zalo
Tiêu chuẩn cân nặng bé 3 tuần và những vấn đề sức khỏe bố mẹ nào cũng phải biết
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Tiêu chuẩn cân nặng bé 3 tuần và những vấn đề sức khỏe bố mẹ nào cũng phải biết

Phương Đặng
Phương Đặng

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

3 tuần tương đương gần 1 tháng trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ, em bé đã có những thay đổi tương đối lớn. Liệu các mẹ đã thấy cân nặng bé 3 tuần tuổi nhà mình đã đạt chuẩn? Bé có gặp vấn đề sức khỏe nào không? Con ăn ngủ như thế nào? Cùng Monkey chia sẻ trong bài viết này nhé!

1. Cân nặng bé 3 tuần bao nhiêu là đạt chuẩn?

Số cân theo tuần tuổi giúp ba mẹ đánh giá chi tiết về tốc độ phát triển cân nặng của con. Vậy 3 tuần sau sinh con nên có trọng lượng như thế nào?

1.1. Mỗi tuần bé sơ sinh tăng bao nhiêu cân trong tháng đầu tiên? 

Dựa trên số liệu mức tăng cân chuẩn theo tháng của trẻ sơ sinh, 3 tháng đầu sau khi chào đời trẻ sẽ tăng từ 1 - 1.2kg/tháng. Mỗi tháng kéo dài khoảng 4 - 4.5 tuần nên số cân nặng có thể tăng thêm mỗi tuần khoảng 0.25 - 0.3kg. 

Mỗi tuần bé sơ sinh sẽ tăng từ 0.25 - 0.3kg. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý số cân mỗi tuần tăng có thể không đều nhau nên muốn đảm bảo cân nặng chuẩn tuyệt đối, ba mẹ nên đối chiếu theo tháng dựa trên chỉ số của WHO. Ngoài ra, trong 1 - 2 tuần sau sinh, trẻ có thể sụt chưa tới 10% cân nặng và phục hồi bắt đầu từ tuần thứ 3, do đó ba mẹ không nên lo lắng khi thấy cân nặng của bé 3 tuần tuổi chưa tăng nhiều.

1.2. Cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trường hợp bé khỏe mạnh, tăng cân đều trong 3 tuần đầu tiên và không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng sinh lý thì cân nặng của con sẽ đạt từ 3.95 - 4.1kg với bé gái và bé trai khoảng 4.05 - 4.2kg. Nếu trẻ bị sụt cân trong khoảng 2 tuần đầu và phục hồi ở tuần thứ 3 thì cân nặng của bé gái có thể thấp hơn. 

2. Những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cân nặng bé 3 tuần

3 tuần đầu tiên là giai đoạn bé mới chào đời và dần làm quen với thế giới bên ngoài, do đó không thể tránh khỏi những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của bé trong thời gian này.

2.1. Sụt cân sinh lý

Đây là một trong số các nguyên nhân chính tác động đến cân nặng của trẻ trong vài tuần đầu sau sinh. Hiện tượng này thường xảy ra ở tuần đầu tiên và sẽ phục hồi ở tuần thứ 2. Một số bé có thể chậm hơn 1 tuần nhưng đều không đáng lo ngại.

Theo đó, sụt cân sinh lý khởi phát từ việc trẻ mới sinh bị mất nước qua đường hô hấp, đào thải phân su, nước tiểu đồng thời nôn những dịch bẩn, nước ối trong quá trình mẹ chuyển dạ. Do đó, cân nặng sụt giảm chủ yếu là nước và ngoại hình của bé không hề nhỏ đi tương đương số cân giảm chỉ khoảng 5 - 10%.

2.2. Tuần khủng hoảng (wonder week)

Gọi là tuần khủng hoảng nhưng nếu ba mẹ có thể cùng con vượt qua thì bé sẽ đạt được những điều kỳ diệu. Ba mẹ sẽ thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc về các kỹ năng cũng như chỉ số cân nặng, chiều dài của trẻ qua mỗi thời kỳ này.

Tuần khủng hoảng khiến bé khó tăng cân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Biểu hiện khi trẻ bước vào wonder week gồm: bám mẹ, gắt gỏng và quấy khóc. Thời điểm này bé rất cần sự động viên cũng như an ủi của bố mẹ vì vậy nên hạn chế cáu giận, la mắng để con có cơ hội phát triển tối đa. Đôi khi, những cảm xúc tiêu cực của bạn cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Thêm một biểu hiện khi trẻ đã ở giữa tuần khủng hoảng đó là thay đổi nếp sinh hoạt. Hầu như các hoạt động ăn, chơi, ngủ, v.v… đều bị đảo lộn và đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ sụt cân, khó tăng cân  ở giai đoạn này.

2.3. Hội chứng Colic 

Một số trẻ ngay khi mới chào đời sẽ gặp hiện tượng khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng colic. So sánh về mức độ khủng hoảng trong wonder week thì vấn đề này có khả năng vượt trội hơn. Nếu như wonder week chỉ diễn ra trong 1 - 3 tuần thì khóc dạ đề kéo dài liên tục cho đến 6 tháng, thậm chí 1 năm với tần suất 1 - 2 lần/ngày. 

Theo đó, bé sẽ khóc quấy trong 1 hoặc 2 khung giờ nhất định trong ngày, thường là buổi tối và mất khoảng 3 giờ để bé ổn định. Nguyên nhân của colic được chẩn đoán là do tăng nhu động ruột. Tình trạng này khiến trẻ bị đau và chỉ ngừng khóc khi cơn đau kết thúc. 

Nếu ba mẹ có điều kiện theo dõi cân theo tuần, khi gặp các vấn đề trên, hãy cố gắng duy trì đủ lượng sữa, đảm bảo giấc ngủ để con phục hồi và phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. Ở phần sau, Monkey cũng sẽ đề cập tới tiêu chuẩn ăn ngủ nhằm hỗ trợ ba mẹ theo dõi, đánh giá sức khỏe của bé hiệu quả nhất.

Xem thêm: Các cột mốc phát triển cân nặng em bé theo tuần và những yếu tố ảnh hưởng ba mẹ cần biết

3. Tiêu chuẩn ăn ngủ của bé 3 tuần tuổi phát triển tốt

Để bé sơ sinh tăng trưởng tốt, ba mẹ cần nắm rõ liều lượng ăn cũng như thời gian ngủ của trẻ theo tiêu chuẩn dưới đây:

Tháng

Chế độ ăn

Thời gian ngủ

Bú sữa

Ăn dặm

Sơ sinh

1 lần bú: 30-35 ml

Ngày bú 8-12 lần

Mỗi cữ cách 2-3 tiếng

 

18 -20 tiếng

1 tháng

1 lần bú: 35-60 ml

Ngày bú 6-8 lần

Mỗi cữ cách 2-3 tiếng

 

18 -20 tiếng

2 tháng

1 lần bú: 60-90 ml

Ngày bú 5-7 lần

Mỗi cữ cách 3-4 tiếng

 

16 -18tiếng

3 tháng

1lần bú: 60-90 ml

Ngày bú 5-7 lần

Mỗi cữ cách 3-4 tiếng

 

14 -15 tiếng

4 tháng

1 lần bú: 60- 120 ml

Ngày bú 5-6 lần

Mỗi cữ cách 4 tiếng

 

13-14 tiếng

5 tháng

1 lần bú: 120 -180 ml

Ngày bú 5 lần

Mỗi cữ cách 4 tiếng

 

13-14 tiếng

6 tháng

1 lần bú: 180 -240 ml

Ngày bú 3-4 lần

1 bữa ăn dặm bột ngọt + hoa quả bổ sung

13-14 tiếng

7 tháng

1 lần bú: 200 -240 ml

Ngày bú 3-4 lần

1-2 bữa ăn dặm bột ngọt,mặn + hoa quả bổ sung

13-14 tiếng

8 tháng

1 lần bú: 200 -240 ml

Ngày bú 3-4 lần

2 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

13-14 tiếng

9 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

3 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 – 13 tiếng

10 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

4 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 – 13 tiếng

11 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

5 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 – 13 tiếng

12 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

6 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 tiếng

Bảng dinh dưỡng - giấc ngủ cho trẻ 0 - 12 tháng tuổi. (Nguồn: http://viendinhduong.vn/

4. Nguyên nhân và giải pháp khi trẻ ăn ngủ kém

Ngoài những em bé dễ nuôi thì những bạn nhỏ khó chiều, hay gặp tình trạng bỏ bú, bú kém, ngủ không ngon và hay vặn mình lại khiến bố mẹ thêm phần lo lắng. 

4.1. Nguyên nhân bé ăn ngủ kém

Ý kiến từ PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết 3 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ăn ngủ kém:

  • Biếng ăn tâm lý: một số bé thường xuyên bị ép bú sữa nhiều lần, mỗi cữ với một lượng rất nhỏ khiến trẻ khó tiêu hóa. Lâu dần, trẻ hình thành tâm lý sợ ăn và sẽ bú kém hoặc bỏ bú.

  • Biếng ăn sinh lý: thường xuất hiện trong các tuần khủng hoảng - thời điểm bé đang phát triển kỹ năng. 

  • Biếng ăn bệnh lý: trẻ sơ sinh bỏ bú do khó chịu trong người. Bé có thể bị ốm hoặc bị đau ở trong người nên ba mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân.

4.2. Giải pháp tối ưu cho trẻ biếng ăn khó ngủ trong 3 tuần đầu sau sinh

Nhằm giúp bé phát triển tốt ở giai đoạn 3 tuần tuổi cũng như trong các cột mốc tiếp theo, ba mẹ hãy tham khảo những giải pháp khắc phục biếng ăn khó ngủ cho trẻ đã được nhiều phụ huynh áp dụng thành công dưới đây:

Giải pháp tối ưu giúp trẻ ăn ngủ ngoan tăng cân tốt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Tập cho trẻ bú đúng giờ, đủ cữ ngay khi mới sinh. Mẹ cần điều chỉnh giờ giấc ăn, ngủ cho bé để con hình thành thói quen khi chào đời.

  • Không ép trẻ bú, hãy theo dõi và đáp ứng nhu cầu của con. Việc ép trẻ bú nhiều lần khiến con luôn trong trạng thái lửng bụng, không muốn bú thêm. Mặt khác, điều này còn khiến hệ tiêu hóa của trẻ phát triển kém do hoạt động quá mức.

  • Trước mỗi giấc ngủ, cần đảm bảo cho bé ăn vừa đủ no. Ép trẻ ăn nhiều sẽ khiến con đầy bụng, khó vào giấc ngủ đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.

  • Ngoài bữa ăn, các yếu tố như giường ngủ, không gian phòng cần phải đảm bảo thông thoáng. Nên lau người bằng nước ấm và thay quần áo ngủ cho bé để cơ thể con được dễ chịu khi vào giấc đêm. Nếu là giấc ngủ ngày, hãy vệ sinh và thay tã sạch cho bé trước khi cho bé ngủ giấc tiếp theo.

  • Bổ sung thuốc hoặc vitamin hỗ trợ trẻ ăn ngon, ngủ ngoan nếu cần thiết và phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Tới đây, ba mẹ đã có thể đánh giá tương đối về cân nặng bé 3 tuần nhà mình cũng như sức khỏe và các hoạt động của con. Hi vọng ba mẹ sẽ tiếp tục theo dõi và cùng Monkey đồng hành trong chặng đường nuôi dạy con khôn lớn nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!