zalo
[Giải đáp] Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Lưu ý gì khi cho con ăn dặm sớm?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp] Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Lưu ý gì khi cho con ăn dặm sớm?

Lê Hương
Lê Hương

18/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm lý tưởng nhất để mẹ bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm chính là từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, lại có không ít ý kiến cho rằng trẻ 4 tháng ăn dặm là quá sớm, có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé. Vậy câu trả lời chính xác là gì? Lưu ý gì khi cho trẻ 4 tháng ăn dặm? Cùng Monkey tìm hiểu nhé!

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi ăn dặm được chưa thì mời ba mẹ tham khảo những thông tin cơ bản dưới đây nhé!

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn dặm là một hành trình dài quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí não và khả năng vận động của trẻ. Nếu ba mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn không những không tốt mà còn gây ra những hậu quả xấu.

Trước câu hỏi của nhiều phụ huynh trước vấn đề ăn dặm 4 tháng thì các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Đó là trẻ 4 tháng tuổi chưa ăn dặm được. Giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp bé lớn lên. 

Cụ thể, để trả lời cho câu hỏi độ tuổi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm thì các bác sĩ Nhi cho rằng tốt nhất nên để bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức cho đến khi đủ 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng trở lên bé mới sẵn sàng làm quen với thức ăn ngoài sữa. Đây là câu trả lời chính xác cho việc trẻ 4 tháng ăn dặm đã được chưa của nhiều ba mẹ có con nhỏ? Vậy nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm có hại cho sức khỏe của bé hay không? Câu trả lời chắc chắn là có. Không chỉ ăn dặm sớm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ đường ruột, hệ miễn dịch mà ăn dặm không đúng độ tuổi còn có tác động xấu đến quá trình phát triển toàn diện của bé. 

Cho bé ăn dặm sớm từ 4 tháng có ảnh hưởng gì không?

Sau khi tìm hiểu về việc độ tuổi ăn dặm tốt nhất từ 6 tháng tuổi trở lên. Nhiều ba mẹ cần biết được khi ăn dặm quá sớm từ 4 tháng sẽ ảnh hưởng gì đến bé. Cùng tìm hiểu những ảnh hưởng xấu từ việc cho bé ăn dặm khi cơ thể chưa thực sự sẵn sàng nhé!

Cho bé ăn dặm sớm từ 4 tháng có ảnh hưởng gì không?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng nguy cơ béo phì

Tác động xấu đầu tiên của việc cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi thay vì 6 tháng theo khuyến cáo của các bác sĩ Nhi khoa là tăng nguy cơ béo phì, thừa cân cho trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ ăn dặm quá sớm sẽ có nguy cơ bị thừa cân gấp 3 lần những đứa trẻ ăn dặm đúng độ tuổi khác.

Điều này xuất phát từ việc, hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để đón nhận những thực phẩm ngoài sữa. Bé chưa thể hấp thụ hoàn toàn các chất vào cơ thể khiến cho các chất có khả năng dư thừa không cần thiết khiến bé bị thừa chất dẫn đến thừa cân, béo phì, cơ thể phát triển mất cân đối. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của bé sau này. 

Dễ bị hóc thức ăn

Điều nguy hiểm tiếp theo mà ba mẹ khi muốn cho bé ăn dặm từ 4 tháng cần biết chính là nguy cơ bé có thể bị hóc, nghẹn thức ăn cao hơn, nguy cơ gặp nguy hiểm từ đó cũng cao hơn các trẻ có độ tuổi lớn hơn mới bắt đầu ăn dặm. 

Thông thường dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm được khuyến cáo là bé ngồi vững khi được người lớn hỗ trợ, muốn ăn và có khả năng nhai nuốt theo phản xạ. Tuy nhiên, nếu ăn dặm từ 4 tháng tuổi thì bé vẫn chưa thể nhai hay nuốt. Bé vẫn chỉ có thể an toàn khi ăn sữa từ sữa công thức hoặc sữa mẹ dạng lỏng.

Và khi ba mẹ cho bé ăn dặm giai đoạn này, bé rất có thể sẽ bị hóc thức ăn, nhất là khi ba mẹ chế biến đồ ăn còn no, rắn, quá cứng so với bé thì điều này càng dễ xảy ra. Vì thế, các chuyên gia khuyên nên cho bé 6 tháng tuổi trở lên ăn dặm là có cơ sở khoa học và đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong quá trình ăn.

Thừa năng lượng

Điều tiếp theo mà các ba mẹ cần biết trước khi áp dụng các biện pháp ăn dặm đối với trẻ từ 4 tháng chính là nếu ăn ở giai đoạn quá sớm khi không cần thiết thì bé sẽ dễ bị thừa năng lượng. 

Bởi vì thông thường trẻ 4 tháng tuổi hầu hết chưa phát triển nhiều kỹ năng, chưa tốn nhiều năng lượng nên việc cung cấp lượng sữa trong ngà là đủ. Nếu ba mẹ bổ sung thêm ngoài sữa còn có thực phẩm ăn dặm sẽ vô tình gây ra tình trạng thừa chất. Năng lượng sẽ bị dư thừa quá nhiều khiến bé tăng cân một cách khó kiểm soát dẫn đến béo phì.

Ngoài ra, nếu để bé thừa năng lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần. Đặc biệt có thể đây là nguyên nhân khiến bé ngủ mất ngon, khó ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu,...thậm chí trở nên mất cân đối. Điều này không tốt cho bé. Vì thế ba mẹ cần chú ý không nên cho con 4 tháng ăn dặm nếu không thực sự cần thiết. 

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Như đã nói, trẻ bị dư thừa năng lượng, bị béo phì, thừa cân rất dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc và ngủ chập chờn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lớn lên của con trong giấc ngủ.

Vì thế, việc cho trẻ 4 tháng tuổi rưỡi ăn dặm hay 4 tháng đều không tốt cho sự phát triển về thể chất, sức khỏe và trí tuệ của bé. Hầu hết các bé bị thừa cân béo phì thường gặp các vấn đề về giấc ngủ. Vì thế, ba mẹ nên cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên là tốt nhất.

Cho trẻ ăn dặm muộn sau 6 tháng ảnh hưởng gì?

Nếu như các bác sĩ khuyên không nên cho trẻ 4 tháng ăn dặm vì quá sớm thì nhiều phụ huynh lại băn khoăn không biết cho trẻ ăn dặm muộn, tức là sau 6 tháng mới cho ăn dặm thì có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết nhé!

Cho bé ăn dặm quá muộn sẽ ảnh hưởng như thế nào? (Ảnh: sưu tầm internet)

Làm chậm quá trình phát triển 

Ngược lại với việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, từ 4 tháng thì với việc ba mẹ cho con ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng cũng có tác động xấu nhất định đến quá trình phát triển của bé. Ảnh hưởng xấu đầu tiên là bé sẽ bị chậm quá trình phát triển so với lứa tuổi và các bé cùng độ tuổi. 

Cụ thể, năng lượng cần cho bé ở 6 tháng tuổi để học bò, trườn, cần học kỹ năng cầm nắm đồ ăn, học cách nhai và nuốt cơ bản. Và khi bố mẹ cho bé ăn dặm quá muộn sẽ vô tình làm mất đi cơ hội học các kỹ năng quan trọng đó. Chưa kể, bé chỉ ăn sữa sẽ rất nhanh đói nên sẽ không đủ năng lượng để tăng cân, tăng chiều cao và phát triển thể chất.

Thiếu sắt

Mặc dù theo nghiên cứu của các chuyên gia thì sữa là thực phẩm cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đến giai đoạn 6 tháng thì bé cần nhu cầu sắt cao hơn nhiều so với trước đó. Thực tế, nguồn sắt trong sữa có rất ít.

Nếu trẻ 6 tháng trở lên chỉ được uống sữa mỗi ngày thì nguy cơ thiếu sắt là rất cao. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu nguy hiểm từ việc thiếu sắt. Bởi vậy, đến độ tuổi này, bé cần được ăn dặm để bổ sung hàm lượng sắt cần thiết từ thực phẩm hàng ngày để phát triển khỏe mạnh và toàn diện. 

Trì hoãn, ảnh hưởng chức năng vận động

Mỗi lứa tuổi trẻ lại được đánh dấu bằng dấu mốc, đó là 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, sau đó biết đi, biết nói….và khi bé đạt đến dấu mốc 6 tháng tuổi thì việc ăn dặm ngày càng trở nên cần thiết. Vì đó là tiêu chuẩn cơ bản để bé có đủ năng lượng đạt các dấu mốc đó.

Ngược lại, nếu độ tuổi này chưa được nạp thêm dưỡng chất từ các nguyên liệu thực phẩm bên ngoài thì bé sẽ bị trì hoãn và chức năng vận động bị ảnh hưởng. Bé sẽ không thể cầm nắm đồ ăn nếu không được ăn dặm, bé không thể nhai và nuốt tốt nếu chỉ uống sữa mỗi ngày. 

Ngoài ra, bé cũng bị chậm phát triển các kỹ năng quan trọng khác. Điều đó cho thấy việc ăn dặm từ 4 tháng tuổi quá sớm cũng có hại mà ăn dặm quá muộn sau 6 tháng càng không tốt đối với trẻ.

Khiến bé ác cảm với đồ ăn đặc 

Nếu như bé 4 tháng tuổi ăn dặm là quá sớm có thể khiến bé bị hóc hoặc nghẹn thức ăn rất nguy hiểm thì khi bé đủ 6 tháng vẫn chỉ uống sữa thì bé sẽ không thể làm quen với việc ăn đồ đặc. 

Điều này khiến cho việc ăn uống sau này của trẻ trở nên khó khăn hơn. Trẻ ăn dặm quá muộn thì việc nhai, nuốt bị hạn chế quá nhiều. Khi trẻ ăn thì trẻ sẽ chỉ thích ăn đồ loãng và không thích ăn đồ ăn thô. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, đường ruột, hoạt động nhai của hàm răng cũng như sự phát triển cơ thể. 

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm 

Lưu ý khi cho bé ăn dặm sớm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tránh đồ ăn có kích thước lớn, quá thô

Lưu ý quan trọng đầu tiên cần áp dụng với trẻ ăn dặm 4 tháng chính là ba mẹ cần chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Với trẻ ở giai đoạn này việc ăn dặm rất mới cần thời gian làm quen, bé cũng chưa có răng nên chưa thể nhai tốt nên đồ ăn hầu hết là tiếp xúc ban đầu.

Bởi vậy, các bác sĩ khuyên khi cho trẻ ăn dặm sớm cần tánh đồ ăn có kích thước lớn, quá thô, có độ cứng quá nhiều. Điều này đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh trường hợp trẻ bị hóc, nghẹn. 

Ngoài ra, nguyên nhân do hệ tiêu hóa còn yếu, chưa thể tiêu hóa và hấp thu các chất cứng nên ba mẹ cần chọn đồ ăn mềm, cắt nhỏ vừa tay bé để bé cầm nắm tốt và nhai nuốt an toàn hơn.

Đảm bảo thức ăn không có vị lạ

Điều tiếp theo mà các bạn cần biết khi áp dụng 4 tháng ăn dặm chính là không chọn các loại thực phẩm có vị lạ. Điều này đảm bảo bé dễ ăn, dễ tiêu hóa, dễ chế biến và tạo cảm giác hứng phấn khi ăn.

Trẻ 4 tháng còn rất nhỏ, bé gặp vị lạ sẽ có cảm giác sợ hãi và sau đó dẫn đến việc sợ ăn. Bởi vậy, nếu chế biến đồ ăn mẹ nên chọn thực phẩm dễ ăn, phổ biến, dễ nấu, đặc biệt là thực phẩm có mùi thơm càng tốt. Nếu không bé sẽ sợ và không dám ăn nữa.

Không cho trẻ dùng đồ uống, đồ ăn đóng hộp

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhờ việc sử dụng tiện lợi, không ít ba mẹ đã sử dụng đồ uống, đồ ăn đóng hộp cho bé ăn dặm từ sớm. Điều này tiết kiệm thời gian chế biến nhưng lại để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bởi vì, hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, đồ ăn, đồ uống đóng hộp đã sản xuất từ lâu rất dễ làm cho đường ruột của bé gặp các vấn đề. Chưa kể, hàm lượng muối và đường trong các sản phẩm này thường ở mức cao nên khi trẻ 4 tháng ăn dặm sẽ hấp thụ lượng đường và muối quá nhiều.

Điều này khiến thận bé làm việc quá sức. Bên cạnh đó đường cũng khiến cho cơ thể bé phát triển không tốt. Bởi vậy, dù bận đến đâu ba mẹ tuyệt đối không dùng cho bé ăn dặm đồ ăn, đồ uống đóng hộp sẵn. 

Không ép trẻ ăn 

Lưu ý cuối cùng mà ba mẹ cần nhớ chính là tốt nhất không nên ép trẻ ăn uống. Bởi vì trẻ mới bắt đầu làm quen với thực phẩm ngoài sữa nên cần có thời gian tiếp xúc và quen dần. Trẻ chưa thể ăn nhiều một lúc vì hệ tiêu hóa yếu và kỹ năng chưa đủ.

Nếu người lớn ép thì bé sẽ có tâm lý sợ hãi. Điều này khiến cho quá trình ăn dặm của con gặp các vấn đề. Khiến cho việc ăn uống trở nên áp lực, bé không thoải mái sẽ không thể ăn nhiều và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.

Xem thêm: Tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng tuổi

Như vậy, Monkey đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về việc 4 tháng ăn dặm được chưa và những điều cần lưu ý nếu ba mẹ muốn cho bé ăn dặm sớm hơn khuyến cáo. Đồng thời bài viết trên cũng chỉ ra rằng ăn dặm quá sớm hay quá muộn có tác động xấu đến quá trình phát triển của bé. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho ba mẹ có quyết định cho con ăn dặm đúng thời điểm đảm bảo bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

How To Get The Most Out Of Weaning At 4 Months And At 6 months - truy cập ngày 18/6/2022

https://ukkidsnutrition.com/weaning-at-4-months-weaning-at-6-months/

Weaning your baby: 4+ months - truy cập ngày 18/6/2022

https://www.apta-advice.com/baby/weaning/weaning-your-baby-4-months/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey