Có thể nhiều bạn vẫn còn chưa biết về liều dùng vitamin B2 thế nào là phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Điều này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối với người dùng thuốc bổ sung tăng cường vi chất này. Bởi vì nếu như dùng sai liều lượng, quá ít hoặc dùng quá liều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó mà bạn xem thật kỹ các nội dung mà Monkey đã tổng hợp được sau đây nhé!
Khuyến cáo liều dùng vitamin B2 cho các đối tượng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định thì trong quá trình dùng thuốc điều trị, việc uống đúng liều là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vì cơ thể mỗi người với độ tuổi và thể chất khác nhau sẽ có khả năng hấp thụ dưỡng chất khác nhau, từ đó dẫn tới việc dùng quá liều hoặc ít hơn quy định sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Vì vậy, Monkey đã nỗ lực tìm hiểu và thu thập được những thông tin quý báu về liều dùng vitamin B2 phù hợp cho từng đối tượng cụ thể sau đây.
Đối với trẻ em
Trẻ em là đối tượng cần được bổ sung vitamin, dưỡng chất đầy đủ hàng ngày, do đó mà trong khẩu phần ăn luôn cần phải đầu tư về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên vẫn có những bé thể trạng yếu hoặc khả năng hấp thụ dưỡng chất còn thấp mà dẫn đến việc thiếu hụt vitamin B2. Và để bổ sung cho sự thiếu hụt đó thì phụ huynh nên cung cấp và đảm bảo về hàm lượng vitamin B2 cho trẻ hấp thụ như sau:
-
Trẻ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi: Cần bổ sung 300 mcg / ngày.
-
Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi: Cần hấp thụ đủ 400 mcg / ngày.
-
Trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 3 năm tuổi: Nên được bổ sung 500 mcg / ngày.
-
Trẻ em từ 4 tuổi đến 8 tuổi: Cần được bổ sung đủ 600 mcg / ngày.
Dù rằng ta có thể bổ sung dưỡng chất và vi chất cho trẻ em bằng các thực phẩm từ y tế như thuốc uống hay dung dịch uống, nhưng ta vẫn nên giúp trẻ có được một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bởi vì khi cơ thể hấp thụ các chất từ việc chuyển hóa thì lúc đó nó mới chủ động tích cực hơn trong việc vận động và xây dựng một sức khỏe lành mạnh. Hơn nữa đây là tuổi mà trẻ rất cần dinh dưỡng để phát triển về thể chất và tinh thần nên một bữa ăn đầy đủ luôn là điều cần thiết.
Đối với trẻ vị thành niên
Đây cũng là một lứa tuổi mà các bé phát triển rất nhanh chóng và liên tục cần được bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Khi trẻ nằm trong đối tượng cần được bổ sung vitamin B2 thì hàm lượng cần thiết cho trẻ như sau:
-
Bé trai từ 9 tuổi đến 13 tuổi: Cần được hấp thụ 900 mcg / ngày.
-
Nam giới từ 14 tuổi đến 18 tuổi: Cần bổ sung 1,2 mg / ngày.
-
Bé gái từ 9 tuổi đến 13 tuổi: Nên bổ sung khoảng 900 mcg / ngày.
-
Nữ giới từ 14 tuổi đến 18 tuổi: Hấp thụ đủ 1 mg / ngày.
Nhưng bạn cũng hãy nhớ rằng ở lứa tuổi này trẻ con rất hay nô đùa và vận động thường xuyên nên việc cần bổ sung vitamin liên tục là điều cần thiết. Tuy nhiên thì vẫn cần được ưu tiên bổ sung thông qua đường ăn uống là tốt nhất. Hoặc nếu như trẻ là người có thể trạng yếu ớt, khả năng hấp thụ vitamin kém, thì bạn cũng nên dẫn trẻ đến các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để có thể kê đơn phù hợp với sức khỏe của bé, hơn là tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.
Đối với người trưởng thành
Đối tượng là người trưởng thành cũng cần được bổ sung vitamin B2 khi cần thiết, đặc biệt là nam giới, dù đang ở thể trạng khỏe mạnh nhưng họ thường xuyên vận động mạnh thì việc bổ sung vitamin là điều quan trọng. Dựa trên công bố của các chuyên gia dinh dưỡng về hàm lượng bổ sung vitamin B2 cần thiết với người trưởng thành thì ta có được như sau:
-
Đàn ông từ 19 tuổi trở lên: Cần đủ 1,2 mg vitamin B2 / ngày.
-
Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên: Nên hấp thụ 1,1 mg / ngày.
Đây là những thông số được nghiên cứu kỹ càng và phù hợp với hầu hết những người thuộc lứa tuổi này. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những đối tượng với trường hợp ngoại lệ về sức khỏe như thể trạng kém hay đang gặp phải các bệnh đặc biệt như bệnh về tim, thận, gan,... thì nên được đến cơ sở y tế uy tín để khám và tư vấn về vitamin B2 liều dùng phù hợp.
Đối với phụ nữ đang cho con bú hoặc đang trong thời kỳ mang thai
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì phụ đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng đều được xem là đối tượng ưu tiên. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế thì phụ nữ thuộc đối tượng này luôn được khám và kê đơn tùy vào tình trạng thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Đối với hàm lượng vitamin B2 cần hấp thụ cũng thế, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải luôn được bổ sung các dưỡng chất cần thiết vì lúc này người mẹ đang liên tục cung cấp cho con rất nhiều dưỡng chất để nuôi bé:
-
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai: Cần được bổ sung từ 1,4 mg trở lên mỗi ngày.
-
Phụ nữ đang cho con bú: Nên hấp thụ từ 1,6 mg vitamin B2 hàng ngày.
Khoảng thời gian đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú là hết sức nhạy cảm với người phụ nữ. Bởi vì mỗi ngày cơ thể họ đều phải liên tục truyền nguồn dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, do đó mà phụ nữ trong giai đoạn này cần được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, tránh vận động quá sức. Nếu như gặp phải các tình trạng về thiếu hụt vitamin B2, thì cần phải nhanh chóng bổ sung vi chất ấy thông qua các thực phẩm ăn uống hoặc thuốc tăng cường và đừng quên lời khuyên của bác sĩ về liều dùng vitamin B2 phù hợp nhé.
Những đối tượng đặc biệt khác
Ngoài các trường hợp phổ biến trên thì vẫn còn những đối tượng đặc biệt điển hình khác như là người nghiện rượu bia, bệnh nhân đang được điều trị và vận động viên chuyên nghiệp. Họ cũng đều là các đối tượng cần được bổ sung vitamin B2 liều dùng cao.
Người nghiện rượu
Những người nghiện uống nhiều rượu sẽ khiến cho cơ thể bị giảm hụt khả năng hấp thụ vitamin B2 trong các thực phẩm hàng ngày lên đến 50%. Nếu không bổ sung lại vi chất này bù đắp cho phần đã mất đi thì cơ thể sẽ luôn gặp phải tình trạng mệt mỏi, làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Vì vậy, người nghiện rượu nên được tăng cường với liều dùng vitamin B2 cao gấp 5 đến 10 lần bình thường.
Bệnh nhân đang được điều trị
Trong nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh sử dụng những loại thuốc có khả năng ảnh hưởng làm thiếu hụt hàm lượng vitamin B2 trong cơ thể. Theo thống kê từ các trường hợp điều trị bệnh cho thấy, đó thường là đối tượng đang dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc trị sốt rét hoặc thuốc tránh thai. Do đó mà song song trong quá trình sử dụng những loại thuốc trên thì bệnh nhân nên dùng bổ sung thêm vitamin B2 để bù vào hàm lượng bị mất.
Và hãy nhớ lưu ý rằng đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh, cần phải có sự cân nhắc và tư vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên môn. Từ đó đưa ra được liều dùng vitamin B2 phù hợp cho cơ thể hấp thụ hiệu quả, tránh để người bệnh tự ý quyết định hàm lượng dùng thuốc nhé.
Vận động viên tập luyện chuyên nghiệp
Những người thuộc đối tượng này thì thường xuyên phải vận động trong điều kiện mạnh, tập luyện thể thao với tần suất và tốc độ cao. Vì cơ thể vận động nhiều sẽ dẫn tới năng lượng bị thiêu đốt cũng cao hơn người bình thường. Do đó để giúp cho quá trình luyện tập được liên tục và bền bỉ thì vận động viên chuyên nghiệp cũng nên được bổ sung vitamin B2 liều dùng cao hơn người bình thường đến khoảng 15 lần, đặc biệt là ở người nữ.
Xem thêm: Vitamin B12 có trong rau gì mà bạn cần thêm vào thực đơn của mình?
Các hình thức bổ sung chế phẩm vitamin B2 mà bạn cần biết
Để bổ sung được vitamin B2 thì ta có hai cách phổ biến nhất đó là thông qua việc uống viên nang và tiêm dung dịch tăng cường. Hai cách này đều được dùng để bổ sung dưỡng chất, nhưng chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm trái ngược nhau như sau.
Bổ sung thông qua viên nang (đường uống)
Đây là phương pháp tăng cường bổ sung dưỡng chất phổ biến nhất và dễ thực hiện hơn cả. Tuy nhiên thì nó vẫn tồn tại những ưu và nhược điểm đối với cách thức này. Trước tiên thì bạn hãy xem những ưu điểm sau đây nhé:
-
Thực hiện thông qua đường uống nên tránh được các tai biến liên quan đến việc tiêm truyền.
-
Nhỏ gọn, tiện lợi và có thể sử dụng thuốc ở bất kỳ đâu. Nhờ đó mà bệnh nhân có thể tự mình dùng thuốc ngay tại nhà.
-
Thuốc uống thường có giá thành rẻ hơn là thuốc tiêm. Hơn nữa còn dễ dàng tìm thấy ở khắp các nhà thuốc có trên toàn quốc, do đó mà bệnh nhân có thể mua được chúng nhanh chóng với số tiền không quá lớn.
Các ưu điểm là vậy nhưng cách uống thuốc bằng viên nang cũng mắc phải những nhược điểm gây hạn chế như:
-
Khả năng phát huy tác dụng sau khi dùng chậm hơn tiêm dung dịch thuốc.
-
Có thể gặp tương tác dẫn tới giảm hấp thu dưỡng chất với một vài loại thuốc khi uống khác. Vì vậy bạn nên hỏi thăm ý kiến từ bác sĩ nếu đang dùng vài loại thuốc khác nhau và nên có sự chia đợt uống thuốc cách nhau một khoảng thời gian 1 - 2 tiếng tùy từng loại thuốc.
-
Đối với những bệnh nhân đang gặp tình trạng dễ nôn ói, tổn thương niêm mạc tiêu hóa, mắc phải hội chứng kém hấp thu,... thì việc uống thuốc viên có thể không phù hợp với họ. Trong trường hợp bệnh nhân đang hôn mê hoặc không có khả năng ăn uống bình thường, thì lúc này bác sĩ sẽ đặt sonde vào dạ dày và có thể cho uống thuốc qua đường này.
Bổ sung thông qua đường tiêm
Tùy vào từng trạng thái và bệnh tình của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định nên cho bệnh nhân dùng thuốc uống hay tiêm dung dịch vào cơ thể. Có những căn bệnh có giai đoạn cần sử dụng phương pháp tiêm thuốc thông qua bắp, dưới da hay tiêm tĩnh mạch,... Và với phương pháp này thì ta có những ưu điểm như sau:
-
Thuốc tiêm có thể ngay lập tức phát huy tác dụng, tùy từng loại nhưng thông thường đều khởi phát nhanh hơn thuốc uống. Do đó mà nó được dùng trong các trường hợp cần cấp cứu với tác dụng nhanh. Chẳng hạn như các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân cần được tiêm kháng sinh chỉ định.
-
Có những loại thuốc được bào chế chỉ có thể ở dạng tiêm, do chúng bị hạn chế hấp thu kém qua đường tiêu hóa và dễ bị phá hủy bởi dịch vị khi tiêu hóa.
-
Thuốc tiêm là lựa chọn hiệu quả trong trường hợp người bệnh không thể uống được như nôn ói quá nhiều. Ví dụ như gặp phải các vấn đề về tiêu hóa kém hấp thu, người bệnh có thể không hợp tác uống thuốc,...
Ngoài những ưu điểm nổi bật trên thì thuốc tiêm cũng tồn tại mặt hạn chế, những nhược điểm mà thuốc này mang lại là:
-
Bệnh nhân tiêm thuốc có thể gặp phải một số tai biến khi tiêm thuốc như tắc mạch, áp xe, đau tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng, sốc phản vệ hoặc tiêm sai đường gây hoại tử mô,...
-
Đối với phương pháp này thì người bệnh luôn cần có bác sĩ hoặc y tá có kinh nghiệm để tiêm thuốc, chứ không thể tự mình tiêm thuốc ở nhà như dùng thuốc uống.
Bài viết trên đã bao gồm những thông tin đầy đủ có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi về liều dùng vitamin B2 đối với từng đối tượng cụ thể. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có được những thông tin và kiến thức mà bản thân cần. Chúc bạn nhiều sức khỏe và hiểu biết hơn về cách dùng thuốc vitamin B2 để có thể hỗ trợ bản thân và gia đình nhé!
1. Vitamin B2: Role, sources, and deficiency - Truy cập ngày 13/7/2022
2. Riboflavin (Vitamin B2): Benefits, Side Effects, Dosage - Truy cập ngày 13/7/2022
https://www.verywellfit.com/riboflavin-requirements-and-dietary-sources-2507043