Trẻ 4 tháng tuổi còn quá nhỏ, cơ thể chưa khoẻ mạnh như những trẻ lớn khác nên rất dễ bị tổn thương . Một trong những tai nạn ngã nguy hiểm nhất mà bé có thể gặp đó là bị ngã đập đầu ảnh hưởng tới não. Vậy khi gặp trường hợp trẻ 4 tháng bị ngã đập đầu, bố mẹ nên xử trí như thế nào là đúng và để bé không bị nguy hiểm. Monkey sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị ngã đập đầu
Nguyên nhân chính khiến trẻ 4 tháng bị ngã đập đầu đó là do sự bất cẩn trong trông coi của người giữ bé. Phụ huynh không trông trẻ đúng cách khiến bé ngã từ trên giường, võng, xe đẩy hoặc từ trên cao xuống. Bên cạnh đó, sự sơ ý của bố mẹ khi bế trẻ, để bé tuột tay rơi xuống đất cũng có thể khiến bé chấn thương và gây thương tích.
Cần làm gì khi trẻ 4 tháng bị ngã đập đầu
Trẻ 4 tháng bị ngã có thể gây ra nhiều chấn thương từ nhẹ đến nặng. Mỗi chấn thương sẽ có những biểu hiện và có những cách xử lý khác nhau. Cụ thể:
Xử lý như thế nào đối với trường hợp bé bị chấn thương nhẹ
Trường hợp bé bị chấn thương nhẹ chỉ có những vết trầy xước trên da đầu thì bố mẹ có thể tự xử lý vết thương tại nhà cho con. Bố mẹ hãy tham khảo một số cách làm sau đây:
-
Làm sạch vết thương cho bé bằng khăn sạch hoặc băng gạc y tế
-
Nếu thấy vết thương bị sưng đỏ, mẹ hãy chuẩn bị một túi chườm lạnh hoặc ngâm một chiếc khăn sạch vào nước lạnh và đắp lên vết sưng của bé. Điều này giúp vết thương không còn sưng tấy nữa mà còn giúp bé giảm đau, không còn khó chịu nữa.
-
Nếu thấy trẻ bị nôn ói 1 đến 2 lần thì bố mẹ hãy cho bé nằm nghỉ ngơi và quan sát trẻ. Nếu thấy tình trạng nôn trớ không có dấu hiệu dừng lại thì hãy đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi.
-
Cho bé nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, thoải mái và quan sát bé xem có dấu hiệu nào bất thường hay không. Nếu có hãy đưa bé đến bác sĩ để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã - Cẩn thận khi trông con
Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ngã cha mẹ cần cực kỳ lưu ý
Trẻ bị ngã nhiều có ảnh hưởng đến não không?
Các trường hợp chấn thương trung bình đến nặng phải làm gì?
Đối với những trường hợp bị thương trung bình đến nặng, bé sẽ có những biểu hiện khác thường và mức độ nguy hiểm của vết thương cũng cao hơn. Mẹ có thể thấy bé có những biểu hiện bất thường như:
-
Con yếu, không có sức
-
Cơ thể tím tái
-
Khóc nhiều hoặc khóc yếu
-
Bỏ bú
Sau đây là các trường hợp chấn thương nặng thường gặp ở trẻ mà mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị.
Vỡ xương sọ
Khi bị vỡ xương sọ, bé sẽ có những triệu chứng như:
-
Máu chảy ra từ vết thương, vùng tai vùng mũi và vùng hốc mắt.
-
Máu tụ ở sau màng nhĩ hoặc trong ống tai ngoài trong trường hợp rách màng nhĩ.
-
Tụ máu sau tai và tụ máu quanh ổ mắt gây ra dấu hiệu bầm tím sau tai và dưới mắt.
-
Kích thước đồng tử tử không đều và mất phản xạ ánh sáng
-
Mất khứu giác và thính giác
-
Tổn thương mạch máu và nhu mô não có thể khiến máu tụ dưới màng cứng và máu tụ trong não. Những khối máu tụ khiến cho tăng áp lực nội sọ. Vậy nên thường bị đau đầu, buồn nôn, cứng cổ và mất ý thức.
Đây là một chấn thương nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. Lưu ý trong quá trình chờ cứu thương tới, bố mẹ tuyệt đối không bế xốc bé lên mà di chuyển bé quá mạnh. Điều này có thể làm cho vết thương nặng hơn do chuyện động quá mạnh. Trong trường hợp mé bị chảy máu, bố mẹ hãy cầm máu cho bé ngay lập tức và chườm lạnh cho bé ngay để giảm đau cho bé.
Chấn động não
Chấn động não phản ánh tổn thương về chức năng thần kinh và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tháng. Nếu bố mẹ thấy bé có những dấu hiệu sau đây tức là bé đang bị chấn động não:
-
Bé bị bất tỉnh, mất tri giác tạm thời. Hôn mê và không đáp ứng được các kích thích.
-
Chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn thường xuyên, mất nhận thức xung quanh. Những triệu chứng này xảy ra vài phút đến vài giờ.
-
Vẻ mặt bé bị ngẩn ngơ, nhìn chằm chằm về một hướng
Khi bé có những biểu hiện như trên, mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi nhiều và quan sát bé. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường hay trở nặng nào, bố mẹ hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay.
Xem thêm: Trẻ bị ngã đập đầu vào cạnh bàn có nguy hiểm không?
