zalo
[Giải đáp] Kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh là đúng hay sai?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp] Kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh là đúng hay sai?

Phương Đặng
Phương Đặng

26/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Làm thế nào để bé phát triển nhanh về cơ thể và trí não là điều mà các bậc cha mẹ luôn băn khoăn. Vì thế, bố mẹ thường hay đo chiều dài xem bé đã cao được bao nhiêu. Tuy nhiên, việc này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cho rằng nên kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh. Thực hư vấn đề này như thế nào?

Có nên kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh không?

Tại diễn đàn hỏi đáp giữa các mẹ bầu, một mẹ bỉm sữa đã nêu lên vấn đề rằng, bản thân bị người lớn trách mắng khi sử dụng thước dây để đo chiều dài cho em bé nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ. Người mẹ cho biết, người lớn trong nhà cho rằng làm như vậy sẽ khiến bé không phát triển, đặc biệt là đo chiều dài khi nằm chỉ được áp dụng đối với người mất. Điều này đã dẫn đến nhiều tranh cãi, thực hư của việc kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh như thế nào?

Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tác hại của việc dùng thước dây đo chiều dài cho trẻ. Ngược lại, đo cân nặng và chiều cao là một cách hữu ích để bố mẹ kiểm tra và chắc chắn rằng con yêu đang phát triển như mong đợi. 

Gia đình không cần kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên cân đo bé quá nhiều lần so với lời khuyên của bác sĩ để tránh gây ra những lo lắng không cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn sơ bộ về tần suất cân, đo cho bé mà mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ sơ sinh từ 2 tuần đến 6 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần.

  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: Hai tháng 1 lần.

  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Ba tháng 1 lần.

Đo chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh còn giúp gia đình cảm thấy yên tâm hơn, xác định được liệu có vấn đề nào xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không.

Hướng dẫn tính toán và đo chiều cao chuẩn cho trẻ 0 - 12 tháng

Định kỳ đo chiều dài của bé sẽ giúp bố mẹ theo dõi được quá trình phát triển cụ thể của con. Cách tính chiều cao ước lượng như sau: 

Mỗi năm, trẻ tăng trung bình khoảng 5cm. Công thức tính chiều cao chuẩn là X = 75 + 5*(N-1). Trong đó, N là số năm tuổi.

Ví dụ, con bạn 1 tuổi thì X = 75 + 5*(1-1) = 75 cm

Như vậy, một đứa trẻ đúng 1 tuổi, phát triển bình thường sẽ có chiều cao là 75cm.

Đối với trẻ sơ sinh chưa đứng được, bố mẹ có thể đặt bé ở tư thế nằm và sử dụng thước dây để đo chiều dài chính xác. Bạn cần đặt thước ở nơi bằng phẳng, không bị phồng, chẳng hạn như đặt trên mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà. Vị trí đặt thước cần có đủ ánh sáng để đọc kết quả chính xác.

Cần đặt thước ở nơi bằng phẳng khi đo chiều dài trẻ sơ sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bước chuẩn bị và tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cởi bỏ hết giày dép, mũ nón của bé ra.

  • Bước 2: Đặt bé nằm ngửa cạnh thước dây, giữ cho đầu bé chạm vào cạnh của thước đo.

  • Bước 3: Một người giữ cho đầu bé thẳng, người còn lại giữ thẳng đầu gối của bé, đặt bàn chân bé thẳng đứng vuông góc với mặt sàn.

  • Bước 4: Sau khi bé nằm ở tư thế ổn định, người giữ đầu gối bé sẽ điều chỉnh thước dây cho đến khi sát vào lòng bàn chân của bé.

  • Bước 5: Đọc kết quả và ghi số cm với số lẻ.

Đây là phương pháp đo chiều cao cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng thước dây hiệu quả và chính xác nhất, được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, một số lưu ý khi đo chiều dài cho bé mà bạn cần nắm đó là

  • Nên dùng thước đo chuyên dụng để nhận được kết quả chính xác.

  • Để chiều cao đạt chuẩn nhất thì bố mẹ nên đo vào buổi sáng.

  • Ghi chép lại các lần đo để thấy được sự thay đổi khi con phát triển.

  • Bé trai thường có chiều cao vượt trội hơn bé gái.

Xem thêm: Cách đo chiều cao trẻ sơ sinh dự đoán chính xác sự phát triển của bé

12 điều kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh theo dân gian

Dân gian truyền lại một số điều mà mẹ cần kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh như sau:

Kiêng kỵ khi đưa bé ra ngoài

Theo quan niệm dân gian, khi mang con ra ngoài, mẹ hãy chấm một chút son hoặc nhọ nồi lên trán bé để tránh vía dữ và các tác động xấu khác. 

Chấm nhọ nồi hoặc son lên trán khi đưa trẻ sơ sinh ra ngoài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi gặp nhiều người lạ, trẻ có thể quấy khóc dữ dội. Khi mọi người đã đi khỏi, mẹ hãy đốt một ít lá thơm có tính sát khuẩn nhằm lọc sạch không khí.

Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, dễ mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Do vậy, mẹ nên lưu ý chuẩn bị trang phục thích hợp cho con khi đưa bé ra ngoài.

Đồng thời, mẹ cũng cần che kín những bộ phận quan trọng như đầu cổ, tay chân của trẻ, kiểm tra đồ đạc mang theo kỹ lưỡng. Cuối cùng, tránh để bé tiếp xúc với quá nhiều người cùng một lúc cũng là điều mẹ nên làm.

Treo tỏi đầu giường

Mẹ nên treo một chùm tỏi ta ở phía đầu giường nằm của 2 mẹ con. Bên cạnh đó, mẹ hãy may một cái túi rút dây nhỏ, cho vào 1 - 2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim chỉ đính vào áo của bé. Mẹo này sẽ giúp bé ngoan hơn, ít quấy khóc và mắc bệnh vặt.

Theo quan niệm của ông bà xưa, củ tỏi có tác dụng xua đuổi tà khí, vong hồn sợ tỏi sẽ không dám đến gần quấy nhiễu bé. 

Lý giải thực tế hơn, củ tỏi là vị thuốc dân gian rất hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng sức đề kháng, làm mạnh khí huyết. Để củ tỏi cạnh bà đẻ và trẻ sơ sinh có thể giúp sát trùng không khí, ngừa cảm bệnh.

Nên treo tỏi ở đầu giường trẻ sơ sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng cành dâu xua tà ma

Để giúp bé ngoan, ngủ ít giật mình hơn thì mẹ nên để sẵn một cành dâu tằm nhỏ trên giường bé sơ sinh nằm. Cành dâu nên càng tươi càng tốt. Dân gian cho rằng, mẹo này sẽ giúp xua đuổi tà khí, không làm phiền bé.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ được trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề kiêng đo chiều dài trẻ sơ sinh cũng những điều cần kiêng kỵ khi trong nhà có em bé. Việc kiêng cữ đúng đắn sẽ giúp con dễ nuôi, phát triển khỏe mạnh mỗi ngày và cách chăm bé sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!