Sau 3 tháng, cơ thể người mẹ sau sinh cũng hồi phục được đáng kể. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh 3 tháng nên ăn gì để vừa giúp lấy lại năng lượng vừa đảm bảo cân bằng lại không phải ai cũng biết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nha.
1. Tình trạng sức khỏe của mẹ giai đoạn 3 tháng sau sinh
Sau sinh cơ thể người mẹ rất yếu do thực hiện một cuộc đại phẫu lớn. 3 tháng đầu là giai đoạn vàng để mẹ phục hồi cơ thể và cũng làm quen dần với việc chăm sóc con. Những biểu hiện rõ rệt của sức khỏe của mẹ chính là.
Tử cung co hồi
Khi sinh con, tử cung của mẹ giãn nở ra gấp 10 lần so với kích thước ban đầu nên sau sinh tử cung co bóp để thu nhỏ trở về kích thước ban đầu. Tử cung co bóp gây ra những cơn đau, tuy nhiên đây là quá trình hồi phục của mẹ nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể tập vận động nhẹ nhàng và tích cực cho bé bú để giúp tử cung nhanh chóng hồi phục nhé.
Sản dịch sau sinh
Sản dịch là dịch âm đạo chảy ra sau quá trình sinh nở. Sản dịch chính là máu và các mô niêm mạc tử cung bong ra chưa thoát hết sau sinh. Ban đầu có máu màu đỏ hoặc nâu cùng các cục máu đông, sau đó chuyển màu nhạt dần và chuyển qua màu trong suốt. Mẹ nên sử dụng băng vệ sinh chuyên dụng, kháng khuẩn để sử dụng.
Sản dịch thường kéo dài từ 4-6 tuần và không kéo dài quá 2 tháng. Nếu như có các biểu hiện như ra nhiều máu đỏ, lượng nhiều hay kéo dài hoặc có mùi hôi thì liên hệ ngay với bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
Vết thương tại tầng sinh môn
Để thuận lợi hơn cho quá trình sinh mổ, nhiều mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định rạch tầng sinh môn ở vị trí 6 hoặc 7 giờ tùy thuộc vào kích thước của thai nhi và tình trạng khi sinh. Vết rạch này sẽ được khâu lại sau sinh, quá trình này có thể được sử dụng thuốc tê nên mẹ không cảm thấy đau khi ấy và được dùng chỉ tự tiêu để khâu nên mẹ không cần cắt chỉ. Tuy nhiên khi hết thuốc tê mẹ sẽ cảm thấy đau và hơi bất tiện. Vết đau sẽ liền sau khoảng 1 tuần và cảm giác co kéo để hồi phục sẽ mất khoảng 1 tháng. Mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch tầng sinh môn để tránh nhiễm trùng và theo dõi lau sản dịch, thay băng vệ sinh cách 3-4 tiếng 1 lần, có thể uống thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Sốt
Sau thời điểm mới sinh, trong khoảng 10 ngày nếu mẹ có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C kéo dài từ 2 ngày trở lên thì mẹ có thể bị nhiễm trùng bên trong tử cung hoặc âm đạo. Cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Tóc rụng
Thay đổi nội tiết tố khiến tóc bị rụng nhiều, khô xơ hơn. Đây là vấn đề khiến các mẹ khá lo lắng, tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện dần dần khi cơ thể phục hồi trở lại.
Các vấn đề về ngực
Trong 2-3 ngày đầy sinh con, nhiều mẹ sẽ gặp tình trạng ngực bị cương cứng, khó chịu, có thể xuất hiện các cơn sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C. Nguyên nhân là ngực bắt đầu sản xuất sữa để cung cấp cho con khiến mẹ chưa kịp thích ứng. Hãy cho bé bú để tránh tình trạng sữa tích lại dẫn tới căng sữa, gây đau nhức, khó chịu. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày, khi tuyến sữa bắt đầu hoạt động trở lại được bình thường mẹ sẽ bớt khó chịu hơn.
+ Viêm tuyến sữa: Sữa đọng lại trong tuyến sữa từ đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Bầu ngực trở nên cứng có khi kèm theo cơn đau dữ dội hay phát sốt. Bạn nên đi khám sớm để được điều trị
+ Tắc ống dẫn sữa: Kiểm tra bằng cách nắm vào gốc của đầu vú bằng ngón cái và ngón trỏ mà sữa mẹ bắn ra thành nhiều tia sữa là không bị tắc, nếu chỉ bắn ra có vài tia hay thấy đau thì có khả năng ống dẫn sữa đang bị tắc
+ Nứt đầu vú: do em bé khi bú chỉ ngậm vào đầu vú, hoặc ngậm quá lâu. Hãy cho bé ngậm sâu vào quầng vú, mỗi lần cho bú khoảng 5-10 phút sau đó đổi bên
Da bị sạm thâm, nổi mụn
Thay đổi nội tiết tố dẫn tới tình trạng da có thể xuất hiện sạm thâm, nám da, lên mụn trứng cá,... Da cũng dễ bị tổn thương hơn khi bị tác động trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời, điều này gây ảnh hưởng tới tâm lý của rất nhiều mẹ.
Thay đổi cảm xúc
Sau khi sinh, cơ thể mẹ bị thay đổi nhanh chóng, việc cơ thể mệt mỏi cùng với việc chưa quen với việc chăm sóc bé khiến mẹ có thể khó chịu, tức giận hoặc hay khóc. Cảm xúc nhạy cảm này sẽ bớt dần sau khoảng 10 ngày sau sinh. Mẹ cần được sự quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp bớt đi sự căng thẳng, lo lắng này. Mẹ cũng đừng ngần ngại mà chia sẻ với mọi người để được giúp đỡ nhé.
2. Phụ nữ sau sinh 3 tháng nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng giúp mẹ nhanh chóng hồi phục và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất giúp cho sự phát triển của trẻ.
2.1. Nước
Nước là nguyên liệu cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Trong quá trình bú mẹ, bé hấp thụ lượng nước khá lớn từ cơ thể mẹ khiến mẹ bị mất nước và hay cảm thấy khát. Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nước từ hoa quả tươi, các loại nước ép hay canh súp để bổ sung lượng nước đã mất. Uống đủ nước sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ bị táo bón ở mẹ và cũng tăng tiết sữa cho mẹ để giúp trẻ có đủ sữa để bú hơn.
2.2. Bổ sung rau xanh
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong các bữa ăn của bà mẹ sau sinh. Rau xanh chứa nhiều các vitamin, các khoáng chất giúp mẹ hồi phục sức khỏe và bổ sung lượng chất xơ dồi dào chống táo bón. Chất chống oxy hóa có trong các loại rau xanh còn giúp đẹp da, đặc biệt với lượng calo cực ít nên các mẹ có thể ăn nhiều rau xanh mà vẫn đủ no, giúp lấy lại vóc dáng hiệu quả.
2.3. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein
Bổ sung protein giúp mẹ nhanh lấy lại sức, giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng. Mẹ có thể bổ sung protein từ các loại thịt đỏ thịt bò, thịt lợn, gà, các loại hải sản. Ngoài protein từ động vật thì các loại protein chay như váng sữa, đậu nành, đậu phụ, và các loại trái cây khô cũng rất an toàn cho mẹ. Tuy tốt nhưng mẹ cũng không nên ăn quá nhiều thịt vì chúng chứa một số loại protein gây khó tiêu, đôi khi có thể gây kích ứng với đường ruột của trẻ vì chúng được truyền trực tiếp qua sữa mẹ.
2.4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa chứa nhiều canxi giúp mẹ ngăn ngừa các nguy cơ bị loãng xương, đồng thời bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho sự hình thành cấu trúc xương của trẻ. Các chế phẩm của sữa như váng sữa hay sữa chua còn có các lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, giúp kích thích tiêu hóa và giúp trẻ hoàn thiện hệ thống tiêu hóa của mình.
Mẹ nên bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa vào trong thực đơn mỗi ngày, uống từ 1-2 ly sữa mỗi ngày giúp mẹ khỏe mạnh hơn.
2.5. Carbohydrate và đường
Trong giai đoạn cho con bú mẹ cần nhiều năng lượng hơn 300-400 calo so với khi chưa sinh. Bổ sung thêm carbohydrate cho cơ thể từ các loại thực phẩm như ngũ cốc, bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì,... vào thực đơn mỗi ngày là rất cần thiết. Mẹ cũng nên nạp thêm cho cơ thể các loại đường tự nhiên từ trái cây tươi, các loại rau củ, nước ép giúp cơ thể bổ sung được năng lượng cần thiết, khiến mẹ nhanh chóng phục hồi.
2.6. Ăn bổ sung các loại hạt, hoa quả sấy khô
Mẹ có thể bổ sung thêm các loại hạt, hoa quả sấy khô vào làm bữa ăn phụ giúp bổ sung năng lượng rất tốt. Thành phần của chúng rất giàu protein, các vitamin, các khoáng chất, axit béo và omega-3 giúp cung cấp năng lượng cho mẹ lại rất lợi sữa cho bé.
Mẹ có thể ăn trực tiếp các loại hạt, hoa quả sấy này hoặc kết hợp chúng với sữa chua để làm món ăn nhẹ cho các bữa xế.
Xem thêm:
- Mẹ sau sinh nên ăn gì cho mát sữa giúp con tăng cân mỗi ngày
- Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé
3. Bà đẻ 3 tháng nên kiêng ăn những gì?
Không phải loại thức ăn nào cũng tốt cho mẹ mới sinh, mẹ cần lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm có hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ.
3.1. Đồ ăn cay, nhiều mùi
Hệ tiêu hóa của bé giai đoạn mới sinh chưa được hoàn thiện vì thế các loại đồ ăn cay khiến bé không thể tiêu hóa được, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Mẹ được khuyến cáo tránh xa các loại đồ ăn cay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ.
Các loại gia vị nhiều mùi như hành tỏi ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ, khiến sữa mẹ có mùi lạ khó chịu. Điều này khiến bé không chịu bú, bỏ bú. Mẹ hãy lưu ý các điều này nhé.
3.2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến mẹ có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, gây béo phì và mắc một số các bệnh liên quan đến mỡ máu, tim mạch. Dầu mỡ cũng gây ảnh hưởng tới sữa mẹ và là nguyên nhân gây ra kích ứng dạ dày ở trẻ nhỏ.
Các loại đồ ăn vặt như gà rán, hay khoai tây chiên tuy ngon nhưng lại chứa nhiều dầu mỡ không tốt nên mẹ nên hạn chế sử dụng nhé
3.3. Các đồ có chứa chất cồn, cafein, nicotin
Rượu bia, cà phê, thuốc lá là các loại thực phẩm mẹ nên loại bỏ ngay ra khỏi danh sách các loại thực phẩm được phép sử dụng. Trong chúng có chứa các thành phần như cồn, cafein, nicotin gây mất nước, tiêu chảy, đau bụng và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, khiến trẻ bị thiếu ngủ, cáu gắt, quấy khóc.
Các loại đồ uống có cồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. (Nguồn: Internet)
3.4. Đồ có chứa nhiều ga, axit
Cần tránh các loại thực phẩm có ga hoặc nhiều axit vì có thể gây ra ợ hơi, không tốt cho cơ thể mẹ sau sinh và cả em bé, ví dụ như:
- Mì Ý và pizza;
- Các sản phẩm từ sữa như phô mai mềm, kem;
- Yến mạch (nếu chúng làm bạn bị đầy hơi);
- Các loại đỗ
- Nước giải khát có ga (cấm tuyệt đối)
3.5. Các loại thuốc uống
Không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ, bởi vì các thành phần của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thông qua bú mẹ. Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin để đảm bảo sức khỏe tuy nhiên vẫn phải dùng theo bác sĩ đã hướng dẫn.
4. Những điều mẹ cần lưu ý sau 3 tháng sinh em bé
Giai đoạn thử thách 3 tháng đầu sau sinh cũng giúp mẹ làm quen dần với áp lực sau sinh. Tuy nhiên mẹ vẫn cần sự giúp đỡ của người nhà để có thể được nghỉ ngơi và chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Cơ thể mẹ thời điểm này đã được hồi phục rất nhiều tuy nhiên mẹ cũng đừng quên các lưu ý dưới đây nhé:
-
Không kiêng khem quá mức, đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu, ăn nhiều rau xanh và vitamin để hồi phục sức khỏe và tạo sữa nuôi con. Không ăn mặn để tránh gây táo bón , tăng huyết áp, cũng như kiêng đồ lên men, sống, lạnh, chế biến sẵn,...
-
Không được tập thể dục nặng, quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Chỉ nên đi bộ chậm rãi, tập các động tác nhẹ nhàng
-
Kiêng khiêng vác vật nặng để tránh tác động đến cơ bụng, vết mổ hoặc tổn thương tầng sinh môn.
-
Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới trẻ.
-
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, thường xuyên tâm sự với chồng cùng người nhà để được cùng chia sẻ, giúp đỡ.
-
Nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa để bổ sung nước. Tránh dùng uống có cồn (rượu, bia), hoặc cà phê và các thức uống chứa caffein khác.
-
Không được tắm nước lạnh hay đi bơi bởi cơ thể khi này rất yếu, mẹ dễ bị cảm lạnh, thay vào đó là lau người, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu.
-
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để an toàn khi thơm / hôn trẻ.
-
Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trong phòng rộng rãi, kín gió, sạch sẽ và không có tiếng ồn. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng đến thị lực.
Đến đây chắc các mẹ cũng có câu trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh 3 tháng nên ăn gì rồi đúng không nào. Việc kết hợp các loại thực phẩm đa dạng khiến bữa ăn của mẹ phong phú, đỡ nhàm chán sẽ giúp mẹ ngon miệng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chịu khó kiêng các món ăn có hại để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con nhé.