Chất xơ được biết đến là một thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Khi cơ thể thiếu chất xơ, con người có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt bệnh tật nguy hiểm. Vậy chất xơ có phải là chất dinh dưỡng không và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Chất xơ có phải là chất dinh dưỡng không?
Thực chất, chất xơ không phải là một chất dinh dưỡng, đây là một thành phần có nguồn gốc từ thực vật, chúng không thể tiêu hóa được trong dạ dày và ruột non.
Chất xơ được phân chia thành 2 loại gồm: Chất xơ hòa tan và Chất xơ không hòa tan. Trong đó:
-
Chất xơ hòa tan: Khi gặp chất lỏng, chất xơ hòa tan có thể tan ra khi đi vào cơ thể. Chúng được tìm thấy ở một số loại thực phẩm như: rau xanh có độ nhớt cao (rau mồng tơi, rau đay,...), i trái cây hoặc các loại hạt.
-
Chất xơ không hòa tan: Khi đi vào ruột, loại chất này vẫn không tan trong quá trình tiêu hóa. Thực phẩm được đưa vào hệ tiêu hóa sẽ được chất xơ hoa tan thúc đẩy nhanh quá trình di chuyển. Loại chất xơ này có nhiều trong một số rau, củ, quả, lúa mạch, gạo lứt,...)
Tuy chất xơ không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể tương tự như các nhóm chất tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất,...Tại sao lại như vậy? Vai trò thật sự của chất xơ đối với sức khỏe con người là gì?
Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe con người
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe.
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Chất xơ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa hàng ngày của cơ thể. Bởi chất xơ có vai trò kích thích hoạt động tiêu hóa, đẩy nhanh khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột.
Trong khi đó, đặc tính của chất xơ là hút nhiều nước. Điều này khiến khối lượng phân tăng lên, kích thích nhu động ruột co bóp để đào thải phân ra ngoài cơ thể. Hoạt động đại tiện được diễn ra đều đặn hàng ngày sẽ ngăn ngừa nguy cơ chất độc tích tụ trong cơ thể hoặc chất độc trong phân sẽ ngấm ngược lại vào máu gây hại cho sức khỏe.
Đó là lý do vì hiện tượng táo bón xảy ra khi cơ thể bị thiếu chất xơ. Vì vậy, bổ sung đầy đủ chất xơ hàng ngày là điều quan trọng để phòng ngừa táo bón, trĩ và viêm ruột thừa,...
Giảm lượng cholesterol trong máu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất xơ có khả năng làm giảm cholesterol LDL có hại và tăng trong máu cholesterol HDL có lợi trong máu. Cholesterol là nguyên liệu chính để giúp gan tổng hợp muối mật rồi đưa đến ruột non thông qua ống mật chủ. Đặc tính hút nước nhiều của chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thụ muối mật của cơ thể và đẩy nhanh ra ngoài theo đường phân.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Có 2 loại cholesterol chính gồm LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt).
Trong đó, nhiệm vụ chính của cholesterol LDL là vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Thành mạch máu có nguy cơ bị lắng đọng mỡ khi hàm lượng cholesterol này tăng lên, gây ra bệnh xơ vữa động mạch và các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
Trong khi đó, cholesterol HDL sẽ vận chuyển máu đi về gan và loại bỏ cholesterol khỏi các mảng xơ vữa động mạch. Hàm lượng cholesterol HDL tăng lên và LDL giảm đi nhờ chất xơ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,...
Điều hòa đường huyết
Thực phẩm giàu chất xơ được coi là người bạn thân thiện của bệnh nhân tiểu đường. Bởi chất xơ có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa chất tinh bột, phân giải và hấp thụ glucose trong cơ thể. Nhờ vậy, lượng đường trong máu sẽ không tăng lên đột ngột, giảm thiểu nguy cơ mù lòa, tử vong,...do các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
Giảm cân
Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ sẽ không cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng lại tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, chất xơ còn là tác nhân cản trở chất béo hấp thụ vào cơ thể, giúp hạn chế tăng cân rất hiệu quả. Đó là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyên người có nhu cầu ăn kiêng nên bổ sung nhiều chất xơ.
Phòng bệnh ung thư
Khi vào đến ruột, chất xơ trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi, giúp chúng sinh sôi phát triển. Từ đó, các loại vi khuẩn này sẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời tăng cường đào thải các chất có khả năng gây ung thư ra ngoài cơ thể qua đường tiểu và đại tiện. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho biết, chất xơ có tác dụng làm giảm estrogen trong máu giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú.
Làm đẹp da
Chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường bài tiết chất độc trong cơ thể ra bên ngoài. Việc loại bỏ độc tố không chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần mà còn giúp làn da trắng sáng, mịn màng hơn.
Xem thêm:
- Chất xơ hòa tan có trong thực phẩm nào? 20 loại thực phẩm không nên bỏ qua
- Chất béo có ở đâu? Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe nên ăn
Hàm lượng chất xơ cần cung cấp cho cơ thể bao nhiêu là đủ?
Có thể thấy, chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Khi cơ thể thiếu chất xơ sẽ có cảm giác nhanh đói, táo bón, đường huyết và mỡ máu tăng cao, thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch…
Vì vậy, bổ sung chất xơ đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý không nên bổ sung chất xơ với hàm lượng quá nhiều. Vì nếu cơ thể dư thừa chất xơ sẽ làm giảm đi khả năng hấp thu các loại vitamin và khoáng chất khác, gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của cơ thể, hàm lượng chất xơ cần bổ sung sẽ khác nhau. Hàm lượng chất xơ trung bình cần bổ sung cơ thể mỗi ngày từ 20-25 gram. Bạn cần theo dõi tình trạng của cơ thể để bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp.
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu chất xơ cần phải bổ sung:
-
Người có khả năng nhai kém, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, bệnh nhân phải ăn qua ống thông.
-
Bệnh nhân tiểu đường, béo phì, ung thư, xơ vữa động mạch,...
Nhìn chung, để bổ sung chất xơ cho cơ thể với hàm lượng phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Cách bổ sung chất xơ cho cơ thể mỗi ngày hiệu quả
Có 2 cách cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể được sử dụng phổ biến hiện nay chính là lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ và thuốc bổ sung chất xơ.
Cách bổ sung chất xơ từ nguồn thực phẩm
Hiện nay, cách bổ sung chất xơ cho cơ thể phổ biến và hiệu quả nhất là tận dụng nguồn thực phẩm dồi dào hiện nay. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà các bạn nên ăn như các loại rau xanh, trái cây, gạo, mì, ngô, khoai, sắn,...
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta cần ăn khoảng 300g rau xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, rau xanh và trái cây nên được ăn cả bã thay vì uống nước ép để tận dụng được tối đa chất xơ có trong rau quả.
Cách bổ sung chất xơ từ thuốc bổ
Ngoài cách bổ sung chất xơ từ thực phẩm, các trường hợp đặc biệt thiếu chất xơ có thể sử dụng chế phẩm bổ sung chất xơ. Hiện nay trên thị trường có bán một số loại thuốc bổ, giúp cung cấp chất xơ cho các đối tượng từ trẻ con đến người già. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, chúng ta cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng bổ sung phù hợp.
Như vậy, Monkey đã giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc “chất xơ có phải là chất dinh dưỡng không” trong bài viết này. Có thể thấy, chất xơ tuy không phải chất dinh dưỡng nhưng lại có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, bổ sung chất xơ đều đặn hàng ngày là cách tốt nhất giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Fiber - Ngày truy cập: 19/06/2022
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/carbohydrates/fiber/