tắc 1: Cầm bút bằng 3 ngón. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy tắc 2: Tư thế ngồi viết đúng cách

Không chỉ giúp chữ viết đẹp hơn mà việc ngồi viết đúng tư thế còn có ích cho sự phát triển bình thường của cột sống và bảo vệ mắt của trẻ. Để có tư thế ngồi viết đúng, bé cần:

  • Ngồi thẳng lưng.

  • Ngực đặt ngang tầm bàn, không tì ngực vào bàn.

  • Hai chân dang rộng bằng vai, đặt vuông góc với sàn, dồn trọng lượng cơ thể xuống hông và đùi.

  • Mở rộng vòng tay thoải mái, đặt cổ tay và cánh tay lên bàn sao cho không bị vướng bởi bất cứ vật gì.

  • Cố gắng không di chuyển cả cánh tay khi viết.

Quy tắc 2: Tư thế ngồi viết đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy tắc 3: Học từ nét cơ bản

Nắm vững nền tảng khi học viết chữ rất quan trọng. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ viết thành thạo các nét cơ bản như nét thẳng, nét móc, nét xiên, nét cong… rồi mới cho con ghép các nét lại thành chữ cái hoàn chỉnh. Việc luyện chữ theo nhóm sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn. Các nhóm chữ bao gồm:

Nhóm chữ thường:

  • Nhóm 1: Nhóm có nét cong: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q.

  • Nhóm 2: Nhóm có nét khuyết trên và khuyết dưới: h k, l, b, g, y.

  • Nhóm 3: Nhóm có nét sổ và nét móc: i, t, u, ư, p, n, m.

  • Nhóm 4: Nhóm có nét cong khó, nét móc và nét vòng xoắn: r, s, v, c, e, ê, x.

Nhóm chữ hoa:

  • Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M.

  • Nhóm 2: P, R, B, D, Đ.

  • Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê, T.

  • Nhóm 4: J, K, V, H.

  • Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q.

  • Nhóm 6: U, Ư, Y, X.

Nhiều phụ huynh thường lo lắng vì trẻ đã đi học chữ mấy ngày rồi mà mới chỉ viết được một số nét cơ bản, không thể viết thành chữ hoàn chỉnh. Bố mẹ đừng nên sốt ruột vì đây là giai đoạn ban đầu để bé làm quen với nền tảng này. Sau khi đã thành thạo, trẻ sẽ viết chữ dễ dàng, nhanh chóng và hiếm khi bị xấu.

Quy tắc 3: Học từ nét cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy tắc 4: Luyện tập hàng ngày

Bố mẹ cần tạo cho bé thói quen luyện chữ bằng cách lặp đi lặp lại mỗi ngày để trẻ không bị quên. Vì thế, việc luyện viết chữ đúng - đủ - đều là vô cùng quan trọng để rèn chữ đẹp. Bạn nên xây dựng thời khóa biểu trong tuần, quy định thời gian bé cần luyện chữ trong ngày. Vào thời gian đầu, phụ huynh hãy đầu tư thời gian cùng con thực hành viết chữ. Mỗi ngày, bé có thể chỉ cần luyện viết 30 phút là đủ.

Quy tắc 4: Luyện tập hàng ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy tắc 5: Giữ tinh thần thoải mái

Một tinh thần thoải mái, không bị áp lực là tiền đề để bé viết chữ đẹp. Ở giai đoạn tiểu học, não bộ của trẻ chỉ mới phát triển đủ cho những hoạt động yêu cầu sự tập trung ngắn hạn. Do vậy, bé sẽ dễ bị xao nhãng nếu bị ép ngồi vào bàn viết chữ trong thời gian dài. Phụ huynh không nên ép buộc gò bó mà hãy để trẻ làm quen trong thời gian ngắn, sau đó tăng lên từ từ. 

Ngoài ra, hãy kết hợp luyện viết và các phương thức học khác như đọc truyện, chơi trò chơi với các từ, câu tiếng Việt. Nếu bạn khó khăn trong việc sáng tạo các dạng bài học khác nhau, hãy nhờ sự trợ giúp của phần mềm dạy tiếng Việt VMonkey

Đây là ứng dụng giúp trẻ học đánh vần, nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn từ tiếng Việt theo đúng chương trình GDPT mới. Với bài giảng sinh động, âm thanh cùng hình ảnh bắt mắt, trẻ sẽ không còn uể oải hay trốn tránh những giờ học ở nhà. Phụ huynh cũng không cần lo lắng khi không biết dạy con mình từ đâu, dạy như thế nào mới đúng.

Đừng lãng phí một phút nào nữa trong việc dạy con. TẢI NGAY để con có cơ hội tiếp xúc với nền tảng giáo dục mới trong thời đại 4.0

Khi nào nên dạy con viết chữ?

Vào những năm tháng còn nhỏ, tuổi thơ của trẻ em nên có những ký ức đẹp. Vậy nên, bố mẹ đừng ép buộc bé học hành, luyện chữ quá sớm ở độ tuổi này. Bé chưa thích hợp để cầm bút gò từng nét chữ. Bên cạnh đó, lực tay của trẻ cũng còn yếu, xương chưa phát triển cứng cáp. Nếu việc dạy bé luyện chữ sai cách thì trẻ có thể bị dị tật ngón tay do phải đè ép, tì mạnh bút xuống vở khi viết. Chưa kể, trẻ sẽ dễ mệt mỏi, nảy sinh cảm giác chán nản và tư tưởng lười học viết sau này.

Đối với các bé mầm non, phụ huynh hãy khuyến khích bé vận động trí não bằng cách tập đọc, tập đếm, dạy con học tiếng Anh, học toán. Nếu muốn dạy bé tập viết và luyện chữ đẹp, bố mẹ chỉ nên dạy bé trước 3 tháng, khi bé chuẩn bị lên lớp 1.

Khi nào nên dạy con viết chữ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những vật dụng cần chuẩn bị khi trẻ luyện viết

Bạn có nghĩ rằng trẻ mới tập viết thì dùng vở hay bút nào cũng được? Đây là quan niệm chưa đúng. Lựa chọn vật dụng đạt chuẩn cho con tập viết ngay từ ban đầu đóng vai trò khá quan trọng. Dưới đây là danh sách những dụng cụ học tập mà bố mẹ hãy trang bị để bé tập viết tốt hơn:

Bút chì

Trẻ mới bắt đầu luyện viết chỉ nên viết bút chì. Các giáo viên khuyến cáo, loại bút chì thông dụng cho bé tập viết là 2B và HB. Hai loại này có đầu ngòi không quá cứng nên sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tập tô, luyện viết của bé. Trong trường hợp tay con yếu và viết nhẹ, bố mẹ nên chọn mẫu bút chì 2B của Đức.

Vở

Bố mẹ nên chọn loại vở 4 ô ly, có sẵn đường kẻ ngang và đường kẻ dọc. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng phát hiện, điều chỉnh độ rộng, độ cao của từng nét chữ trong quá trình luyện viết. Khi chọn mua vở, bạn hãy chọn loại giấy với định lượng tốt, màu trắng, phẳng, khi tẩy không bị rách. Loại vở này cũng không gây nhòe khi trẻ chuyển sang viết bằng bút mực.

Những vật dụng cần chuẩn bị khi trẻ luyện viết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tẩy

Phụ huynh hãy mua loại tẩy chì màu trắng, có giá hơi cao một chút. Nhiều người chọn tẩy có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt với mong muốn giúp bé tăng hứng thú học tập. Tuy nhiên, những loại này thường tẩy không sạch, ra nhiều bụi, làm vở lem nhem mất thẩm mỹ, không xóa sạch nét chữ cũ. Ngoài ra, bạn hãy chọn loại tẩy nhỏ khoảng 2 đốt ngón tay để vừa với tay cầm của bé.

Bút máy và mực

Khi trẻ đã hết học kỳ I và thành thạo viết chữ, bé sẽ chuyển sang dùng bút mực. Khi đó, bố mẹ hãy chọn bút máy và mực cho trẻ tùy vào yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm. Có 2 loại bút máy là bút máy nét trơn hoặc bút máy viết nét thanh nét đậm. Phụ huynh nên chọn loại có đầu ngòi cỡ 0.5mm hình hạt gạo tròn để viết trơn, dễ viết, nét chữ đều.

Bạn không nên chọn bút lông hay bút dạ vì chúng sẽ phá nét chữ của trẻ. Cuối cùng, loại mực phù hợp là mực có tỉ lệ lắng cặn thấp. Điều này có tác dụng hạn chế lấm lem khi mực dính ra tay và kéo dài tuổi thọ của bút máy. Mực dành cho trẻ em tiểu học thường là màu tím hoặc đen, tùy theo quy định của trường.

Những lỗi sai trẻ thường gặp khi luyện viết chữ

Bên cạnh các quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp, phụ huynh hãy lưu ý những lỗi sai mà bé thường mắc phải trong quá trình luyện viết để giúp bé điều chỉnh kịp thời:

  • Cầm bút sai cách.

  • Tư thế ngồi không đúng.

  • Viết sai kích thước chữ, form chữ, khoảng cách của các chữ…

  • Viết chữ thiếu nét.

  • Viết chữ không đồng đều, chữ to chữ nhỏ.

  • Không có sự nhất quán khi viết chữ hoa và chữ thường.

Những lỗi sai trẻ thường gặp khi luyện viết chữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số mẫu chữ đẹp cho bé

Nhằm giúp trẻ luyện viết chữ đẹp hiệu quả tốt nhất, phụ huynh có thể tham khảo một số mẫu chữ đẹp dưới đây. Các tài liệu này sẽ giúp bạn đưa ra hướng dẫn dạy bé rèn chữ một cách phù hợp.

Mẫu số 1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẫu số 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẫu số 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẫu số 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để con có thể viết chữ đẹp, bố mẹ không nên tạo áp lực bắt bé phải luyện chữ trong thời gian quá lâu. Thay vào đó, phụ huynh hãy kết hợp nhiều phương pháp học khác để trẻ thêm hứng thú, chẳng hạn như học qua ứng dụng. Phần mềm VMonkey hỗ trợ dạy tiếng Việt theo chương trình Giáo dục Phổ thông cho bé mầm non và tiểu học là một lựa chọn được nhiều phụ huynh tin tưởng. Nội dung học gồm nhiều cấp độ, 10 chủ đề truyện khác nhau, hơn 100 đầu sách nói giúp bé học đánh vần và phát âm chuẩn, nhanh hơn, hoàn thiện khả năng ăn nói, hoạt ngôn, sử dụng linh hoạt các từ ngữ, phát huy khả năng nhận biết, sáng tạo.

Luyện cho trẻ viết chữ đẹp không khó như phụ huynh vẫn tưởng. Mong rằng những chia sẻ trên về những quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp đã giúp bạn biết cách uốn nắn trẻ từ những ngày đầu cầm bút.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!