zalo
Hướng dẫn cách học võ Vovinam cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu
Tips học tập

Hướng dẫn cách học võ Vovinam cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu

Hoàng Hà
Hoàng Hà

05/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Là môn võ có nguồn gốc từ Việt Nam, cũng như tính ứng dụng cao trong việc tự vệ và thi đấu chuyên nghiệp, nên nhu cầu học võ Vovinam ngày càng nhiều. Vậy làm sao để có thể tự tập luyện võ Vovinam tại nhà hiệu quả? Nội dung ngày sau đây sẽ phân tích chi tiết nhất.

Có nên tự học võ Vovinam tại nhà?

Để trả lời được câu hỏi có nên tự học võ Vovinam hay không? Mọi người có thể dựa vào những thông tin sau đây:

Võ Vovinam là môn võ như thế nào?

Vovinam hay còn gọi là võ Việt Nam. Đây là một trong những môn võ truyền thống của nước ta, được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Sáng từ năm 1936. Đây được xem là một môn võ có sự kết hợp giữa những tinh hoa võ thuật Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, áp dụng những nguyên tắc mềm mại, không dùng vũ khí, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đá, đầu gối và khuỷu tay.

Đồng thời, môn võ Vovinam còn dạy cho mọi người biết cách ứng phó nhanh với những tình huống phản đòn, đỡ đòn hay đối thủ có vũ khí. Hiện tại, môn võ này đã được tổ chức ở gần 70 quốc gia trên thế giới, cũng như quốc tế thừa nhận đây là môn võ của Việt Nam và được hi đấu ở nhiều cấp độ.

Vovinam là môn võ truyền thống của Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học võ Vovinam có lợi gì?

Có nhiều người thắc mắc học võ vovinam để làm gì? Thì thực chất, đây là môn võ được nhiều người tập luyện nhờ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường sức khỏe, sự linh hoạt, dẻo dai hơn cho cơ thể.

  • Tăng sự linh hoạt thị giác khi nhìn nhận các đòn phản công, tấn công từ đối thủ.

  • Nâng cao khả năng tập trung.

  • Rèn luyện tính kỷ luật trong tập luyện và đời sống.

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu được áp lực trước những khó khăn.

  • Biết cách xử lý những tình huống nhạy bén.

  • Tự vệ cho bản thân.

  • Giảm căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc.

  • Rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh, vóc dáng cân đối.

Một số hạn chế việc học võ Vovinam tại nhà

Bên cạnh những lợi ích khi học võ Vovinam, thì việc tập luyện tại nhà cũng sẽ có một số hạn chế nhất định như:

  • Không được hướng dẫn tận tình, khó khăn khi tập luyện.

  • Chủ yếu tập luyện các động tác cơ bản, dễ học nhưng khó áp dụng.

  • Không nắm bắt được mình sai ở đâu để khắc phục.

  • Không có đồng đội cùng nhau luyện tập, thi đấu.

  • Khó tự giác và kiên trì tập luyện.

Tóm lại, việc học võ Vovinam tại nhà sẽ có nhiều bất cập hơn so với khi học tại lớp luyện võ, trung tâm. Vậy nên, nếu có thời gian và điều kiện, nên đăng ký học võ vovinam tại những trung tập, lớp học uy tín để dễ dàng học và tập luyện hiệu quả hơn.

Học võ tại trung tâm sẽ đảm bảo tính hiệu quả hơn. (ảnh: Sưu tầm internet)

Các hệ thống đai trong học võ Vovinam

Trong môn võ Vovinam sẽ có những cấp đai tương ứng như sau:

  • Tự vệ nhập môn: Đai màu xanh nhạt, dành cho võ sinh mới học võ

  • Lam đai: Sau 6 tháng hoàn thành cấp tự vệ nhập môn sẽ được nâng cấp lam đai có màu xanh đậm hơn, cùng 3 vạch vàng.

  • Huyền đai: Thời gian học 1 năm, đai đen một cấp dành cho huấn luyện viên. Còn môn sinh dưới 15 tuổi thì sẽ đeo đai đen sọc vàng.

  • Vovinam chuẩn hoàng đai: Với môn sinh trung đẳng dưới 12 tuổi sẽ là đai vàng viền xanh một cấp.

  • Cấp hoàng đai: Cấp đai này sẽ có màu vàng, đỏ gạch cùng với 4 cấp bậc khác nhau. Trong đó, cấp Hoàng Đai và Đệ Nhất Hoàng Đai sẽ có 2 năm đào tạo, nhị hoàng sẽ là 3 năm và Hoàng Đai là 4 năm. Người sở hữu đai này phải đáp ứng tiêu chuẩn về thời gian tập luyện cùng năng lực.

  • Cấp chuẩn hồng đai: Đai này sẽ là màu đỏ viền vàng. Thời gian học tập kéo dài khoảng 5 năm, để đạt được đai này cần phải đạt được trình tiểu luận học võ.

  • Cấp hồng đai trong: Đai đỏ vạch trắng có tổng cộng 6 cấp, mỗi cấp sẽ phải trải qua quá trình tập luyện ít nhất 6 năm, cũng như phải hoàn thành trình độ luận án võ học khi thăng cấp.

  • Bạch đai – Cấp đai cao nhất của võ Vovinam: Đai này sẽ có 4 màu bao gồm đen, xanh, vàng, đỏ cùng 11 cấp. Đây là đai dành cho bậc thầy hay còn gọi là chưởng môn.

Hệ thống đai trong võ Vovinam. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những tố chất người võ sĩ cần có khi tự học võ Vovinam

Vovinam là môn võ thuật không chỉ giúp người học hoàn thiện về mặt thể chất, còn hỗ trợ rèn luyện tính kỷ luật, sự kiên nhẫn cùng tinh thần thượng võ. Vậy nên, để tập luyện được môn võ này, sự nhanh nhẹn – sức mạnh tinh thần và thể chất – sự bền bỉ - khéo lẻo – dẻo dai chính là những tố chất quan trọng cần có của một người học võ.

Hướng dẫn cách học võ Vovinam tại nhà

Để có thể tự học võ Vovinam tại nhà, mọi người cần phải tập luyện, tuân thủ những tiến trình đã được các võ sư biên soạn, cũng như học những động tác từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể:

Tiến trình học võ Vovinam

Về cơ bản, một người học võ nói chung, võ Vovinam nói riêng sẽ trải qua tiến trình cơ bản sau đây:

  • Người học võ sẽ tìm hiểu về Vovinam là gì? Cũng như các kỹ thuật, động tác cơ bản của môn võ Vovinam.

  • Lắng nghe các huấn luyện viên phân tích kỹ, thị phạm từng kỹ thuật chi tiết.

  • Võ sinh sẽ tiến hành tập luyện các kỹ thuật tương ứng đã được hướng dẫn.

  • Kiểm tra các động tác, nếu sai sẽ phải sửa lỗi.

  • Thực hành các động tác kỹ thuật Vovinam trong thi đấu.

Khi học võ Vovinam cần có tiến trình rõ ràng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Gợi ý 8 bài tập Vovinam cơ bản

Để tiến hành tự lập luyện võ Vovinam, mọi người nên bắt đầu với những bài tập cơ bản sau đây để nâng cao kỹ năng của bản thân.

Bài tập 1: Bóp cổ trước lối 1

  • Bước 1: Tư thế đứng chùng người xuống thấp, 2 tay chắp lại phía trước ngực.

  • Bước 2: Bắt đầu vươn thẳng người lên, đồng thời đánh mạnh 2 tay lên cao về phía giữa 2 tay đối phương.

  • Bước 3: Tiến hành đưa 2 tay từ trên xuống và thực hiện động tác chém mạnh xuống 2 bên cổ đối thủ.

  • Bước 4: Lấy lực ở tay để có thể giữ cổ đối phương kéo về phía trước, cùng lúc đưa gối lên tấn công phần bụng.

Kỹ thuật bóp cổ trước lối 1. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 2: Bóp cổ trước lối 2

  • Bước 1: Tư thế đứng chân xéo về phía trái, tay phải đưa lên cao và xoay người sang trái. Đồng thời, dùng lực để chém mạnh từ cao xuống sao cho 2 tay đối phương sút ra ngoài.

  • Bước 2: Tiến hành thực hiện động tác chuyên đinh tấn phải, ra đòn đánh nhanh cùi chỏ trực tiếp vào mặt đối thủ.

Kỹ thuật bóp cổ trước lối 2. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 3: Bóp cổ sau lối 1

  • Bước 1: Đứng tư thế chân phải bước ra sau làm trụ, cũng như để gài chân trái đối thủ.

  • Bước 2: Cùng lúc xoay người và đưa tay phải lên cao. Thực hiện cú ra đòn chém nhanh, mạnh, dứt khoát về hướng trái của 2 tay đối thủ rút ra.

  • Bước 3: Thực hiện động tác giữ chân trái làm trụ và ra cú đòn chém tay phải chân phải dứt khoát.

Kỹ thuật bóp cổ sau trong Vovinam. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 3: Ôm trước cả tay

  • Bước 1: Đứng tư thế chùng người xuống, đồng thời sẽ tiến chân phải bước lùi phía sau đứng đinh tấn trái. Sau đó sẽ lấy lực của 2 cánh tay để tung ra đón đánh bung ra hai bên hông đối phương.

  • Bước 2: Tiếp tục ra đòn chém mạnh, dứt khoát 2 tay vào trực tiếp hai bên sườn đối thủ.

  • Bước 3: Lấy lực 2 tay nắm hông để kéo mạnh đối thủ về phía trước. Cùng lúc thực hiện đồng tác lên gối phải vào bụng.

Kỹ thuật ôm trước cả tay trong võ Vovinam. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 4: Ôm trước không tay

  • Bước 1: Thực hiện động tác nắm chặt phía sau đầu hoặc tóc đối thủ, sau đó ghì chặt đầu đối thủ ngẩng lên và dùng tay đánh thẳng vào cằm.

  • Bước 2: Tiến hành thực hiện động tác gài chân phải ra sau chân phải của đối thủ, rồi vào tư thế đứng đinh tấn rồi bẻ đầu đối thủ té xuống.

Kỹ thuật ôm sau không tay. (ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 6: Ôm sau cả tay

Bài tập này sẽ dùng chân phải để dò tìm chân phải đối thủ. Tiếp đến sẽ đạp mạnh họ xuống đất, cùng lúc lấy tay phải chém vào hạ bộ của đối thủ.

Kỹ thuật ôm sau cả tay và cách tự vệ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 7: Ôm sau không tay

  • Bước 1: Thực hiện động tác xoay người, sau đó dùng lực để đánh mạnh cùi chỏ trực tiếp vào mặt đối thủ.

  • Bước 2: Xoay người sang trái và tiếp tục đánh cùi chỏ về phía mặt bên trái đối phương.

  • Bước 3: Tiến hành lấy chân phải móc chân phải đối thủ lên, cùng lúc lấy cùi chỏ đánh vào mặt đối thủ để hất văng ra xa.

Kỹ thuật ôm sau không tay. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 8: Nắm ngực áo trước

  • Bước 1: Dùng ngón cái tay phải để bấm vào ngực của đối phương để họ nới lỏng tay ra. Sau đó dùng 4 ngón tay còn lại thực hiện động tác nắm tay đối thủ xoay bật lên.

  • Bước 2: Tiến hành lấy tay trái thực hiện động tác đánh vào khuỷu tay của đối thủ rồi bẻ cong ra phía sau lưng.

  • Bước 3: Nhanh chóng dùng tay trái để đè mạnh làm cho đối thủ ngã nghiêng xuống. Tiếp tục dùng chân trái đè mạnh lên người họ để khống chế.

Kỹ thuật nắm ngực áo trước trong Vovinam. (Ảnh: Sưu tầm internet).

Một số chấn thương trong quá trình học võ Vovinam

Trong quá trình học võ nói chung, võ Vovinam nói riêng thì gặp chấn thương là điều khó có thể tránh khỏi. Chẳng hạn như:

  • Chấn thương phần mềm: Đây là những chấn thương khi thực hiện các động tác quá mức dẫn tới việc bầm tím, sưng tấy, viêm khớp, đứt dây chằng, rách cơ… Với loại chấn thương này thường cần phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, chườm đá hoặc dùng bắp ép để giảm lượng máu chảy ra, giảm tình trạng sưng tấy.

  • Chấn thương khớp, xương: Đây là loại chấn thương thường gặp như trật khớp, bong gân,… Với chấn thương này cần phải sơ cứu bằng cách chườm đá, băng đó và đưa đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng.  

  • Chấn thương ngoài da: Đây là loại chấn thương khá phổ biến, chủ yếu là các vết trầy xước bên ngoài da. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng gây ra cảm giác đau rát. Nên khi gặp chấn thương này cần rửa sạch bằng nước khử trùng, bôi thuốc mỡ để tránh nhiễm trùng và dùng gạc băng lại thì sau vài ngày vết thương sẽ phục hồi.

Một số lưu ý khi học võ Vovinam để hạn chế chấn thương

Để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình học Vovinam, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có đồ dùng bảo hộ: Với những người mới tập, khả năng chịu đòn chưa cao nên cần trang bị các đồ dùng bảo vệ như mũ đội đầu, găng tay tập võ, đệm người… để giúp đảm bảo an toàn hơn khi tập luyện.

  • Khởi động kỹ càng: Trước khi bước vào tập luyện ngay các động tác võ Vovinam, người tập cần phải khởi động kỹ khoảng 5 – 10 phút để làm nóng người, giãn cơ giúp quá trình tập luyện hạn chế chấn thương.

  • Có chế độ tập luyện hợp lý: Nên bắt đầu tập võ Vovinam với những động tác cơ bản, sau khi thuần thục mới bắt đầu học nâng cao, tham gia thi đấu để thăng hạng.

  • Uống đủ nước: Cũng như các môn thể thao khác, khi tập võ cũng rất dễ bị mất sức nên việc bổ sung nước đầy đủ cũng rất quan trọng để tránh bị mệt mỏi, đuối sức.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Trong quá trình tập võ sẽ khó tránh khỏi những chấn thương, cũng như để phòng tránh những biến chứng do chấn thương để lại thì việc khám sức khoẻ định kỳ rất quan trọng.

Việc tập luyện các bài tập võ Vovinam cần có sự kiên trì. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách học võ Vovinam tại nhà. Nhìn chung, đây là môn võ khá khó, nhưng nếu kiên trì tập luyện, cũng như có tinh thần thượng võ cao thì bạn sẽ tìm thấy nhiều thú vui và niềm đam mê ở võ Vovinam.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey