Cơ thể bạn đang gặp phải tình trạng như mệt mỏi, phát ban, đau rát đầu lưỡi? Bạn thường xuyên cảm thấy tâm trạng mình thay đổi thất thường, đôi khi co giật nhẹ? Đây rất có thể là những dấu hiệu mà cơ thể cho thấy bạn đang thiếu vitamin B6.
Vậy vitamin B6 thực chất là gì? Nó có quan trọng không? Làm thế nào để biết chắc rằng cơ thể đang thiếu vitamin B6? Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu vitamin B6 là do đâu? Làm thế nào để bổ sung vitamin B6 đầy đủ cho cơ thể? Cùng Monkey giải đáp “tất tần tật” những câu hỏi này qua bài viết sau nhé!
Vitamin B6 là gì? Vai trò của vitamin B6 đem lại đối với sức khỏe con người như thế nào?
Vitamin B6 cũng là một loại vitamin nhóm B, tan trong nước, còn được biết đến với tên gọi là pyridoxine. Là một loại vitamin mà cơ thể không tự sản xuất được cho nên vitamin B6 được hấp thụ chủ yếu thông qua dinh dưỡng hằng ngày.Góp mặt cùng với vitamin B1 và B12, loại vitamin này đóng giúp điều hòa chức năng hoạt động tuần hoàn, điều hòa thể chất, tinh thần và dẫn truyền xung thần kinh.
Chính nhờ việc góp mặt trong nhiều hoạt động chức năng của cơ thể mà vitamin B6 có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Một số vai trò quan trọng mà B6 mang lại có thể kể đến như:
-
Điều chỉnh tâm trạng, cải thiện tình trạng rối loạn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến tình trạng tâm trạng rối loạn. Trầm trọng hơn nữa là xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bởi vitamin B6 là chất quan trọng trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh, kích thích tiết ra các chất làm điều chỉnh tâm trạng như dopamine, serotonin hay axit gamma-aminobutyric (GABA).
-
Giúp tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer: Bệnh alzheimer, trí nhớ lãng quên là do nồng độ hormon không được điều tiết và truyền đến bộ não, nhất là homocysteine. Bổ sung vitamin B6 giúp cho homocysteine trong máu tăng, từ đó cải thiện được trí nhớ, giúp não bộ minh mẫn và phòng ngừa mắc bệnh alzheimer.
-
Giúp điều trị bệnh thiếu máu ở người: Bệnh thiếu máu gây ra do cơ thể không nhận đủ oxy để cung cấp cho tế bào. Các triệu chứng thiếu máu điển hình như xanh xao, yếu ớt, chóng mặt có thể được cải thiện bởi vitamin B6. Bởi loại vitamin này góp mặt trong cơ chế sản xuất ra hemoglobin, một loại protein giúp cung cấp oxy đến các tế bào hoạt động và lưu thông máu.
-
Giúp giảm các triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ: Theo các nghiên cứu, bổ sung khoảng 30 -75 mg vitamin B6 hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ ốm nghén ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Thực tế cũng đã chứng minh vitamin B6 là một thành phần trong thuốc điều trị ốm nghén và có tác dụng hơn các loại giả dược khác như gừng.
-
Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch: Các nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu vitamin B6 trong cơ thể có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với những người bổ sung đủ vitamin B6. Bởi vitamin B6 có thể làm giảm nồng độ giảm homocysteine tăng cao trong máu, từ đó dẫn đến giảm thiểu nguy cơ, các triệu chứng bệnh tim mạch.
-
Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư: Một trong những lợi ích tuyệt vời mà vitamin B6 mang lại đó là ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư vú và bệnh ung thư liên quan đến thực tràng.
-
Giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mắt: Cũng nhờ việc tác động tích cực đến nồng độ homocysteine mà vitamin b6 có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác cao gây nên. Hơn nữa bổ sung đầy đủ vitamin B6 còn giúp lưu thông các tĩnh mạch ở võng mạc từ đó mà ngăn ngừa được nhiều vấn đề liên quan đến võng mạc.
-
Giúp làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt: Tiền kinh nguyệt hay còn gọi là PMS là hội chứng mắc phải trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng của hội chứng này thường thấy là mọc mụn trứng cá, buồn nôn, đau cơ, đau tức vùng ngực, nhức đầu và mệt mỏi. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng hấp thụ đầy đủ vitamin B6 có thể làm giảm được các triệu chứng của hội chứng này bởi nó có khả năng tác động tới các chất dẫn truyền xung thần kinh, sản sinh và điều hòa lượng hormon cũng như lượng máu lưu thông trong cơ thể.
8+ dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết cơ thể bạn đang thiếu vitamin B6
Vitamin B6 góp phần quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vì thế, khi thiếu vitamin B6 thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu rất điển hình. Các dấu hiệu thường thấy khi thiếu hụt vitamin B6 đó là:
Da phát ban, mẩn đỏ
Viêm da bã tiết thường xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin B6. Bệnh này được biểu hiện rõ ràng thông qua việc da bị phát ban đỏ, gây ngứa ngáy ở các vùng mặt, da đầu, cổ hay ngực. Các nút phát ban này khá nhờn, dễ khô bong tróc ra thành các vẩy trắng, sưng gây mất thẩm mỹ.
Việc thiếu vitamin B6 cũng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp collagen cho cơ thể. Điều đó cũng chứng minh cho việc da không khỏe mạnh, phát ban.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Khi cơ thể bạn cảm thấy rằng tâm trạng đang có dấu hiệu thay đổi thất thường, dễ nóng giận, lo lắng hay cáu kỉnh thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu vitamin B6. Bởi B6 đóng vai trò trong việc điều tiết xung thần kinh, tạo ra dolphin - một loại hormon vui vẻ để điều chỉnh tâm trạng. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B6 có nghĩa rằng các hormon vui vẻ này không được điều tiết từ đó mà tâm trạng cũng cảm thấy khó chịu, không thể làm chủ được cảm xúc.
Hệ miễn dịch bị suy giảm
Thiếu vitamin B6 làm chậm trễ quá trình sản xuất tế bào bạch cầu và tế bào T - những tế bào góp phần vào việc tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó mà hệ miễn dịch bị suy giảm, hơn nữa là phá vỡ hệ miễn dịch. Việc suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể bạn không đủ sức chống chọi lại các virus gây bệnh làm cho bạn dễ mắc các bệnh như ung thư, viêm, nhiễm,...
Thường xuyên có cảm giác đau nhói ở cơ tay và chân
Việc thiếu vitamin B6 có thể gây tổn thương các mô thần kinh. Lâu dần, nó phát triển thành bệnh, gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh này gây ra các triệu chứng điển hình như là đau nhói hay đau rát giống như cảm giác đang bị kim hay gai đâm liên tục. Bệnh cũng có thể biến chứng làm cho người bệnh khó khăn trong việc đi lại và giữ thăng bằng.
Thường xuyên bị co giật
Co giật hay còn gọi là động kinh là triệu chứng có thể thấy khi cơ thể thiếu vitamin B6. Bởi vitamin B6 góp phần trong việc dẫn truyền các xung thần kinh, tạo ra chất làm dịu GABA và bộ não. Việc thiếu vitamin B6 làm não kích thích, tạo ra các cơn co thắt kéo dài mà cơ thể không thể kiểm soát được.
Triệu chứng co giật càng thấy thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Do đó, đối với trẻ sơ sinh, các mẹ càng phải bổ sung đầy đủ vitamin cho trẻ.
Môi khô gây nứt nẻ và bong tróc
Môi thường xuyên khô, nứt nẻ, phù nề ở khóe miệng gây cảm giác đau đớn, chảy máu thậm chí là nhiễm trùng một phần là do cơ thể đang thiếu vitamin B6. Tình trạng này khiến cho người mắc bệnh khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống và vô tình gián tiếp gây suy nhược cơ thể. Đối với những trường hợp này, cần xác định lượng vitamin B6 thiếu hụt và bổ sung kịp thời cho cơ thể.
Gây viêm lưỡi
Viêm lưỡi hay sưng đau ở lưỡi cũng là triệu chứng cho thấy bạn đang thiếu vitamin B6. Biểu hiện này càng rõ ràng hơn khi lưỡi mịn bóng và xuất hiện các đốm sưng, gây đau, buốt khi nhai và nuốt. Bổ sung vitamin B6 và các loại vitamin khác như B12, folate là giải pháp giúp khắc phục tình trạng viêm lưỡi.
Xem thêm: Vitamin B6 có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi
Huyết sắc tố và oxy đi nuôi tế bào hồng cầu được sản sinh với sự góp mặt của vitamin B6. Vì thế khi cơ thể thiếu vitamin B6 đồng nghĩa với các huyết sắc tố này không được sản sinh gây ra tình trạng thiếu máu. Triệu chứng biểu hiện điển hình đó là uể oải, mệt mỏi, cảm giác cơ thể thiếu năng lượng.
Nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể thiếu vitamin B6
Bởi vitamin B6 được hấp thụ thông qua quá trình ăn uống. Bởi thế khi cơ thể đang thiếu vitamin B6 có nghĩa rằng việc hấp thụ vitamin này của cơ thể bạn chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân khiến cơ thể không hấp thụ đủ vitamin B6 có thể do:
-
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B6: Vitamin B6 được hấp thụ qua thức ăn. Thế nhưng chúng ta không ăn uống với chế độ đầy đủ, cung cấp đủ các loại vitamin thì cơ thể sẽ không thể có vitamin B6 mà hấp thụ được. Một chế độ ăn uống thiếu chất vitamin B6 có thể là do bạn không biết các thực phẩm có chứa B6, hay ăn uống kiêng khem, không điều độ.
