zalo
Dạy bé học toán lớp 4 phép trừ: Cách tính và các dạng bài tập thường gặp
Học toán

Dạy bé học toán lớp 4 phép trừ: Cách tính và các dạng bài tập thường gặp

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/04/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Phép trừ là một trong những dạng bài cơ bản của toán lớp 4 nhưng rất quan trọng trong suốt quá trình học tập môn toán của trẻ nhỏ. Vì vậy, để giúp trẻ học tốt toán lớp 4 phép trừ, Monkey sẽ nêu rõ lý thuyết, các dạng bài tập và một số bí quyết học tập tốt trong bài viết này. Quý thầy cô cùng các phụ huynh cũng có thể tham khảo để hướng dẫn trẻ học dễ dàng hơn.

Lý thuyết về phép trừ toán lớp 4

Phép trừ là một trong 4 phép toán cơ bản, bao gồm: cộng, trừ, nhân, chia. Đây là phép tính để bớt đi giá trị hiện có để ra được giá trị cuối cùng, được kí hiệu là dấu “-”.

Một phép tính trừ sẽ được kí hiệu là: a - b = c.

Trong đó:

  • a là số bị trừ (tức là giá trị bị lấy đi)

  • b là số trừ (tức là giá trị cần lấy)

  • c là hiệu (tức là giá trị còn lại sau khi lấy ở số bị trừ)

Bên cạnh đó, khi học sách giáo khoa toán lớp 4 bài phép trừ, các em cần ghi nhớ có 2 loại gồm: phép trừ không nhớ và phép trừ có nhớ.

Lý thuyết về phép trừ toán lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách thực hiện phép trừ toán lớp 4

Trong sách giáo khoa toán lớp 4 phép trừ, các em sẽ được học cách thực hiện các phép tính của phép trừ có nhớ và phép trừ không nhớ. Các em cần nắm rõ cách tính để tính toán đúng như sau: 

Phép trừ không nhớ là phép toán rất đơn giản, dễ thực hiện. Khi giải toán lớp 4 phép trừ không nhớ, ta thực hiện phép tính từ phải sang trái theo từng hàng với số bị trừ lớn hơn số trừ.

Ví dụ: 55 – 20 = 35

Trong đó:

  • Số 55: Được gọi là số bị trừ.

  • Số 20: Được gọi là số trừ.

  • Số 35: Là kết quả của phép trừ được gọi là hiệu. 

So với phép trừ không nhớ thì phép trừ có nhớ thuộc dạng nâng cao hơn nhưng vẫn được thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. Nhưng trong cùng một hàng chữ số bị trừ bé hơn số trừ, ta phải mượn 1 ở hàng tiếp theo để trừ (nhớ 1). Ta tiếp tục thực hiện phép tính trừ ở hàng tiếp theo cần cộng 1 ở số trừ vào để tính.

Ví dụ: 45 - 17 = ?

  • Hàng đơn vị: 5 không trừ được 7, lấy 15 trừ 7 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
  • Hàng chục: 1 cộng 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. Kết quả là 28.

Cách tính phép trừ lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dạng bài tập toán lớp 4 phép trừ thường gặp

Khi học và luyện tập sách toán lớp 4 phép trừ, các em sẽ gặp một số dạng bài tập như: đặt tính rồi tính, tìm x, tính giá trị biểu thức hay giải bài toán đố có lời văn,... Trong phần này, Monkey sẽ hướng dẫn các em cách giải từng dạng bài để có thể dễ dàng hoàn thành giải bài tập toán lớp 4 phép trừ SGK, sách bài tập hoặc các đề thi quan trọng khác,...

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

Có thể nói, đặt tính rồi tính là một dạng toán toán 4 phép trừ rất phổ biến. Để làm được bài tập này, các em cần đặt phép tính theo hàng dọc và tính. Cụ thể:

  • Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho thẳng hàng thẳng cột.

  • Trừ các chữ số tự nhiên theo thứ tự từ phải qua trái. Hàng đơn vị, hàng trăm, hàng nghìn,...

  • Kiểm tra lại kết quả và kết luận.

Ví dụ:  Đặt tính rồi tính: 

  1. 7363 - 4052 = ?

  2. 36582 - 14270 = ?

Câu trả lời:

Dạng 2: Tìm x

Ví dụ: Tìm x biết: x - 5 = 30

Để giải được bài toán lớp 4 phép trừ tìm x này, ta cần xác định vai trò của x để áp dụng các quy tắc vào giải.

  • Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

  • Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ rồi trừ đi hiệu.

Dựa vào đó ta có thể giải bài tập ví dụ trên như sau:

Ta có: x - 5 = 30

=> x = 35 + 5

=> x = 40

Dạng 3: Tính giá trị biểu thức

Ví dụ:

  1. 1478 - 174 x 8

  2. 478 - 356 + 429 : 3

Phương pháp giải bài tập này là áp dụng các quy tắc thực hiện trong phép tính gồm:

  • Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

  • Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau…

  • Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

  • Kiểm tra lại kết quả và đưa ra kết luận.

Dựa vào phương pháp giải bài toán lớp 4 phép trừ ở trên, ta có thể tính giá trị biểu thức ở ví dụ trên như sau:

  1. 1478 - 174 x 8 = 1478 - (174 x 8) = 1478 - 1392 = 86

  2. 478 - 356 + 429 : 3 = 478 - 356 + 143 = 265

Biểu thức về phép trừ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 4: Giải toán đố có lời văn

Ví dụ: Một cửa hàng bán được 790 kg gạo trong 2 ngày. Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 480 kg gạo. Hỏi ngày thứ 2 cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo.

Phương pháp giải bài tập này cần thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài toán để xác định các thành phần và phép tính cần thực hiện.

  • Bước 2: Trình bày lời giải và thực hiện phép tính.

  • Bước 3: Kiểm tra kết quả và kết luận.

Từ đó ta có thể giải bài tập ví dụ trên như sau:

Ngày thứ 2 cửa hàng bán được tổng số kg gạo là:

790 - 480 = 310 (kg gạo)

Đáp số: Ngày thứ 2 cửa hàng bán được 310 kg gạo.

Một số bài tập toán lớp 4 phép trừ để các em luyện tập

Qua phần tìm hiểu lý thuyết toán lớp 4 phép trừ ở trên, các em hãy chịu khó rèn luyện các bài tập để ghi nhớ kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài. Dưới đây là một số bài tập toán lớp 4 phép trừ để các em luyện tập:

Phương pháp giúp bé giải bài toán lớp 4 phép trừ dễ dàng

Nhìn chung bài phép trừ toán lớp 4 cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu các em không ghi nhớ phương pháp giải của các dạng bài tập liên quan đến phép trừ thì sẽ rất khó khăn khi làm bài tập. Dưới đây là một số “mẹo hay” giúp các em hoàn thành các bài tập một cách dễ dàng.

Ghi nhớ lý thuyết toán lớp 4 bài phép trừ

Về cơ bản, bài toán lớp 4 phép trừ có khá nhiều dạng bài tập và công thức tính. Cũng có thể vì vậy mà nhiều em sẽ dễ dàng quên lý thuyết, dẫn đến việc không biết giải các bài tập về phép trừ. Để tránh tình trạng không biết cách giải bài tập toán 4 phép trừ thì ba mẹ cần nhắc nhở, hướng dẫn trẻ ghi nhớ và hiểu các công thức tính về phép trừ. 

Để ghi nhớ được các lý thuyết thì điều đầu tiên là trẻ cần tập trung học bài ngay trên lớp để hiểu bài. Tiếp theo, các em hãy hệ thống hóa lại lý thuyết, viết ra giấy nhiều lần để ghi nhớ sâu hơn. Đồng thời cần kết hợp với việc làm bài tập thường xuyên để áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Trẻ cần ghi nhớ lý thuyết về phép trừ để giải bài tập. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nắm vững các bước giải của từng dạng bài tập

Như đã nêu ở trên, bài tập về phép trừ lớp 4 gồm có 4 dạng bài tập thường gặp. Ở mỗi dạng bài lại có phương pháp giải khác nhau. Vì vậy, các em cần ghi nhớ được đặc trưng và các bước giải bài tập để có thể dễ dàng thực hiện. Ba mẹ nên nhắc nhở con làm bài đúng trình tự, không nên thực hiện nhảy cóc khi làm bài để tránh nhầm lẫn. Đồng thời cũng có thể nhìn nhận lại bài để tìm ra lỗi nếu đã giải sai.

Ba mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội giúp con giỏi tiếng Anh trước tuổi lên 10 nhờ ứng dụng Monkey Stories.

Tóm tắt đề bài

Trước khi làm bài, các em cần đọc kỹ yêu cầu của đề, phân tích nội dung để tìm ra phương pháp giải tốt nhất. Khi phân tích nội dung, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ làm thêm bước tóm tắt đề bài dưới dạng câu chữ ngắn, số hoặc sơ đồ. Các số liệu được viết ngắn gọn sẽ giúp các em hiểu bài toán dễ dàng hơn, tránh bị đánh lừa bởi các “mẹo” trong bài và nhầm lẫn số liệu. Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng giải các bài tập đó hơn.

Thường xuyên luyện tập bài toán lớp 4 phép trừ

Một trong những cách học toán lớp 4 phép trừ hiệu quả chính là luyện tập các dạng bài thường xuyên. Ba mẹ có thể cho trẻ làm các bài tập trong SGK, sách bài tập hay như là sách bài tập nâng cao, các đề thi,... Đây không chỉ là cách giúp các em ghi nhớ lý thuyết, rèn luyện kỹ năng làm bài tập mà còn góp phần nâng cao kỹ năng tính toán. Đến khi gặp các đề kiểm tra ở dạng khó hơn, trẻ cũng sẽ dễ dàng nhận ra bài tập đó thuộc dạng nào để giải.

Rút kinh nghiệm từ những lỗi sai

Khi giải các bài tập toán nói chung và toán lớp 4 phép trừ nói riêng, việc giải bài tập sai kết quả cũng là điều khó tránh khỏi. Khi đó, ba mẹ không nên trách mắng trẻ nhiều để tránh tình trạng trẻ sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý của con. Thay vào đó thì ba mẹ nên giúp các con nhận ra lỗi sai ở đâu và cách khắc phục lỗi sai đó như thế nào. Như vậy trẻ sẽ ghi nhớ sai lầm và rút được kinh nghiệm cho các bài tập sau.

Học nhóm

Sự tập trung khi học hay làm bất cứ việc gì cũng đều rất quan trọng mới mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên không phải vì thế mà ba mẹ bắt ép trẻ ngồi chăm chú học một mình một góc. Thay vào đó, ba mẹ có thể cho con học nhóm khoảng 3-4 bạn. Bởi mỗi người sẽ có một ý tưởng, một cách giải bài khác nhau, nhờ vậy mà trẻ sẽ học hỏi thêm được nhiều cách giải khác nhau. Đặc biệt, phương pháp học này còn giúp trẻ hứng thú và yêu thích môn Toán khá khô khan này hơn.

Học nhóm giúp trẻ hứng thú học toán hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rèn luyện tính tự giác học bài

Không chỉ với môn Toán mà bất cứ môn học nào cũng vậy, nếu bị ép buộc học thì trẻ sẽ không thích và cũng không thể tập trung học tốt được. Vì vậy, ba mẹ nên rèn luyện cho con tính tự giác trong việc học bằng cách: tạo môi trường học tập thoải mái, nhắc nhở con học đúng giờ, khích lệ tinh thần học tập cho con (khen thưởng, tặng quà cho con khi học xong, giải đúng bài tập,...). Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần giải thích cho con về tầm quan trọng của việc học, để con dần dần ý thức được tính tự giác khi học bài.

Củng cố kiến thức và luyện tập các dạng toán với Monkey Math

Ngoài những phương pháp học kể trên thì Monkey Math là ứng dụng học tập giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải các bài toán lớp 4 phép trừ và các dạng bài tập khác rất hiệu quả. Bởi đây là ứng dụng dạy học bám sát chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Các bài học trong đó được phân theo hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học như:

  • Đếm và Tập hợp số

  • Phép tính và Tư duy đại số

  • Số và Phép tính hệ Thập phân

  • Đo lường

  • Hình học

  • Không gian và Thời gian

  • Dữ liệu và Đồ thị

Tùy vào từng độ tuổi và trình độ của từng bé mà Monkey Math phân chia lộ trình học phù hợp theo từng cấp độ từ dễ đến khó. Hơn nữa, nội dung các bài học được tổ chức dạy theo các trò chơi, video, hình ảnh rất sinh động, hấp dẫn. Điều này giúp kích thích trẻ hứng thú học tập hơn, đồng thời dễ dàng ghi nhớ các kiến thức toán học.

Monkey Math giúp trẻ học toán - tiếng Anh theo chương trình GDPT mới. (Ảnh: Monkey)

Hơn nữa, Monkey Math còn kết hợp dạy học bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy, khi học ứng dụng học tập này, trẻ không chỉ củng cố được kiến thức môn Toán, nâng cao năng lực tư duy mà còn góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Bé nào chưa được học ứng dụng này thì ba mẹ hãy tải app Monkey Math trên điện thoại, ipad hay máy tính để con được tiếp cận với kiến thức sớm.

Video giới thiệu ứng dụng Monkey Math.

Ba mẹ TẢI ỨNG DỤNG và ĐĂNG KÝ GÓI HỌC MONKEY MATH ngay hôm nay để con được tiếp cận với kiến thức sớm và nhận nhiều quà tặng hấp dẫn.

Tóm lại, thông qua bài viết này Monkey đã giúp các em nắm rõ công thức tính các dạng toán lớp 4 phép trừ. Hy vọng qua đây sẽ giúp các em học tốt môn Toán hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quên nhắc nhở trẻ học tập ứng dụng Monkey Math và theo dõi thêm nhiều bài giảng bổ ích khác tạ website monkey.edu.vn mỗi ngày nhé.

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!