zalo
Mẹ sau sinh ăn bắp cải được không? Có sợ bị mất sữa?
Dinh dưỡng

Mẹ sau sinh ăn bắp cải được không? Có sợ bị mất sữa?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

23/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các bà, các mẹ ngày xưa truyền tai nhau rằng: Muốn để em bé cai sữa hãy đắp lá bắp cải lên ngực. Trên thực tế, khoa học chưa có bất kỳ nghiên cứu nào giải đáp vấn đề này. Tuy nhiên để an toàn, rất nhiều mẹ sau sinh lựa chọn không ăn bắp cải. Vậy thực tế mẹ sau sinh ăn bắp cải được không? Ăn bắp cải có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không? Để giải đáp những vấn đề trên, các mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé. 

Giá trị dinh dưỡng của bắp cải đối với cơ thể

Bắp cải là loại rau khá quen thuộc trong bữa cơm của mỗi người Việt. Trong bắp cải có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như C, K, và B. 

Theo Đông Y, bắp cải thuộc nhóm cây thân thảo, vị ngọt, và tính hàn cao. Bắp cải có công dụng làm mát, giải độc gan tốt và phòng ngừa tim mạch.

  • Hàm lượng vitamin C có trong bắp cải có tác dụng chống oxy hóa, tăng đề kháng và bảo vệ các tế bào gốc của cơ thể. 

  • Trong khi đó, hàm lượng vitamin K có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý về yếu xương, hoạt hóa các yếu tố gây đông máu ở gan. 

  • Nhóm vitamin B đóng góp chủ yếu và việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ đó, cơ thể chúng ta có thể luôn khỏe mạnh và phát triển vượt trội. 

  • Ngoài ra, bên trong bắp cải còn chứa một số khoáng chất như Kali tốt cho hệ tim mạch và sự phát triển của xương. 

  • Hàm lượng chất xơ phong phú cũng góp phần làm sạch hệ tiêu hóa của cơ thể, bảo vệ sức khỏe hệ đường ruột. 

Bắp cải là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giàu giá trị dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trả lời: Mẹ sau sinh ăn bắp cải được không? 

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy mẹ sau sinh ăn bắp cải sẽ nạp được một lượng dinh dưỡng khá đầy đủ. Vậy nhưng trên thực tế, bắp cải lại bị liệt vào danh sách đen những thực phẩm mẹ không nên sử dụng sau khi sinh. Vậy tại sao lại như vậy nhỉ?

Theo các quan niệm dân gian được truyền miệng, các mẹ sau sinh không nên ăn bắp cải. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra việc ăn bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Nguyên nhân lớn nhất của việc mẹ sau sinh nên hạn chế ăn bắp cải là: Bắp cải có tính hàn mạnh. 

Nếu mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm có tính hàn mạnh sẽ khiến cơ thể bị tổn thương. Đặc biệt và vùng tử cung mới trải qua sinh mở sẽ bị tác động lớn nhất. Vì vậy, trong giai đoạn sau sinh, mẹ nên hạn chế các thực phẩm có tính hàn như bắp cải. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần không nên ăn quá thường xuyên, còn thỉnh thoảng mẹ vẫn CÓ THỂ ăn bắp cải để đổi bữa được nhé. 

Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn được bắp cải. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn rau cải cúc có tác dụng gì? 

Bà đẻ sau sinh mổ có ăn được rau bắp cải không? 

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ cần thời gian để phục hồi khá dài. Trong thời gian này, mẹ KHÔNG NÊN ăn bắp cải để tránh hoàn toàn các thực phẩm lạnh có thể gây hại đến cơ thể. Tuy nhiên, sau khi cơ thể đã hồi phục, mẹ có thể an tâm bắp cải 2 đến 3 lần/ tuần để bổ sung một số dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Mẹ đang cho con bú ăn bắp cải có sợ mất sữa không?

Chắc hẳn vấn đề ăn bắp cải sau sinh gây mất sữa đã ám ảnh rất nhiều bà mẹ. Vậy thực hư câu chuyện này là gì? Liệu rằng có thật việc mẹ đang cho con bú ăn bắp cải sẽ làm mất sữa hay không? 

Câu trả lời cho vấn đề này là KHÔNG nhé. 

Trên thực tế, trong lá bắp cải có chứa một lượng phytoestrogen phong phú - có tác dụng giúp mẹ kích thích và tăng khả năng tiết sữa. Vì vậy có thể thấy, việc ăn bắp cải gây mất sữa là hoàn toàn SAI. 

Có thể mẹ chưa biết, trong trường hợp mẹ bị tắc tia sữa, căng cứng bầu ngực, gây đau nhức khó chịu, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng lá bắp cải để đắp lên bầu ngực. Đây là một cách chữa vừa dân gian, vừa khoa học cực kỳ hữu ích. Cách làm như sau:

Đắp lá bắp cải lạnh lên bầu ngực

  • Mẹ chọn và cắt riêng một vài lá bắp cải, rửa sạch. 

  • Sau đó, mẹ cho lá bắp cải vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20 đến 30 phút. 

  • Sau khi vệ sinh vùng ngực sạch sẽ, mẹ hãy đắp lá bắp cải ở trên lên bầu ngực, chỉ để hở phần đầu vú. 