-
Cơ thể gặp vấn đề về rối loạn hấp thu: Cơ thể gặp phải hội chứng kém hấp thu thức ăn có thể là do hệ tiêu hóa hay đường ruột gặp phải vấn đề. Điều này cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin B6. Từ đó cơ thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin b6 rất cao.
-
Người nghiện rượu: Thành phần etanol chính trong rượu có thể gây bệnh trầm cảm. Khi con người trầm cảm, nghiện rượu sẽ không có cảm giác thèm ăn, ăn uống không ngon miệng. Điều này làm cơ thể người nghiện rượu suy nhược, thiếu chất trầm trọng, trong đó có vitamin B6 càng làm bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn.
-
Sử dụng thuốc làm tiêu hủy lượng vitamin B6 trong cơ thể: Nguồn vitamin B6 được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể để phục vụ cho các hoạt động của tế bào. Việc cơ thể đang uống các loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh lao (isoniazid), thuốc điều trị cao huyết áp (hydralazine), thuốc điều trị rối loạn (penicillamine corticosteroid), thấp khớp,... có thể làm nguồn vitamin B6 được dự trữ này cạn kiệt. Từ đó dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt vitamin B6.
Các cách bổ sung vitamin B6 phổ biến hiện nay
Vitamin B6 là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng cho quá trình hoạt động của cơ thể. Thiếu vitamin B6 có thể gây nhiều triệu chứng và bệnh nguy hại đối với sức khỏe. Vì thế, cơ thể cần được bổ sung vitamin B6 đầy đủ, đúng cách để duy trì trạng thái hoạt động bình thường và tránh các nguy cơ mắc bệnh.
Vậy làm thế nào để bổ sung vitamin B6 cho cơ thể một cách thường xuyên và đầy đủ nhất? Hiện nay, có 2 cách bổ sung vitamin B6 phổ biến đó là bổ sung thông qua các thực phẩm cung cấp vitamin B6 dồi dào và bổ sung thông qua các loại thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ hấp thụ vitamin B6.
Cung cấp thông qua thực phẩm giàu vitamin B6
Bổ sung vitamin B6 thông qua các thực phẩm giàu là cách đơn giản và an toàn. Bên cạnh bổ sung đủ vitamin B6, các thực phẩm còn bổ sung các dưỡng chất quý khác cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 có thể kể đến như là:
-
Nhóm thực phẩm thịt: Thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan,...
-
Nhóm thực phẩm cá: Cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá bơn,...
-
Nhóm thực phẩm rau, củ, quả: Ớt chuông, măng tây, rau cải, bông cải xanh, chuối, các cây họ đậu như đậu hà lan,...
-
Nhóm thực phẩm hạt: hạt vừng, hạt điều, hạt đậu phộng,...
-
Nhóm thực phẩm ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch,...
Cung cấp vitamin B6 thông qua thực phẩm chức năng (thuốc)
Ngoài việc bổ sung vitamin B6 thông qua các thực phẩm ăn hằng ngày thì bạn cũng có thể bổ sung qua các thực phẩm chức năng hay thuốc chứa vitamin B6. Một số loại thuốc bổ sung vitamin B6 phổ biến được nhiều người tin dùng trên thị trường hiện nay như:
-
Viên uống vitamin B6 gốc Mỹ - Nature Made B6 100 mg.
-
Viên uống Vitamin B6 250mg giúp điều trị thiếu vitamin B6.
-
Viên uống hỗ trợ hệ thần kinh - Magne B6 Corbiere.
-
Viên uống Now GABA 500 mg.
-
Viên uống B6 500mg từ hãng Sundown Clear Nutrition.
-
Viên uống Liptamin PS nội địa Nhật bổ sung vitamin B6.
-
Viên uống Serotonin xuất xứ Nhật Bản.
-
Viên uống Nature’s Own 200 mg bổ sung vitamin B6.
-
Viên uống Swanson B6 Pyridoxine 100 mg.
Trên đây là những kiến thức về vitamin B6 và các cách bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin B6 mà Monkey chia sẻ đến bạn. Qua đây, Monkey hy vọng bạn hiểu và nắm rõ được các triệu chứng khi thiếu hụt vitamin B6 để kịp thời bổ sung đầy đủ cho cơ thể, tránh để mắc phải các tình trạng do thiếu hụt vitamin B6 gây ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Vitamin B6 - Truy cập ngày 19/7/2022
https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB6-HealthProfessional/
2. 9 Signs and Symptoms of Vitamin B6 Deficiency - Truy cập ngày 19/7/2022
https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b6-deficiency-symptoms