zalo
[Cẩm nang] Cho bé ăn dặm ngày đầu cần chuẩn bị những gì?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Cẩm nang] Cho bé ăn dặm ngày đầu cần chuẩn bị những gì?

Lê Hương
Lê Hương

26/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phương pháp ăn dặm đầu tiên được mẹ áp dụng nếu đúng thời điểm sẽ giúp cho bé thoải mái. Đặc biệt biểu hiện của bé mẹ cần lưu ý đó là bé hay đùn lưỡi nhai tóp tép, bé muốn cầm nắm thức ăn và con cũng thích thú khi thấy thức ăn. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách cho bé ăn dặm ngày đầu tiên. 

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho con

Theo hướng dẫn WHO, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, để bắt bắt đầu tập ăn dặm khi con đã đủ 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để bé có thể bắt đầu tập ăn dặm.  Chuẩn bị dụng cụ để bé bắt đầu tiến trình ăn dặm là vô cùng quan trọng, để giúp cả mẹ và bé sẵn sàng với một giai đoạn mới khi cho con ăn dặm ngày đầu tiên, cụ thể là: 

Ghế ăn dặm 

Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ghế ăn rất cần thiết để giúp cho các bé có thể tự ăn một cách tự nhiên, tập trung vào ăn uống cũng như nghiêm túc hơn trong quá trình học ăn. Đây cũng là cách để giúp cho bé có thể hình thành được thói quen ăn uống, cố định thời gian ăn uống của con và mang đến những ảnh hưởng tích cực cho hệ tiêu hóa. Hiện nay, ghế ăn dặm chủ yếu có 3 loại đó là: 

  • Ghế ăn dặm bằng gỗ: Đây là loại ghế vững chắc, không đổ ngã và có thể dễ dàng điều chỉnh ở nhiều độ cao khác nhau. Tuy nhiên, bởi vì chất liệu bằng gỗ nên đây là loại ghế khá đắt đỏ. 

  • Ghế bằng nhựa: Ghế có ưu điểm đó là nhẹ, có thể dễ dàng gấp gọn và vệ sinh, phần bàn ăn có thể tháo và lắp thuận tiện. Nhưng ghế này có thiết kế với chiều cao cố định, tốt nhất mẹ nên lựa chọn loại ghế này đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường để hỗ trợ hiệu quả quá trình ăn dặm, an toàn cho bé.

  • Ghế rung đa năng: Đây là loại ghế cũng được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Ghế có thể điều chỉnh ở tư thế nằm, phần lưng và phần cổ chưa vững giúp bé tập ăn dặm dễ dàng hơn. Các mẹ có thể tận dụng ghế để bé nằm chơi, hoặc ngủ để có độ rung nhẹ và gắn thêm các con vật nhiều màu sắc để bé thích thú hơn.

Nồi nấu bột ăn dặm

Nồi nấu đồ ăn dặm riêng biệt cũng là điều cần thiết, mẹ nên chọn loại nồi nhỏ an toàn. Không nên dùng đồ của người lớn vì lượng thực phẩm của trẻ ăn khá ít, nếu như dùng nồi quá to sẽ rất lãng phí. Nếu như mẹ xác định để bé ăn dặm ngày đầu tiên kiểu truyền thống hoặc theo kiểu Nhật, có thể dùng nồi nấu cháo chuyên dụng để tiết kiệm thời gian và công sức. 

Dụng cụ chia thức ăn

Dụng cụ chia thức ăn cho bé nên là những chất liệu an toàn, không chứa BPA. Khay chia thức ăn mẹ nên mua những màu sắc rực rỡ, có những hình thù ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé. Mẹ cũng có thể tham khảo dụng cụ inox có trang trí bọc nhựa bên ngoài. Khay chia thức ăn cho bé giúp cho bé phân biệt các loại củ quả, các món ăn và hương vị.

Máy xay

Máy xay là dụng cụ thiết yếu hỗ trợ làm nhuyễn thức ăn, giúp cho bé có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Dụng cụ này nên chọn chế độ nhiều chức năng, có thể xay vừa hoặc xay nhuyễn thức ăn cho bé. Đồng thời cần nên chọn những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho con. 

Yếm ăn dặm 

Yếm ăn dặm cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Yếm cũng là dụng cụ mẹ nên chuẩn bị ăn dặm ngày đầu tiên, đặc biệt đối với các bé còn nhỏ. Việc chưa ý thức được ăn uống gọn gàng của các bé, yếm là vật dụng hỗ trợ cho mẹ rất nhiều. Yếm thức ăn sẽ giúp bé không bị bẩn, giúp cho thức ăn không bị rơi vãi và nhem nhuốc. 

Hiện nay, trên thị trường có các dạng yếm vải, yếm nhựa hoặc là yếm máng. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên chọn yếm vải cotton dán mềm mịn để không làm hại da của bé. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể lựa chọn một số loại yếm bằng  silicon, nhựa plastic để dễ dàng vệ sinh, giặt sạch sẽ không mất nhiều thời gian. 

Cốc muỗng thìa bát ăn dặm 

Đây là dụng cụ ăn dặm đầu tiên mà bất cứ mẹ nào cũng nên chuẩn bị cho bé ăn dặm ngày đầu tiên. Một số cha mẹ cho rằng có thể sử dụng các loại thìa muỗng của người lớn, nhưng theo các chuyên gia, việc dùng thìa muỗng của người lớn có thể gây ra những bệnh lây nhiễm. Đặc biệt là vi khuẩn HP gây hại đường ruột, nhất là khi hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. 

Mẹ nên chọn cho bé những dụng cụ thìa, muỗng nên được làm từ chất liệu Silicon mềm dẻo, độ lớn mức vừa phải để không làm ảnh hưởng đến lưỡi và nướu của con. Mẹ có thể chọn các loại đũa, muỗng bát ăn dặm nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh để giúp bé thích thú hơn khi ăn dặm. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bát ăn dặm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ, inox, nhựa… Theo chuyên gia khuyến nghị, mẹ nên chọn bát làm từ nhựa không chứa BPA để đảm bảo an toàn, lại nhẹ mà không lo rơi vỡ. 

Một số gợi ý món ăn dặm cho ngày đầu tiên

Một số món ăn dặm ngày đầu tiên cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Lựa chọn món ăn dặm ngày đầu tiên cũng là một gợi ý quan trọng, theo đó, mẹ có thể lựa chọn để bé ăn dặm với một số món ăn sau

Ăn dặm với bột ngọt

Bột ngọt là món ăn dặm được nhiều mẹ chuẩn bị cho bé ăn dặm ngày đầu tiên, làm quen với thức ăn, cụ thể: 

  • Nguyên liệu: Dùng bột gạo xay nhuyễn và dùng thêm sữa mẹ/sữa công thức, tốt nhất nên dùng sữa mẹ.

  • Cách làm: Hòa bột gạo cùng một chút nước sôi trước khi nấu, để lên bếp ở lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi chín, không để cháo vón cục. Sau đó đổ bột ra bát và cho thêm chút sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé bắt đầu thưởng thức. 

Ăn dặm với bột rau củ

Dùng rau củ sẽ cung cấp cho bé lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, mẹ nên chọn các loại rau củ có thể nghiền nhuyễn sau khi nấu và tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Cụ thể:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị đó là: Các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ… và dùng thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức.

  • Cách làm: Mẹ đem luộc chín tất cả rau củ, sau đó đem rây thật mịn hoặc dùng máy xay làm nhuyễn, trộn đều với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé ăn.

Ăn dặm với quả 

Hoa quả cũng chứa hàm lượng vitamin và nhiều dưỡng chất thiết yếu để giúp bổ sung năng lượng, kích thích vị giác cho bé. Mẹ chuẩn bị ăn dặm ngày đầu tiên của bé như sau: 

  • Nguyên liệu: Dùng một số loại quả như chuối, bơ, xoài…và bổ sung thêm sữa mẹ hoặc là sữa công thức…

  • Cách làm: Hoa quả rửa sạch, bỏ vỏ, lấy phần thịt quả cắt nhỏ và cho thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ xay nhuyễn cùng sau đó đổ ra bát để bé tập ăn dặm. 

Nếu như mẹ không có nhiều thời gian, hoặc trong thời gian đầu bé ít khi ăn dặm có thể cho bé ăn những loại bột ăn dặm được chế biến sẵn ngoài thị trường. 

Nguyên tắc vàng cho bé ăn dặm ngày đầu mẹ nên biết

Bên cạnh chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện, bạn cần phụ huynh cần phải nắm chắc những nguyên tắc vàng để hoàn hỗ trợ bé ăn dặm ngày đầu tiên tốt nhất, hỗ trợ cùng con phát triển lớn khôn. Cụ thể: 

Nguyên tắc cho bé ăn dặm ngày đầu tiên. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho bé ăn khi bé có nhu cầu

Mẹ cần đóng vai trò là người quan sát, dễ dàng nhận thấy những biểu hiện khác của bé nếu như bé thực sự có nhu cầu ăn, cụ thể là: 

  • Khi bé nhìn thấy người lớn ăn miệng nhai tóp tép.

  • Nhìn theo thức ăn đưa qua đưa lại.

  • Bé có thể tự ngồi tốt. 

Đây là những biểu hiện ăn dặm ngày đầu tiên mẹ cần lưu ý, giúp cho bé thích thú với việc ăn dặm. Từ đó có thể giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt, có lợi cho sự phát triển sau này. 

Kiên trì

Khi bạn chọn thức ăn cho bé, con có thể không thích và phun ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác. Mẹ cần kiên trì thực hiện, nếu như bỏ cuộc có thể khiến cho các bé cảm thấy chán ngán và kén thức ăn sau này. 

Thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ có thể tập làm quen với thức ăn mới, trung bình có thể mẹ phải cho bé ăn thử từ 5-10 lần. Kiên trì thực hiện hình thành được cả những thói quen tốt cho cả mẹ và bé, hỗ trợ việc ăn dặm dễ dàng hơn.

Ưu tiên những hương vị tự nhiên

Tập cho bé học ăn dặm là giai đoạn quan trọng để cho con thể làm quen với những mùi vị và hương thơm từ món ăn. Mẹ không nên cho bất cứ gia vị nào như đường, muối, bột ngọt vào trong thức ăn của con. 

Nếu như nêm nếm sai cách sẽ gây hại cho dạ dày non nớt của bé, hơn nữa những loại gia vị này cũng không tốt cho sức khỏe của con. Cảm nhận những hương vị tự nhiên sẽ kích thích cho các giác quan của bé, thử được nhiều vị ngon của thực phẩm, giúp bé phát triển về vị giác và khứu giác. 

Chuẩn bị đầy đủ đồ nghề

Như đã đề cập ở trên, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ ăn cho bé an toàn, vệ sinh và đảm bảo sinh động và thu hút các bé. Một bộ bếp ngồi học ăn dặm, bộ bát, muỗng, khay, bình uống nước, yếm…

Những đồ vật này sẽ giúp con trở nên hào hứng hơn trong những ngày đầu tiên tập ăn dặm. Điều này cũng thể hiện sự chú tâm của ba mẹ về việc cho bé học cách ăn dặm.  

Dừng lại đúng lúc

Sau khi cho bé ăn, mẹ cũng cần phải lưu ý đến những dấu hiệu khi con đã no để dừng lại. Một số dấu hiệu điển hình như quay mặt đi, ngậm miệng khi muỗng đến gần, phun thức ăn…

Bên cạnh đó, còn có một số biểu hiện như tiêu chảy, phát ban, nôn mửa mẹ cũng nên tạm dừng việc ăn lại, rất có thể con bị dị ứng với thành phần nào đó trong thức ăn, mẹ có thể đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để biết chính xác.

Khi bé ăn dặm ngày đầu tiên, mẹ chỉ để bé tập tành cho bé một lượng nhỏ thức ăn rất nhỏ. Tốt nhất không vì thấy bé ăn ngon miệng mà cố nhồi nhét thêm thức ăn cho bé, điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi việc ăn uống. Hãy để bé tận hưởng niềm vui ăn dặm, giúp con thích thú với việc ăn uống.

Có thời gian biểu cho con ăn phù hợp

Bạn nên chọn thời gian ăn dặm phù hợp cho con trong lần đầu tiên con ăn dặm. Khi con đã đủ tuổi ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi, phụ thuộc vào nhu cầu của bé và hoàn cảnh của mẹ để có lựa chọn phù hợp.

Thời điểm tốt nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi khi con thực sự đã “sẵn sàng”. Tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn dặm vào buổi sáng, lúc này bé sẽ cảm thấy đói bụng, muốn ăn và hào hứng với việc ăn uống hơn. 

Mẹ cũng không nên cho con tập ăn dặm khi con đang mệt mỏi, sốt, bỏ ăn… Theo các chuyên gia, khi bé ăn dặm mẹ cũng cần xây dựng thời gian biểu chi tiết với chế độ ăn dặm cụ thể.

Bao gồm thành phần dinh dưỡng nên bổ sung cho bé và những thức ăn cần hạn chế. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lập bảng biểu để thuận tiện hơn cho việc theo dõi quá trình phát triển thể chất của bé theo từng tháng tuổi. 

Cân bằng sữa mẹ và đồ ăn dặm 

Tuy bé đã bước sang tháng thứ 6 nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé tại thời điểm này. Bởi sữa mẹ có chứa nguồn kháng thể để giúp cho bé tăng cường đề kháng.

Nếu như mẹ đột ngột dừng việc bú lại, tập trung xây dựng việc ăn dặm, có thể khiến con ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Vậy nên mẹ vẫn nên duy trì việc cho bé bú đến khi 1 tuổi rồi mới để bé cai sữa dần dần.

Những lưu ý cho bé ăn dặm ngày đầu 

Lưu ý khi cho bé ăn dặm ngày đầu tiên. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ăn dặm khi con 6 tháng tuổi nên thực hiện ngay để giúp bé làm quen với những thực phẩm, đồng thời hỗ trợ bổ sung thêm các dưỡng chất cho bé. Việc ăn dặm ngày đầu tiên là rất quan trọng, cha mẹ cần phải lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé: 

Ăn dặm nhưng vẫn duy trì sữa mẹ

Vào những năm tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Vậy nên, ăn dặm những ngày đầu phụ huynh cũng không quên vai trò của sữa mẹ để bổ sung đều đặn cho bé. Mẹ cần cân bằng điều chỉnh chế độ ăn dặm cùng với sữa mẹ.

Cho bé ăn bữa đầu tiên với ngũ cốc

Mẹ nên lựa chọn ăn dặm ngày đầu tiên cùng với ngũ cốc, nên chọn gạo từ đó có thể tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé. Hơn nữa, gạo là thực phẩm an toàn, ít gây dị ứng cho bé so với những loại ngũ cốc thông thường khác. Sau khi bé đã làm quen được với việc ăn dặm mới bắt đầu thay thế với những thực phẩm khác có nhiều dưỡng chất hơn.

Bắt đầu với lượng ít thức ăn

Khi con đang bú sữa mẹ, chế độ ăn dặm cũng có thể khiến cho con gặp nhiều trở ngại. Chính vì thế, phụ huynh cũng cần tạo cho bé khoảng thời gian làm quen với việc ăn uống rất mới mẻ với bé.

Đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn từ từ, chỉ nên đút khoảng 1 đến 2 muỗng thôi. Một khi con đã quen với chế độ ăn con sẽ rất thích thú, từ đó mẹ có thể tăng cường lượng thức ăn hoặc tăng số bữa ăn mỗi ngày lên. 

Ăn dặm ngọt trước ăn dặm mặn sau

Cho bé ăn dặm ngọt trước ăn dặm mặn sau. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ban đầu, ba mẹ nên để bé tập ăn thử với bột ngọt trước, có thể bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức vào bữa ăn đầu tiên của bé. Nếu như con thích nghi sau 2-4 tuần, đây là lúc phù hợp để con có thể học cách ăn bột mặn.

Khi chuẩn bị bột mặn cho con ăn dặm, tốt nhất mẹ nên bổ sung cho bé thịt, cá, cùng các loại rau củ. Điều này giúp bổ sung cho bé lượng dưỡng chất đầy đủ cho sự phát triển của bé. 

Duy trì 1 bữa ăn /ngày

Nếu như trẻ có những biểu hiện như nhè thức ăn, quay mặt khi muỗng đến, khóc lên khi thấy đồ ăn, tốt nhất mẹ không nên ép bé ăn và dừng lại để bẻ đói mới cho con tiếp tục ăn. Đối với những thực phẩm mới, có thể con không có hứng thú ăn uống, mẹ đừng vội vàng mà có thể thử lại ở những lần khác. 

Trẻ nhỏ cần thời gian để thích nghi với thực phẩm mới. Trong lần đầu tiên ăn dặm, tốt nhất mẹ chỉ nên để con ăn thức ăn dạng bột lỏng và duy trì 1 bữa/ngày.

Nếu như con có những biểu hiện thích nghi tốt, từ đó mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn lên. Từ từ thay đổi chính là phương pháp tốt nhất để bé có thể làm quen và tập dần việc ăn uống.

Xem thêm: Ăn dặm với táo: 5+ cách chế biến ngon cho bé

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đầy đủ những thông tin về ăn dặm ngày đầu cho bé. Những kiến thức hữu ích này sẽ hỗ trợ mẹ chuẩn bị đầy đủ cho việc ăn uống của con. Đồng thời giúp bé làm quen với việc ăn dặm, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của bé.

Baby feeding plan for weeks 1-4 - ngày truy cập 26/7/2022

https://www.madeformums.com/baby/baby-feeding-plan-for-weeks-1-4/ 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 2, 3, 4 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online