Tụ máu não
Tụ máu não là một trong những triệu chứng nghiêm trọng sau tai nạn bé bị ngã đập đầu. Tuy nhiên thời gian đầu sau khi tai nạn xảy ra, bé có thể cảm thấy hoàn ổn và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Lâu dần khối máu hình thành và lớn dần làm tăng áp lực nội sọ, lúc này bé mới bắt đầu có những biểu hiện lạ như sau:
-
Đau nhức đầu tăng dần đến mức đau dữ dội.
-
Bé thường xuyên buồn ngủ lú lẫn và mất dần ý thức.
-
Một bên chân hoặc một bên tay bị yếu
-
Khi khối máu càng lớn thì các triệu chứng như hôn mê, bất tỉnh và động kinh ngày càng rõ ràng hơn.
-
Huyết áp tăng
Tụ máu não là một chấn thương không hề nhẹ và có thể sẽ phải phẫu thuật để lấy khối máu tụ trong não, tránh chèn ép não và giảm áp lực nội soi. Tuy nhiên đối với những trường hợp bị nhẹ thì bố mẹ vẫn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc điều trị do bác sĩ kê cho. Bên cạnh đó, tránh cho trẻ vận động mạnh và không kích động trẻ. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và không ngừng quan sát trẻ.
Những lưu ý trong chăm sóc chấn thương đầu cho bé
Không nên làm nóng chỗ bị thương như đắp khăn ấm lên vết thương. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết nên chườm nóng sẽ khiến cho mạch máu giãn ra khiến máu chảy nhiều hơn và gây bầm tím nặng, khó lành hơn.
Không bôi dầu gió vào chỗ bị sưng vì điều này khiến một số mạch máu nhỏ bị chảy máu liên tục.
Không tự ý di chuyển bé trong tình trạng nguy cấp. Việc di chuyển trẻ khi không cần thiết có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho vết thương sọ não.
Trẻ 4 tháng tuổi bị ngã đập đầu có sợ ảnh hưởng đến não?
Trẻ 4 tháng tuổi bị ngã đập đầu ít nhiều đều gây ra chấn thương. Hầu hết các trường hợp trẻ 4 tháng bị ngã đập đầu không có nguy cơ bị biến chứng lâu dài. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa chấn thương sọ não và các vấn đề sức khỏe tâm thần, khuyết tật và thậm chí có thể tử vong khi trưởng thành.
Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2018 đã chỉ ra 39% trẻ bị chấn thương sọ não từ nhẹ đến nặng có triệu chứng của tâm thần kinh như đau đầu, rối loạn tâm thần, trầm cảm,... Chính vì vậy bố mẹ nên giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây ngã đập đầu ở trẻ.
Đối với trường hợp chấn thương nhẹ thì cha mẹ không cần quá lo lắng, bé chỉ bị xây xước nhẹ mà thôi. Tuy nhiên phần da đầu của bé chứa nhiều mạch máu và do trẻ 4 tuổi còn bé nên phần mô khá mềm, dẫn tới việc khiến trẻ bị bầm vết lớn và chảy máu. Điều này khiến bố mẹ lo lắng. Thông thường những vết thương này chỉ gây đau nhức, khó chịu nhất thời cho bé, khoảng sau 1 đến 2 tuần là sẽ khỏi mà không cần can thiệp.
Đối với những trường hợp nặng hơn như va đập mạnh khiến não có nguy cơ bị dập, tụ máu và vỡ các mạch máu gây xuất huyết não,... Điều này dẫn đến nguy cơ bé bị ảnh hưởng nhiều đến tri giác, thần kinh và thậm chí là tử vong. Những biến chứng này có thể xảy ra chậm sau vài ngày hoặc vài tuần. Bố mẹ hãy chú ý quan sát bé kết có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì hãy đưa bé đến bệnh viện ngay.
Cẩn trọng trong việc trông chừng trẻ 4 tháng tuổi tránh để bé ngã
Để ngăn chặn những tai nạn như thế này xảy ra, bố mẹ cần phải hết sức chú ý và cẩn trọng trong việc trông chừng trẻ. Sau đây là một số lưu ý mà bố mẹ cần biết để hạn chế những tai nạn không đáng có:
-
Phụ huynh cần cẩn thận khi trông giữ trẻ, không được để trẻ chơi một mình đặc biệt là trẻ nhỏ.
-
Cẩn thận trong việc ẵm, bế bé. Không bế bé bằng một tay và không làm những hành động như tung hứng, nô đùa với bé.
-
Làm các tấm chắn nơi giường của trẻ nằm và lối đi ra cầu thang, ban công, phòng bếp.
-
Đối với những trẻ nằm võng và nằm nôi, bố mẹ hãy che chắn để bé không bị rơi xuống sàn khi thay đổi tư thế nằm.
-
Dây cột võng của trẻ cần phải chắc chắn, khi đưa võng nên đưa nhẹ nhàng.
-
Khi bé ngồi trên ghế cao hoặc ngồi trên xe đẩy thì cần phải có dây đai giữ an toàn cho bé.
-
Không để bé dưới 10 tuổi trông coi bé dưới 3 tuổi một mình.
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến tai nạn trẻ 4 tháng bị ngã đập đầu. Hy vọng với những chia sẻ của Monkey, bố mẹ sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của tai nạn này và có những cách xử lý đúng đắn kịp thời để hạn chế sự nguy hiểm cho trẻ. Đừng quên theo dõi website của Monkey để biết thêm nhiều bài học quý giá về nuôi dạy và chăm sóc trẻ nhé.
What to Do When Baby Falls Off the Bed - 11/9/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/baby-fell-off-bed
What to Do If Your Infant Falls Off the Bed or Changing Table - 11/9/2022
https://health.clevelandclinic.org/what-to-do-if-your-infant-falls-off-the-bed-or-changing-table/