Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp phổ biến tại Việt Nam được áp dụng giúp bé hoàn hiện những kỹ năng cầm, nắm, nhai và ăn thô tốt. Kiểu ăn dặm này hỗ trợ bé phân biệt thực phẩm cực tốt. Vậy khi bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón: Cha mẹ phải làm sao? Cùng Monkey tìm hiểu về cách giải quyết vấn đề này nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dấu hiệu bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh ăn dặm bị táo bón nói chung và việc bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón nói riêng thì ba mẹ cần nhận biết một số dấu hiệu chứng tỏ bé đang bị táo bón.
Theo đó, các chuyên gia gia dinh dưỡng cho biết đối với một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh thì bé sẽ đi ngoài từ 1 - 2 lần/ngày. Hoặc cũng có trẻ đi ít hơn từ 2 – 3 ngày mới đi ngoài. Vì thế, tiêu chuẩn đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần được xem là táo bón ở người lớn không hoàn toàn đúng ở trẻ em.
Trường hợp bé đi ngoài 3 ngày 1 lần nhưng phân không khô và bé đại diện dễ dàng như thói quen thì ba mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Ngược lại, với trẻ đi ngoài 1 ngày/1 lần rồi bỗng nhiên bé đi ngoài khó khăn hơn, 2 - 3 ngày mới đi ngoài một lần thì ba mẹ cần tham khảo thêm các dấu hiệu bé ăn dặm kiểu Nhật ăn dặm dưới đây để xác định chính xác:
Bác sĩ cho rằng khi trẻ đi ngoài ra phân vừa cứng, khô và trên bề mặt phân có đường rạn cũng như phân lổn nhổn và tròn như phân dê thì điều đó cho thấy phân cứng sẽ cọ vào hậu môn tạo thành vết nứt gây đau và chảy máu. Đây là dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng táo bón ở trẻ em nói chung và trẻ ăn dặm kiểu Nhật nói riêng.
Số lần đi ngoài ít
Đây là hiện tượng mà ba mẹ có thể nhận biết hết sức dễ dàng. Cụ thể, nếu thông thường bé đi ngoài mỗi ngày 1 lần mà hôm nay bé không đi thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Mức độ ít của bé phụ thuộc vào thói quen đi ngoài của bé trong suốt thời gian dài.
Nếu trẻ đi ngoài 1 lần/ngày sau đó bỗng nhiên chuyển thành 2 - 3 ngày/lần, các bé đi ngoài 2 - ngày 1 lần bỗng nhiên 5 - 6 ngày/lần. Cứ như vậy, ba mẹ căn cứ để xác định con có đang bị táo bón hay không?
Bé khóc và vặn vẹo mỗi lần đi ngoài
Để nhận biết bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón hay không thì ba mẹ nên chú ý khi bé đi ngoài sẽ có biểu hiện bé thường phải rặn nhiều hơn khi đi ngoài. Thậm chí, mặt bé đỏ bừng lên, vã mồ hôi, thậm chí khóc vì đau rát hậu môn khi đi vệ sinh. Vì phân cứng cọ vào thành hậu môn khiến bé bị đau, thậm chí chảy máu nên việc đi ngoài khó khăn hơn bình thường.
Hiện tượng són phân trong quần
Trường hợp các bé đang bị táo bón thường gặp phải chính là bé són phân trong quần. Điều đó có nghĩa là bé đi vệ sinh nhưng không thể đi với lượng nhiều, chỉ có một phần phân rất nhỏ đi ra được và không thành khuôn nên sẽ bị són ra quần nhiều lần.
Trẻ đau bụng
Biểu hiện cuối cùng của bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón chính là khi ba mẹ sờ bụng bé thì cảm thấy bụng bị cứng, căng do thức ăn không thể tiêu hóa hết và chưa được thải toàn bộ ra khỏi cơ thê bé. Bên cạnh đó, dấu hiệu dễ nhận biết đó là bé hay bị đầy hơi, khó tiêu, xì hơi nặng mùi …và cảm thấy chán ăn.
Nguyên nhân trẻ ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Sau khi ba mẹ đã tìm hiểu được dấu hiệu bé ăn dặm bị táo bón thì đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà trẻ thường mắc phải. Cụ thể như sau:
Thời điểm ăn dặm quá sớm
Đây được xem là nguyên nhân đầu tiên mà ba mẹ thường hay mắc phải khi cho bé bắt đầu ăn dặm. Cụ thể là do thời điểm cho bé ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thực sự. Điều này khiến cho đường ruột của bé làm việc quá sức gây ra hiện tượng táo bón thường gặp.
Nhất là khi bé ăn dặm kiểu Nhật dạng thô sớm từ 4 tháng tuổi thì bé chưa thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, chưa nhai nuốt tốt nên thức ăn hầu hết sẽ được nuốt chửng xuống dạ dày khiến cho bộ phận này bị quá tải gây ra việc không thể tiêu hóa và phân đi ra ngoài bị cứng, khô dần dần trở thành hiện tượng táo bón.
Thực đơn ăn dặm của bé thiếu chất xơ
Nguyên nhân tiếp theo khiến cho bé ăn dặm kiểu Nhật dễ bị táo bón là từ chế độ ăn thiếu chất xơ, quá nhiều chất đạm. Bởi vì vai trò của chất xơ chính là hình thành khuôn trong ruột già. Vì thế, nếu ăn dặm quá ít rau củ trái cây thì việc bé táo bón, phân khô và đi ngoài khó khăn là chuyện đương nhiên.
Để khắc phục tình trạng này thì tốt nhất ba mẹ nên bổ sung thêm chất xơ cho bé từ nhiều nguồn, nhiều nhóm thực phẩm khác nhau bao gồm: Rau xanh, hoa quả, trái cây tươi..trong các bữa ăn. Đồng thời ba mẹ nên bổ sung thêm sữa chua và nước cho bé hàng ngày.
Mẹ pha sai tỷ lệ sữa công thức
Theo thống kê thì bé uống sữa công thức có nguy cơ bị táo bón khi ăn dặm cao hơn so với các bé chỉ bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do thành phần trong sữa công thức rất giàu vitamin và dưỡng chất nên bé thường bị khó tiêu khi mẹ pha sai tỷ lệ.
Khi đó, ruột của bé sẽ hấp thu nhiều nước hơn khiến cho phân bị khô và khó thải ra bên ngoài như đứa trẻ bình thường khác. Đó là nguyên nhân trực tiếp khiến bé bị táo bón kéo dài.
Trẻ ăn thừa chất đạm
Nguyên nhân tiếp theo được xác định khiến cho bé dễ bị táo bón, phân cứng và thậm chí đau rát hậu môn khi đi vệ sinh chính là chế độ ăn mà ba mẹ xây dựng mỗi ngày đang bị thừa quá nhiều chất đạm. Đây là nhóm chất quan trọng giúp cơ thể có nguồn năng lượng hoạt động tốt nhưng nếu quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Theo đó, nguồn thực phẩm chứa đạm nhiều như thịt, cá, trứng, sữa… đang được bổ sung với lượng quá nhiều. Trong khi đó bé ăn quá ít rau củ dễ làm cho phân bị cứng, khô và khó tiêu hơn.
Trẻ bị thiếu nước
Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể và sự phát triển của bé ăn dặm kiểu Nhật lẫn người lớn. Nếu thiếu nước da bị khô, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, hệ tiêu hóa không thể hấp thu chất dinh dưỡng, phân không tiêu và đẩy ra ngoài được vì quá cứng, khô.
Trẻ thiếu nước từ việc bé uống quá ít nước, chế độ ăn không có canh, rau, bé ăn quá nhiều thực phẩm háo nước khiến cho phân bị khô, khó tiêu, đầy bụng và dễ dẫn đến tình trạng bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên ở trẻ. Bởi vậy, khi ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên chuẩn bị nước hoặc canh rau cho bé ăn kèm.
Bé bị táo bón kéo dài ảnh hưởng như thế nào?
Từ các nguyên nhân ở trên thì việc bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón kéo dài sẽ có ảnh hưởng xấu nhất định đến sự phát triển của trẻ. Cùng Monkey tham khảo một số thông tin chi tiết ở phần dưới nhé!
Dẫn đến nứt kẽ hậu môn
Ảnh hưởng đầu tiên mà bé bị táo bón có thể mắc phải chính là nứt kẽ hậu môn. Trường hợp bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón thể nặng sẽ khiến bé đi ngoài khó khăn hơn, rặn nhiều hơn nên dễ bị nứt hay rau ống hậu môn hơn các bé khác.
Điều này làm cho bé cảm thấy đau rát, khó chịu, chảy máu…mỗi lần rặn đi ngoài. Ngoài ra, nguy cơ bị nhiễm trùng từ phân và áp-xe giữa hai cơ thắt hay áp-xe quanh hậu môn cũng gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí bé còn gặp tình trạng rò hậu môn khó xử lý bằng nội khoa và hay tái phát nhiều lần.
Dẫn đến bệnh trĩ
Nguy cơ mắc bệnh trĩ ở những bé ăn dặm bị táo bón cũng cao do việc ứ đọng lượng phân trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Nếu không điều trị sớm cho trẻ có thể khiến bé dễ bị các bệnh như trĩ, sa trực tràng. Bởi thế, mỗi ngày khi bé đi ngoài, mẹ cần kiểm tra tình trạng và thành phần phân của bé để xác định bé có táo bón hay không để điều trị càng sớm càng tốt.
Làm tắc ruột
Ảnh hưởng nguy hiểm từ việc trẻ bị táo bón lâu ngày là tình trạng tắc ruột vô cùng nguy hiểm. Cụ thể, thời điểm đại tràng tích trữ một lượng lớn các khối phân rắn lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột rất nguy hiểm.
Nếu trường hợp nhà ba mẹ đang có trẻ có các biểu hiện như đau bụng thành cơn liên tục, bụng chướng, trẻ không đánh hơi hoặc không đi ngoài được đều đặn bình thường thì ba mẹ có thể kiểm tra bằng các sờ bụng thấy khối phân rắn thì rất có thể bé đã bị tắc ruột. Lúc này ba mẹ cần cho bé đi thăm khám ngay lập tức.
Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón, ba mẹ phải làm sao?
Sau khi đã xác định nguyên nhân và ảnh hưởng đối với cơ thể thì tốt nhất ba mẹ nên tham khảo một số giải pháp để cải thiện tình trạng này đơn giản như sau:
Bổ sung hàm lượng chất xơ vào chế độ ăn dặm của bé
Cách đầu tiên mà ba mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm kiểu Nhật và trẻ em nói chung chính là bổ sung thêm chất xơ cho bé. Cách làm rât đơn giản chỉ cần cho bé ăn thêm rau xanh, củ quả, trái cây tươi..trong bữa ăn chính hàng ngày bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Tăng cường lượng nước ép hoa quả cho bé
Bên cạnh đó, ngoài bữa chính ở các bữa phụ, ba mẹ nên cho bé uống thêm sinh tố hoa quả, tốt nhất không cho bé uống nước ép vì chỉ có phần rau củ mới có nhiều chất xơ, còn nước ép thì chủ yếu là nước và đường.
Cụ thể, để đảm bảo an toàn cho bé, tốt nhất ba mẹ nên chọn cho bé rau củ quả theo mùa để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, ba mẹ nên rửa thật sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hệ tiêu hóa của bé được bảo vệ.
Cung cấp đủ nước
Cách tiếp theo là cung cấp đủ nước cho bé để đường ruột hoạt động nhịp nhàng, hạn chế nguy cơ phân bị cứng và khô gây ra hiện tượng táo bón. Nước vừa giúp các cơ quan trao đổi chất vừa là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Cung cấp đủ nước giúp cho cơ thể vận hành khỏe mạnh và hạn chế nhiều bệnh tật.
Ba mẹ có thể cung cấp nước cho bé từ nhiều nguồn khác nhau như: Nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước canh rau củ, nước ép hoa quả, nước sinh tố trái cây tươi…trong bữa ăn chính và bữa ăn phụ đều đặn.
Dưới đây là lượng sữa và nước mà ba mẹ cần cung cấp đủ cho bé theo từng giai đoạn gồm:
-
Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi cần uống đủ lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức được pha theo đúng hướng dẫn cung cấp đủ cho bé phát triển.
-
Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi thì cần 2 thìa con nước lọc mỗi ngày bên cạnh lượng sữa trong ngày.
-
Trẻ trên 12 tháng tuổi cần tối thiểu khoảng 400ml/ngày bao gồm nước lọc, sữa, nước canh, sinh tố…vv.
Chỉ cần cho bé uống đủ lượng nước trên đây thì sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón.
Massage vùng bụng cho bé
Phương pháp mà ba mẹ cũng nên tham khảo chính là massage vùng bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Bởi vì khi bị táo bón phân không tiêu được ứ lại trong trực tràng khiến cho bụng bé bị trướng, đau và đầy hơi.
Massage nhẹ nhàng cho bé theo vòng tròn kim đồng hồ sẽ là cách hiệu quả nhất giúp cho đường ruột dễ chịu hơn, bé đỡ đầy hơi và khó tiêu hơn. Ba mẹ nên thực hiện sau khi tắm cho bé và khi bé đang đói nhé!
Luyện tập thói quen đi ngoài đúng giờ
Đi ngoài đúng giờ cũng là cách hạn chế nguy cơ bị táo bón ở trẻ em. Bời đến giờ bé đi ngoài sẽ giúp cho việc rặn tốt hơn, cơ thể đã có thói quen nên bé sẽ không nhịn đi ngoài. Khi đó, phân sẽ không bị ứ lại trong ruột quá lâu dẫn đến việc đi ngoài khó khăn hơn bình thường.
Đều đặn ba mẹ cho bé ăn uống sinh hoạt theo khoa học và lịch trình cụ thể thì việc đi vệ sinh, đi đại diện của bé cũng được thiết lập theo thói quen đúng giờ. Điều này vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa tốt cho sức khỏe của trẻ sau này.
Bổ sung các lợi khuẩn cho bé
Lợi khuẩn có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Đó là yếu tố giúp bé cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ba mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ sữa chua, váng sữa hay các sản phẩm khác từ sữa. Bằng cách này ba mẹ đã hỗ trợ đường ruột của bé hoạt động hiệu quả hơn.
Gợi ý một số thực phẩm ăn dặm hạn chế táo bón
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu và giúp bé hết táo bón hiệu quả mà các chuyên gia gợi ý để ba mẹ có thể tham khảo và chế biến tại nhà cho bé.
Khoai lang
Được biết, khoai lang là một trong những thực phẩm lý tưởng đầu tiên mà bất kỳ ba mẹ nào cũng muốn chế biến cho bé khi bắt đầu ăn dặm. Thành phần chất xơ của khoai lang rất dồi dào giúp bé đang bị táo bón đi ngoài dễ hơn do được cung cấp lượng chất xơ lớn.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi với thành phần nhiều nước, thêm tính nhớt, dễ trơn khi bé ăn hàng ngày sẽ giúp phân cứng trong ruột già mềm đi và dần dần thì bé sẽ hết nguy cơ bị táo bón. Rau mồng tơi cũng rất dễ chế biến, kết hợp với các nguyên liệu khác bao gồm: Tôm, thịt, cá, …và lành tính nên bé ăn mỗi ngày sẽ không gây khó tiêu.
Súp lơ
Trong bảng thành phần các rau củ có nhiều chất xơ thì súp lơ được xếp hạng đầu tiên. Nếu ba mẹ cho bé ăn súp lơ mỗi ngày có thể cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ một cách tối đa. Bé đang bị táo bón ăn súp lơ luộc, súp lơ xào sẽ dễ đi ngoài hơn.
Cam, bưởi
Loại quả chứa nước nhiều và các vitamin khác cần nhắc đến trong thực đơn của các bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón chính là hoa quả họ nhà cam. Cụ thể cam và bưởi là thực phẩm cung cấp nước rất tốt cho cơ thể. Ba mẹ nên cho bé ăn hai loại quả này trong khẩu phần ăn để điều trị tình trạng táo bón hiệu quả.
Chuối tiêu
Chuối chứa thành phần kali và chất xơ rất nhiều là thành phần quan trọng đối với quá trình hoạt động của cơ thể. Bởi vậy, từ khi các bé ăn dặm kiểu Nhật làm quen với hoa quả thì chuối chính là loại quả đầu tiên. Chuối còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau bao gồm: Bánh chuối, chuối chiên, chuối hấp, xôi chuối, chè chuối…vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng dành cho bé.
Xoài
Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón nên ăn xoài bởi đây là loại quả dễ tiêu, dễ ăn và điều trị hiệu quả tình trạng chướng bụng, phân cứng. Xoài cũng dễ chế biến thành các món ăn dặm dành cho bé từ xay nhuyễn cho đến miếng cắt nhỏ nên rất phù hợp khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ.
Sữa chua
Loại thực phẩm cuối cùng mà trẻ em ăn dặm bị táo bón nên ăn đều đặn, mỗi ngày 1 hộp. Sữa chua chứa lượng lợi khuẩn lớn xây dựng hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa và đường ruột, giúp việc tiêu hóa thức ăn trong ruột trở nên nhịp nhàng và dễ chịu hơn.
Xem thêm: 5+ thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân gợi ý từ chuyên gia
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin hữu ích nhất về vấn đề bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón. Qua đây, chúng tôi cũng muốn ba mẹ hiểu một số dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và tác động của bệnh táo bón khi ăn dặm ở trẻ. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề táo bón triệt để.
Constipation in breastfeeding babies: What to know - truy cập ngày 17/6/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327174
Baby Constipation Remedy: How To Help A Newborn Poop - truy cập ngày 17/6/2022
https://www.baby-chick.com/baby-constipation-remedy/