Lý thuyết quá nhiều, thiếu môi trường tương tác, tiếp thu kiến thức thụ động… là những nguyên nhân chính khiến trẻ không hứng thú, học tiếng Anh mãi không tiến bộ.
Trẻ chán học tiếng Anh vì phải học lý thuyết quá nhiều
Không ít ba mẹ cho rằng nếu có một nền tảng lý thuyết vững chắc con sẽ giỏi tiếng Anh nên đã ưu tiên việc học ngữ pháp hàng đầu. Điều này hoàn toàn đi ngược với quá trình tiếp nhận ngôn ngữ và dễ khiến trẻ chán học tiếng Anh.
Ở độ tuổi còn nhỏ khi mới bắt đầu học tiếng Anh, trẻ tiếp nhận ngôn ngữ từ việc nghe – nói – đọc rồi mới viết. Thay vì ép bé phải học lý thuyết qua sách vở, dịch chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh, ba mẹ hãy tìm những tài liệu tiếng Anh chuẩn để cho con nghe từ nhỏ.
Quá trình nghe từ vô thức (tắm ngôn ngữ) đến nghe có chủ đích giúp tiếng Anh thẩm thấu vào trong nhận thức của trẻ tự nhiên như tiếng mẹ đẻ. Từ đó, con sẽ học ngôn ngữ dễ dàng và tiếp nhận cởi mở hơn.
Xem thêm: Cho con học tiếng Anh đúng cách? Mẹ đã biết?
Đây chính là lý do Monkey Junior – Ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu xây dựng chương trình học bắt đầu với những từ vựng thuộc chủ đề gần gũi với cuộc sống của con nhất như thiên nhiên, động vật, màu sắc… chứ không phải từ ngữ pháp. Những từ vựng này được phân chia theo cấp độ dễ đến nâng cao, phù hợp với khả năng tiếp nhận của con ở từng độ tuổi.
Thiếu môi trường tương tác
Chuyên gia Ý Luca Burlon - từng làm việc tại tổ chức phi chính phủ “Euro Demos Youth Mobility” với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy ngôn ngữ chia sẻ, có nhiều người học giỏi tiếng Anh hàn lâm nhưng khi giao tiếp với những người bản địa lại không được như vậy. Ông cho rằng, cách tiếp cận nên thay đổi, môi trường học nên cải tiến hơn, không nặng về lý thuyết, nhiều tương tác và thực hành hơn.
Biết rằng yếu tố tương tác, sự hào hứng đặc biệt quan trọng với những trẻ bắt đầu học tiếng Anh, Monkey Junior đã xây dựng hệ thống bài học với hàng ngàn trò chơi sinh động, phù hợp với từng độ tuổi và trình độ của bé. Qua thao tác ấn, chạm tương tác với màn hình, trẻ được học tiếng Anh toàn diện, từ nhận diện mặt chữ, phát âm chuẩn và tình huống sử dụng từ…
Tiếp thu kiến thức thụ động
PGS Nguyễn Lân Trung (Đại học Quốc gia Hà Nội) từng chia sẻ trong các phương pháp dạy học nói chung trước đây và gồm cả ngoại ngữ, vị trí của người học thường được xác định là người thuần túy tiếp nhận kiến thức. Đây là sự tiếp thu thụ động và kém hiệu quả với người học.
Tiếp thu thụ động được hiểu đơn giản là con chỉ được học, được nghe những gì ba mẹ, thầy cô trên lớp nói mà thiếu sự thực hành, tìm hiểu và khám phá. Cách học máy móc này khiến trẻ không hiểu bản chất của ngôn ngữ được học, dễ chán nản và khó ghi nhớ những điều đã học.
Bắt con học theo ý ba mẹ
Đôi khi ba mẹ nghĩ điều mình làm là tốt cho con nhưng thực tế chưa hẳn đã vậy. Thay vì áp đặt con phải học theo cách này, cách kia, ba mẹ hãy quan tâm đến sở thích, tâm lý của con. Việc này giúp con vừa được học theo sở thích mà vẫn đúng định hướng của gia đình.
Ngoài phương pháp hay môi trường chưa phù hợp, còn có rất nhiều yếu tố chủ quan tác động trực tiếp đến việc học tiếng Anh của con, khiến trẻ chán học tiếng Anh như: tính ham chơi của trẻ, sở thích thay đổi theo từng ngày, thiếu kiên nhẫn…
Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh nên không ít ba mẹ sẵn sàng đầu tư rất nhiều cho con. Tuy nhiên, đáp lại kỳ vọng đó không phải lúc nào cũng là sự hào hứng của con trẻ. Nếu ba mẹ không có cách đồng hành cùng con học tiếng Anh khéo léo, sẽ dễ khiến con chán nản, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận.