Cho con ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 1: giai đoạn nuốt chửng
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Cho con ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 1: giai đoạn nuốt chửng

Lê Hương
Lê Hương

05/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn để đảm bảo trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của mình. Ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp cho mẹ kiểm soát được lượng dinh dưỡng mà con nạp vào cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về việc cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 qua bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 là thời điểm nào?

Ăn dặm kiểu Nhật vào giai đoạn 1 hay còn được gọi là Gokkun. Giai đoạn này sẽ bắt đầu khi trẻ 6-7 tháng. Ăn dặm kiểu Nhật sẽ được chia thành 4 giai đoạn chính, trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn khai sơ, trẻ chỉ mới tập làm quen với việc ăn dặm. Đây là giai đoạn khởi đầu và mẹ nên tập cho trẻ làm quen dần với phương pháp ăn dặm. 

Mẹ hãy tập cho bé ăn bằng muỗi và làm quen với việc ăn những thức ăn được xay nhuyễn thay vì sữa. Vì đây là giai đoạn đầu tiên, bé vẫn chưa thực sự làm quen với cách ăn mới nên mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những loại thức ăn có độ mềm, lỏng như sữa chua. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể làm cho thức ăn sệt hơn Mẹg cách pha trộn thức ăn với bột bắp theo tỷ lệ 1:2.

Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 là thời điểm nào? (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1, thức ăn nên chế biến ra sao?

Đây là giai đoạn đầu tiên của bé của Mẹ bắt đầu hành trình ăn dặm. Ở tuần đầu của giai đoạn 1 này, các Mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo trắng với tỉ lệ 1:10, thức ăn đã  được nghiền nhuyễn và rây qua lưới.

Tuần 1

Ở tuần đầu tiên, bé vẫn chưa biết gì về cách ăn dặm. Mẹ có thể chuẩn bị để cho bé làm quen bằng cách cho trẻ ăn những thức ăn lỏng như canh hoặc sữa chua. Sau khi bé ăn xong cách 1-2 tiếng mẹ sẽ cho bé ti sữa hoặc uống sữa. Cứ thực hiện như vậy trong khoảng 1 tuần để trẻ quen với việc tiếp nhận chất dinh dưỡng từ những nguồn khác ngoài sữa mẹ. 

Nếu như sau một tuần nhưng Mẹ thấy trẻ vẫn chưa có dấu hiệu quen thuộc hay ăn nhanh hơn so với những ngày đầu. Mẹ có thể kéo khoảng thời gian này dài hơn để trẻ kịp thích nghi. Từ đó, giúp trẻ có thể làm quen được với thức ăn, đồng thời có thể hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn quan trọng nay.

Cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1, thức ăn nên chế biến ra sao? (Ảnh: sưu tầm internet)

Tuần 2

Sau khi bé đã làm quen được với những thức ăn dạng lỏng, Mẹ có thể chuyển sang cho bé tập làm quen với những thức ăn cứng hơn như rau, củ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này trẻ rất yếu. Rau củ cần phải được luộc chín và dằm hoặc xay nhuyễn để trẻ không bị mắc nghẹn. Ở giai đoạn này, Mẹ cần phải chú ý bổ sung các nhóm chất và vitamin từ rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Tuần 3-4

Ở tuần này, Mẹ có thể tập cho trẻ ăn những thức ăn với độ khó cao hơn. Mẹ có thể tập cho bé ăn cháo, cháo cá hoặc cháo thịt đã được xay mịn. Lúc này, bé dần như đã quen với việc ăn dặm. Mẹ có thể thay đổi những loại cháo hằng ngày về kết hợp với rau củ để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ. 

Mẹ cũng có thể tăng thêm độ đặc cho cháo để trẻ có thể ăn khỏe hơn. Đây cũng chính là giai đoạn chuẩn bị để trẻ có thể ăn những thức ăn cứng hơn và cai hoàn toàn sữa mẹ. Từ đó, giúp bé có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt hơn. Mẹ chăm sóc bé cũng trở nên nhàn hơn.

Mục đích tập cho bé ăn dặm giai đoạn 1 là gì?

Bé bắt đầu ăn dặm được coi là bước ngoặt lớn trong quá trình hấp thu dinh dưỡng. Giai đoạn này thường có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển về thể chất, trí tuệ, sức khỏe,... của bé con sau này. Nếu ngay từ giai đoạn đầu, Mẹ đi không đi đúng hướng sẽ khiến bé có thể sợ hãi thức ăn, dẫn đến biếng ăn và hấp thụ dưỡng chất kém kém. 

Do đó, việc tập cho bé ăn dặm đúng cách là vô cùng quan trọng giúp bé bé phát triển toàn diện. Ngoài ra, việc ăn dặm hỗ trợ thêm một số yếu tố khác đó là:

Tăng khả năng phản xạ nuốt thức ăn

Thường xuyên ăn dặm giúp tập cho trẻ thói quen nuốt thức ăn. Khi cai sữa mẹ và tiếp xúc với những loại thức ăn khác bé sẽ không bị bỡ ngỡ và hoang mang. Luyện thói quen nuốt thức ăn cũng giúp bé không có thói quen ngậm thức ăn trong miệng nhưng không nuốt, gây khó khăn cho mẹ. Điều này sẽ khiến bé không còn hứng thú với việc ăn uống hoặc tiêu hóa thức ăn nữa.

Việc giúp tập phản xạ nhai thức ăn cho bé là rất tốt cho quá trình ăn dặm của con. Trong quá trình ăn dặm giai đoạn đầu, bé cần tập một vài phản xạ cơ bản để hỗ trợ cho việc ăn sau này của mình. Nhai thức ăn cũng là một trong số đó, ban đâu chưa biết cách nhai thức ăn, bé chỉ nuốt có thể nuốt như khi bú sữa. Nhiều bé sẽ có một số biểu hiện nôn trớ mỗi khi ăn những món ăn đặc hơn trong quá trình ăn của mình. 

Mục đích tập cho bé ăn dặm giai đoạn 1 là gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Học cách ăn bằng muỗng 

Quá trình ăn dặm, chính là việc bé bắt đầu phát triển sự vận động phối hợp giữa tay và mắt cần thiết để tự xúc ăn. Đây là một thói quen cần được tập luyện từ sớm để trẻ có thể tự mình ăn uống mà không cần mẹ đút sau này. Việc dạy con ăn bằng muỗng sẽ giúp bé có thể tăng cường phát triển kèm theo các kỹ năng vận động thô và tinh.

Tập làm quen thức ăn

Trẻ có thể tự làm quen được với đầy đủ các loại thức ăn. Tránh trường hợp đột ngột cai sữa sẽ khiến bé biếng ăn và không thể ăn được. Bên cạnh đó, việc làm quen với thức ăn cũng giúp mẹ định hình được bé thích ăn những loại thức ăn như thế nào. Từ đó, Mẹ có thể dễ dàng bổ sung những thức ăn cần thiết cho bé hơn.

Giúp bé làm quen với thức ăn trong thời kỳ ăn dặm này là việc rất quan trọng để Mẹ dạy bé học ăn. Điều này hỗ trợ răng và hàm phát triển nhanh chóng. Bên canh đó, quá trình này cũng chính là bước đầu hình thành các kỹ năng khác mà bé cần sau này, ví dụ như sử dụng ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp sự phát triển vượt trội của bé hơn trong quá trình ăn dặm này.

Nguyên tắc cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1

Hiện nay, việc Mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé chính là một trong những phương pháp đáng tin dùng. Chính vì thế, những việc tìm hiểu kỹ thông tin về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số nguyên tắc mẹ cần áp dụng để trẻ phát triển toàn diện trong quá trình cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1.

Không ép con ăn

Mẹ chỉ nên khuyến khích trẻ ăn, không nên cố gượng ép trẻ ăn quá nhiều vì rất dễ gây phản tác dụng. Trẻ cần được từng bước từng bước làm quen với thức ăn, Mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này rất dễ khiến cho trẻ trở nên biếng ăn và chán ghét thức ăn. 

Cho con ăn lượng ít thức ăn, đảm bảo độ loãng

Khi bắt đầu giai đoạn 1, Mẹ chỉ cho trẻ ăn một lượng ít thức ăn và bổ sung lượng dinh dưỡng còn thiếu bằng sữa mẹ. Mẹ chỉ chọn những thức ăn loãng để trẻ dễ nuốt và tập làm quen dần với thức ăn. Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì giai đoạn này chỉ mới là giai đoạn sơ khai, trẻ chỉ tập làm quen với thức ăn dặm mà không hoàn toàn dùng nó để thay thế chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Nguyên tắc cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1. (Ảnh: sưu tầm internet)

Không thêm gia vị

Lúc này, trẻ vẫn chưa tập làm quen với những gia vị nặng. Đặc biệt rằng hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này cũng khá yếu và chưa được phát triển, không thể nào tiếp thu được những gia vị khác nhau. Nếu như Mẹ thêm quá nhiều gia vị có thể khiến trẻ bị quá tải và đổ bệnh, rất nguy hiểm. Mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa và cho bé uống sữa theo nhu cầu.

Thực phẩm cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1

Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến từ những cách cho con ăn của người Nhật. Các món ăn sẽ theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật và được chế biến riêng biệt với nhau. Đồng thời, thức ăn sẽ được đặt trên cùng một mâm ăn để trẻ chọn lựa và ăn.

Kiểu ăn này xuất phát với mục đích muốn bữa ăn của bé trở nên ngon hơn, vui hơn. Điều này cũng tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ trẻ kích thích tính tự lập và tư duy để phân biệt mọi vật.

Thực phẩm cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dưới đây là một số thực phẩm mà Mẹ có thể sử dụng cho bé trong quá trình ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1:

  • Gạo, bánh mì, bún.

  • Đậu hũ.

  • Lòng đỏ trứng.

  • Cá.

  • Rau cải bó xôi.

  • Bí đỏ.

  • Cà chua.

  • Cà rốt.

Một số thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1

Nhằm phát huy hết tác dụng đến từ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé con nhà mình. Các Mẹ nên chuẩn bị thêm từ 2 - 4 món ăn khác nhau để con có thể chọn lựa được món mình mình thích. Những món ăn sẽ được thêm vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cần có độ lỏng để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Một số thực đơn hằng ngày Mẹ có thay đổi để bảo đảm dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm đó là:

Cháo trắng rau cải

Mẹ có thể nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 4,5 nước. Nấu chín rau cải và bỏ vào cháo. Sau đó Mẹ xay nhuyễn hỗn hợp trên cho thật mịn và có thể cho trẻ ăn. Món cháo rau cải xanh chính là một lựa chọn tuyệt vời cho Mẹ khi vừa muốn bổ sung chất xơ từ rau xanh mà vừa muốn kích thích vị giác của bé nhà mình. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo trứng cà chua

Mẹ cũng nấu cháo theo tỉ lệ như trên. Sau đó, Mẹ luộc trứng và cà chua thật chín bỏ vào cháo và tiến hành xay nhuyễn. Mẹ cho hỗn hợp ra chén cho trẻ ăn dặm. Với những nguyên liệu dễ tìm và cách làm đơn giản lại dồi dào chất dinh dưỡng. Món cháo trứng gà cà chua này luôn là lựa chọn hàng đầu của không ít các Mẹ hiện nay.

Cháo đậu phụ rau ngót

Mẹ nấu cháo theo tỷ lệ trên, sau khi cháo sôi Mẹ tiến hành cắt nhuyễn rau ngót và cắt nhỏ đậu phụ cho vào. Sau đó, Mẹ xay nhuyễn hỗn hợp, để nguội và cho vào bát ăn dặm cho trẻ. Món cháo này Mẹ nên cho bé dùng lúc còn ấm, không quá nóng cũng không quá nguội. Đây chính là một đề xuất không tồi, Mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé ăn hàng ngày nhé.

Bí đỏ nghiền

Mẹ làm sạch bí đỏ, bỏ vỏ, thái nhỏ sau đó cho vào nồi luộc chín. Sau đó Mẹ để nguội và xay nhuyễn bí đỏ hoặc dùng muỗng nghiền nát. Mẹ nên nghiền bí đỏ lúc vẫn còn nóng, không nên bảo quản trong tủ lạnh nhé. Điều này sẽ dễ làm bí chuyển màu sang nâu vàng, không tốt cho sức khỏe của bé. Không chỉ món ăn này mà còn một số loại thức ăn khác Mẹ cũng cần chú ý hơn trong quá trình bảo quản nhé.

Món bí đỏ nghiền thơm ngon cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cà rốt nghiền

Tương tự với bí đỏ, Mẹ có thể làm sạch, cắt nhỏ cà rốt sau đó nấu thật chín. Sau khi ninh chín, Mẹ cho cà rốt vào máy xay và xay nhuyễn. Chỉ cần Mẹ cho bé ăn món ăn này đúng cách sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của bé. Đồng thời, điều này cũng sẽ hỗ trợ hạn chế các bệnh tim mạch, cao huyết áp nhé.

Cháo cá cải bó xôi 

Đây là một thức ăn có giá trị dinh dưỡng khá cao. Mẹ nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 4,5 nước. Sau đó Mẹ cho cá đã được xé nhỏ, lọc xương vào nồi. Sau khi nấu được 15 phút thì Mẹ cho cải bó xôi đã thái nhỏ vào nồi. Nấu trong vòng 10-20p là Mẹ có thể tắt bếp, để nguội hỗn hợp và xay nhuyễn. Cháo cải bó xôi dành cho bé ăn dặm tuy chỉ là công thức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho bé. 

Cháo cá cải bó xôi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: 

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 10 tháng

Quy trình ăn dặm kiểu Nhật: 4 giai đoạn chính bạn cần biết 

Bài viết trên đã cung cấp cho Mẹ những thông tin quan trọng trong việc cho con ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1. Ngoài ra, có một số cách nấu và chọn nguyên liệu cho trẻ trong quá trình dặm này cũng vô cùng quan trong, Mẹ có thể thực hiện theo để cung cấp cho bé những bữa ăn ngon nhé. Chúc Mẹ thành công!

1. 7-month-baby Diet: An Authoritative Guide by Our Experts - truy cập ngày 5/9/2022

https://www.healthhub.sg/live-healthy/2021/meal-ideas-month-7 

2. 7 months weaning planner - truy cập ngày 5/9/2022

https://www.ellaskitchen.co.uk/helpful-stuff/weaning-planner-7-months

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online