zalo
Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? 12+ bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng bạn cần biết!
Dinh dưỡng gia đình

Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? 12+ bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng bạn cần biết!

Đào Vân
Đào Vân

23/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? Đạm (hay protein) là chìa khóa của hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Để duy trì ở trạng thái bình thường, cơ thể yêu cầu bạn phải bổ sung đủ hàm lượng protein. Nhưng giống như hầu hết mọi thứ, quá nhiều protein sẽ gây ra “tác dụng ngược”. Sau đây là 12+ bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng mà bạn cần biết khi cơ thể thừa đạm!

Giải đáp chi tiết “thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì”

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều hơn 2g protein /1kg trọng lượng cơ thể trong một thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, từ các triệu chứng lành tính cho đến các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì

Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cholesterol cao

Cholesterol cao là một trong những hậu quả điển hình của việc thừa chất đạm. Thông thường, một chế độ ăn giàu protein luôn được nhấn mạnh: Các loại thịt là thực phẩm quan trọng nhất. Tuy nhiên, nguồn đạm động vật này chứa rất nhiều cholesterol - yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ. Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa, bạn nên hạn chế ở mức tối đa lượng cholesterol nạp vào cơ thể, kiểm soát nó dưới 200mg mỗi ngày. 

Bạn nên kiểm soát lượng cholesterol nạp vào cơ thể dưới 200mg mỗi ngày.  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh thận

Thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào? Khi cơ thể bạn được bổ sung quá nhiều protein, nó phải tiết ra nhiều hơn các chất thải nitơ có ảnh hưởng trực tiếp tới thận. Và điều này cũng tạo ra nồng độ protein cao trong nước tiểu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm suy giảm chức năng của thận, điển hình là bệnh sỏi thận. 

Thừa chất đạm là một trong những nguyên nhân phổ biến làm suy giảm chức năng của thận. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã khảo sát, kiểm tra sức khỏe thận của 1.624 phụ nữ trong vòng 11 năm liên tiếp. Nghiên cứu này kết luận rằng, việc tăng 10g protein vào bữa ăn có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm chức năng thận một cách nhanh chóng - điều này xảy ra ở những phụ nữ đã bị suy giảm chức năng ở mức độ nhẹ.

Chính vì thế, những người có vấn đề về thận cần theo dõi lượng protein nạp vào cơ thể một cách cẩn thận, tránh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. 

Loãng xương

Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? Hậu quả tiếp theo có thể xảy ra của chế độ ăn thừa đạm đó là việc mất đi canxi cùng nhiều chất dinh dưỡng khác qua đường nước tiểu. Cụ thể, “bội thực đạm” sẽ khiến cơ thể kích hoạt khả năng giải phóng acid. Nồng độ acid tăng lên và để trung hòa lượng acid này, cơ thể cần giải phóng canxi phosphat. 

Chế độ ăn thừa đạm sẽ khiến cơ thể mất đi canxi cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một lượng canxi “dự trữ” có trong xương sẽ bị cơ thể lấy đi để đảm bảo đủ lượng canxi phosphat cần thiết. Như vậy, tình trạng mất canxi liên tục do tiêu thụ quá nhiều protein sẽ làm giảm lượng canxi có trong xương và tăng nguy cơ loãng xương. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ” kết luận: Chế độ ăn thừa đạm có liên quan chặt chẽ đến hàm lượng cao hơn của chất được gọi là IGF-1 - yếu tố tăng trưởng giống insulin. Khảo sát trên ba nhóm người ăn nhiều lượng protein, những người nạp protein nhiều hơn mức khuyến nghị có nhiều chất này hơn. Những trường hợp trên có tuổi thọ ngắn hơn và liên quan đến một số bệnh ung thư, như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết. Phản hồi lại kết luận này, hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, việc tiêu thụ protein cũng đồng nghĩa tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa cùng cholesterol nên rất khó để phân biệt đâu là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư.

Chế độ ăn thừa đạm có liên quan chặt chẽ đến hàm lượng cao hơn của chất được gọi là IGF-1 - yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung protein thực vật, điển hình là đậu nành quá nhiều kèm theo phytoestrogens hàm lượng cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. 

Thừa chất đạm khiến cơ thể cơ thừa cân, béo phì

Theo nghiên cứu, chế độ ăn giàu protein có xu hướng thúc đẩy cảm giác no bụng, giảm cảm giác thèm ăn nên có thể giúp bạn giảm cân. Nhưng bạn cần lưu ý, lợi ích này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hạn. Cơ thể bạn chỉ cần sử dụng đến một lượng protein nhất định mỗi ngày. Lượng đạm dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Mỗi gam protein chứa 4 calo và con số này sẽ tăng lên đáng kể theo cấp số nhân nếu bạn không kiểm soát chúng.

 Để tránh tình trạng thừa cân, hãy tính toán thật kỹ nhu cầu protein của mình theo nguyên tắc dựa trên khối lượng cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đa số người tập gym thường uống các thực phẩm chức năng bổ sung protein để có được một hệ cơ bắp mạnh mẽ và hấp dẫn. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nguy hiểm lâu dài cho sức khỏe. Để tránh tình trạng thừa cân, béo phì, hãy tính toán thật kỹ nhu cầu protein của mình theo nguyên tắc dựa trên khối lượng cơ thể.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và não

Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? Não, gan và và hệ thần kinh của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cơ thể sẽ sản xuất ra amoniac, một chất gây hại cho gan nếu như được bổ sung protein vượt quá mức cần thiết. Nếu kéo dài tình trạng này, gan của bạn sẽ làm việc quá sức, từ đó gia tăng sản xuất chất độc hại trong máu, dẫn đến chức năng gan bị suy giảm, ảnh hưởng đồng thời đến não bộ. Tuy nhiên, một lượng protein dư thừa cực cao mới đủ khả năng để gây ra những tổn thương này.

Rối loạn tiêu hóa

Một trong những “tác dụng ngược” phổ biến nhất của hiện tượng “ thừa chất đạm” phải kể đến rối loạn tiêu hóa. Mặc dù bổ sung đủ protein sẽ giúp cơ thể bạn giàu năng lượng hơn nhưng khi có quá nhiều chất đạm mà thiếu đi chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề.

Một trong những “tác dụng ngược” phổ biến nhất của hiện tượng “ thừa chất đạm” phải kể đến rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, đầy bụng, mệt mỏi… là kết quả của một chế độ ăn dư thừa protein. Bạn nên lưu ý thực phẩm giàu đạm khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn, đặc biệt là nếu chúng có chứa nhiều chất béo.

Hạn chế cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng khác

Thực tế hiện nay, rất nhiều người ăn kiêng áp dụng nguyên tắc: Chỉ ăn đạm mà bỏ qua tinh bột và chất béo. Họ cho rằng protein là thực phẩm tốt nhất giúp họ tăng cơ bắp và giảm mỡ thừa. Điều này chỉ đúng khi các chất dinh dưỡng trong cơ thể được bổ sung cân bằng, các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo được đáp ứng đủ để “làm việc”cùng nhau. Áp dụng chế độ ăn uống kém khoa học này trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

Chế độ ăn thừa đạm trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn nhiều đạm tăng nguy cơ bị gout

Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? Protein động vật có chứa purin - một loại chất tạo ra nhiều acid uric là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Bạn nên bổ sung đạm một cách cân bằng từ động vật và thực vật để đảm bảo cơ thể hoạt động một cách tốt nhất. Và đừng quên chú ý tới hàm lượng protein mà bạn bổ sung hàng ngày để không bị thừa chất đạm.

Hơi thở có mùi khó chịu

Khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều protein và cắt giảm lượng carbohydrate đến mức tối thiểu, cơ thể bắt đầu quá trình đốt cháy chất béo “tạo nhiên liệu” thay cho lượng carbohydrate thiếu hụt. Một chất có tên ketones cũng được sản xuất ra khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Hơi thở có mùi khó chịu là một trong những hậu quả của việc ăn quá nhiều chất đạm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 

Nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn duy trì một chế độ ăn thừa đạm không lành mạnh. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, protein thực vật có khả năng bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa nhiều loại bệnh lý tốt hơn đạm động vật. Đồng thời, chất đạm động vật thường chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, đây chính là tác nhân gây bệnh tim. Không có nguồn đạm nào "xấu", nhưng đừng quên theo dõi hàm lượng calo cùng chất béo bão hòa có trong thực phẩm để tối ưu hóa sức khỏe tim mạch.

Nhiễm độc kim loại nặng

Theo nhiều khảo sát, những chất bổ sung protein dưới dạng thực phẩm chức năng có thể chứa các kim loại nặng độc hại. Nếu sử dụng các sản phẩm này trong một thời gian dài, bạn có khả năng bị nhiễm độc kim loại nặng và kèm theo đó là các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, táo bón, ung thư…

Lượng đạm khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?

Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho việc thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì. Nhưng thế nào là thừa, lượng đạm khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu? Hàm lượng protein mà chúng ta cần bổ sung cho cơ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố, chẳng hạn như: Giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động, thể trạng… 

Lượng đạm khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo Viện Y học (IOM), nhu cầu protein mà cơ thể cần cung cấp hàng ngày đó là:

Độ tuổi và giới tính Hàm lượng được khuyến nghị (g/ ngày)
Trẻ em
0-6 tháng tuổi 9.1
6-12 tháng tuổi 11
1-3 tuổi 13
4-8 tuổi 19
Nam
9-13 tuổi 34
14-18 tuổi 52
Trên 19 tuổi 56
Nữ 
9-13 tuổi 34
Trên 14 tuổi 46
Phụ nữ có thai/ đang cho con bú 71

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu protein của cơ thể. Những trường hợp cụ thể như: Vận động viên, người tập gym, người lao động nặng… họ cần bổ sung protein nhiều hơn mức bình thường trên. 

Trước những lo ngại liên quan đến việc thừa chất đạm, bạn nên thận trọng hơn khi bổ sung các loại thực phẩm trong thực đơn của mình. Nếu hơn 35% lượng calo hàng ngày bạn nạp vào cơ thể đến từ chất đạm không lành mạnh, đã đến lúc bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống. Hãy tham khảo thêm ý kiến ​​của các bác sĩ chuyên khoa nếu bạn nằm trong những đối tượng đặc biệt.

Xem thêm: Đậu hủ có chất đạm không? Ăn đậu hủ có tốt cho sức khỏe?

Những biểu hiện thừa chất đạm bạn nên chú ý

Thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào? Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến khi cơ thể đang “bội thực đạm”! 

Những biểu hiện của việc "thừa chất đạm" bạn cần lưu ý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tinh thần bất ổn

Thường xuyên lo lắng, buồn bực, cáu giận, luôn mệt mỏi, buồn ngủ… là một biểu hiện thường thấy của việc thừa chất đạm. Khi chỉ chú ý và hấp thu quá nhiều protein, chúng ta thường có xu hướng không bổ sung đủ carb. Lúc này, các hoạt động của thần kinh bị ảnh hưởng, khiến tinh thần bạn luôn trong trạng thái bất ổn. Hãy cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung các carb phức hợp lành mạnh từ trái cây, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và hạn chế hơn các carb tinh bột.

Tăng cân

Như đã giải thích ở phần “thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì” - khi nạp quá nhiều protein, cơ thể sẽ tích trữ chúng dưới dạng các chất béo và theo thời gian, các chất béo này sẽ khiến bạn tăng cân.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên hướng đến những bữa ăn lành mạnh hơn bằng cách hấp thu thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và trái cây. Một mẹo nhỏ để bạn ước lượng các nhóm dưỡng chất có trên đĩa ăn của mình, đó là: ½ là rau củ quả hoặc trái cây, ¼ là tinh bột hoặc ngũ cốc nguyên hạt và ¼ con lại là protein. Đây là cách định lượng bữa ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.

Thừa đạm gây béo phì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rối loạn đại tiện

Một chế độ ăn giàu protein và thiếu hụt carbohydrate, bao gồm chất xơ có khả năng dẫn đến táo bón, hoặc tiêu chảy (nếu bạn ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn). Vì vậy, hãy tăng lượng nước uống và ăn đủ 25g chất xơ từ nhóm rau củ, ngũ cốc mỗi ngày để giúp ngăn chặn tình trạng này.

Cảm thấy khát nước liên tục

Cảm thấy khát nước liên tục là một biểu hiện khác của thừa chất đạm. Khi nạp quá nhiều protein vào cơ thể, thận của bạn phải làm việc hết công suất để thải lượng protein dư thừa ra ngoài. Quá trình này khiến bạn có xu hướng đi tiểu nhiều lần, cơ thể mất nước nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Vì lý do đó, bạn sẽ cảm thấy liên tục khát nước và cần bổ sung. 

Hơi thở có mùi khó chịu

Lượng carb không được chú ý bổ sung đủ khiến não phải sử dụng đến nhiên liệu từ chất béo, lượng ketone (các hóa chất có mùi tương tự trái cây lên men) sản xuất ra ngày càng nhiều, khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Bệnh gout

Như đã giải thích ở phần trên, bệnh gout phát triển khi dư thừa quá nhiều axit uric trong máu. Theo nhiều nghiên cứu, đây có thể là hậu quả của một chế độ ăn có nhiều purin hay cơ thể của bạn sản xuất quá nhiều axit uric. Nếu có những biểu hiện của bệnh gout, rất có thể bạn đang bổ sung quá nhiều protein. Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn lành mạnh và cân bằng hơn nhé! 

5 “lưu ý vàng” bạn nên nhớ để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Như vậy, trước một danh sách dài cho câu hỏi “thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì”, bạn cần phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng các rủi ro của chế độ ăn giàu protein bạn đang duy trì. Sau đây là 5 “lưu ý vàng” bạn nên nhớ để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: 

5 “lưu ý vàng” bạn nên nhớ để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Đa dạng các loại thực phẩm

Nhìn chung, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng bao gồm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau với hàm lượng và tỷ lệ nhất định. Hãy đảm bảo Carbohydrate, chất đạm, chất béo… đều đạt được ở mức khuyến nghị tối thiểu. 

Nếu bạn là người ăn chay hay không dung nạp được một số chất có trong sữa, thịt, bạn vẫn có thể xây dựng một chế độ ăn lý tưởng bằng cách cân bằng các loại rau, củ, có nhiều chất đạm và chất béo. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo uống đủ nước để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. 

  • Chọn thực phẩm tươi ngon

Để phát huy tối đa các loại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, tốt nhất bạn nên chọn mua các sản phẩm tươi, ngon, có nguồn gốc an toàn. Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối và chất bảo quản. Vì vậy, bạn nên hạn chế thức ăn nhanh và lựa chọn các sản phẩm thịt động vật tươi, được lấy trong ngày.

  • Ăn với hàm lượng hợp lý 

Rõ ràng, việc “mất cân bằng dinh dưỡng” khi ăn quá nhiều hay quá ít một chất dinh dưỡng nào đó đều khiến cơ thể bị tổn thương, tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng. Vậy nên, bên cạnh xây dựng chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, bạn hãy chú ý đến hàm lượng các chất cơ thể bạn cần được bổ sung. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành một chế độ ăn uống mới, đặc biệt khi bạn đang điều trị các bệnh lý hay thuộc nhóm đối tượng khác.

  • Đa dạng trong cách chế biến

Bạn nên nhớ rằng, ăn uống lành mạnh không có nghĩa là chế biến phức tạp. Nhưng đừng quên tận hưởng các thực phẩm lành mạnh bằng cách đa dạng món ăn cho cả gia đình. Điều đó không chỉ giúp bạn đạt được hàm lượng dinh dưỡng mơ ước, mà còn giúp bữa cơm gia đình ngon miệng và hấp dẫn hơn. 

  • Duy trì một lối sống năng động

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, hãy sắp xếp và cân bằng kế hoạch làm việc và sinh hoạt của mình để đạt được trạng thái tốt nhất cho sức khỏe. Đừng quên duy trì kế hoạch này trong một thời gian dài nhé!

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết nhất câu hỏi “Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì?” cùng những lưu ý vàng giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn và gia đình trong mục tiêu đạt sức khỏe lý tưởng. Đừng quên nhấn “NHẬN CẬP NHẬT” ở đầu trang để có thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng khác từ Monkey mỗi ngày! Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

How to Determine Protein Requirements - Ngày truy cập: 23/07/2022

https://healthfully.com/how-to-determine-protein-requirements-8097821.html

Three Problems Associated With Too Much Protein Intake - Ngày truy cập: 23/07/2022

https://healthyeating.sfgate.com/three-problems-associated-much-protein-intake-6546.html

How much protein is too much? - Ngày truy cập: 23/07/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322825

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!