  • Một lá như vậy mẹ sẽ đắp từ 15 đến 20 phút. Hết thời gian trên mà tình trạng chưa đỡ mẹ tiếp tục đắp. 

Đắp lá bắp cải nóng lên bầu ngực

  • Mẹ chọn và cắt riêng một vài lá bắp cải, rửa sạch, để ráo nước. 

  • Sau khi lá đã khô, mẹ đem hơ nóng trên ngọn lửa. 

  • Sau đó, mẹ sử dụng một chiếc khăn sạch lót trên bầu ngực và đắp lá bắp cải đã hơ nóng lên trên. 

  • Tương tự như đắp lạnh, mẹ đắp lá bắp cải nóng trong khoảng 15 phút, đến khi hết nóng thì đổi qua lá khác. 

Xem thêm:

Ba lợi ích tuyệt vời khi mẹ sau sinh ăn bắp cải

Có thể thấy rằng, ăn bắp cải một cách hợp lý sẽ mang đến cho mẹ rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Bên cạnh việc kích thích tuyến sữa, bắp cải còn mang đến cho mẹ những lợi ích như sau:

  • Bổ máu: Trong bắp cải có chứa một hàm lượng lớn sắt, đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu trong máu. Từ đó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng đến não và các bộ phần của cơ thể. 

  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C chiếm tới 45% trong một cây bắp cải. Vì lẽ đó, rất nhiều mẹ lựa chọn ăn bắp cải để cung cấp vitamin C cho mình và con. Thông qua lượng vitamin C nạp vào cơ thể, sức đề kháng của mẹ sẽ tốt hơn, hệ miễn dịch cũng được tăng cường.

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Các sản phẩm dầu mỡ, nhiều cholesterol xấu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của mẹ. Trong khi đó, bắp cải là thực phẩm chứa nhiều kali, cực kỳ tốt cho sức khỏe hệ tim mạch. Hàm lượng lớn Kali này có vai trò ổn định và duy trì tình hình huyết áp bình thường.  

Mẹ sau sinh nên ăn bắp cải thưởng xuyên để tốt cho sức khoẻ. (ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: Một số lợi ích khi ăn dứa mẹ sau sinh nên biết

Một số món ngon làm từ bắp cải giúp mẹ đổi món

Chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn khác nhau từ bắp cải. Trong đó một số món quen thuộc mà mẹ không nên bỏ qua, vừa đơn giản, vừa đưa cơm gồm: 

Bắp cải luộc

Đây là món rau cực kỳ quen thuộc trong các bữa ăn. Mẹ chỉ cần cắt bắp cải thành các miếng vừa ăn. Sau đó, mẹ rửa sạch qua nước nhiều lần, cho vào nồi luộc cho đến khi chín đều. 

Rau bắp cải luộc chín chấm cùng với nước mắm pha ngon, đảm bảo cực kỳ đưa cơm, ngon miệng.

Bắp cải xào

Nếu mẹ nào không thích ăn rau bắp cải luộc, có thể thử ngay với món bắp cải xào. Để xào rau được ngon, mẹ thái mỏng rau bắp cải thành sợi. Tiếp đến, mẹ băm nhuyễn tỏi, cho vào chảo phi thơm. Khi tỏi đã có mùi thơm, mẹ hãy cho rau bắp cải vào đảo đều, nêm nếm gia vị và chờ khi nào chín bỏ ra đĩa.

Bắp cải cuộn thịt

Bắp cải cuộn thịt là món ăn ngon miệng mà không hề sợ bị ngán. Để làm món này, mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 

  • Bắp cải

  • Thịt heo

  • Cà rốt

  • Nấm hương

  • Hành lá và các gia vị

Cách chế biến

  • Bắp cải tách riêng từng lá, cắt đi phần sống cứng, rửa sạch để ráo nước. 

  • Các nguyên liệu như cà rốt hành lá rửa sạch, thái nhỏ

  • Nấm hương ngâm với nước nóng cho đến khi nở ra thì thái nhỏ và băm nhuyễn

  • Thịt heo xay nhỏ, và trộn các nguyên liệu nấm hương, cà rốt, hành lá, gia vị vào trộn đều. 

  • Lá bắp cải chần sơ với nước, cho chín tái để lá mềm, dễ cuộn. 

  • Sau cùng, cho thịt vào lá bắp cải cuộn lại như gói nem. Dùng lá hành cột lại để tránh bị bung ra trong quá trình hấp. 

  • Mẹ bỏ vào xửng hấp từ 15 đến 20 phút là có thể ăn được.

Nên đa dạng cách chế biến món ăn từ bắp cải cho mẹ sau sinh. (ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Đến đây, chắc hẳn mẹ cũng đã biết sau sinh ăn bắp cải được không và những lợi ích không ngờ của bắp cải đối với mẹ đang cho con bú. Monkey mong rằng những kiến thức trên sẽ thực sự hữu ích và giúp mẹ có một thời kỳ nuôi con khỏe mạnh. Nếu mẹ có thêm bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Monkey để được giải đáp lịp thời nhé. Ngoài ra, mẹ còn có thể theo dõi chuyên mục Dinh dưỡng sau sinh của Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích. 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey