Bạn đã bao giờ có thắc mắc rằng: Vitamin B9 có tác dụng gì và những thực phẩm nào thường bổ sung vitamin B9 nhiều nhất? Nếu bạn đang phân vân về điều đó, Monkey sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vitamin này nhé!
- Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
- Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
- Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
- Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
- Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
- Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
- Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
- Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
- Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.
Các công dụng tuyệt vời của vitamin B9
Vitamin B9 hay thường được gọi là Folate, dùng để chỉ các thực phẩm tự nhiên cùng với axit folic, được dùng trong các thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường nhằm cung cấp năng lượng và trao đổi chất của tế bào. Để tìm hiểu rõ hơn vitamin B9 có tác dụng gì, mời bạn đọc tham khảo thêm một số công dụng tuyệt vời của chúng ngay dưới đây.
Tăng cường sức khỏe cho não bộ
Các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm và phát hiện ra: Khi con người hấp thụ vitamin B9, nồng độ của chúng trong máu kém sẽ liên quan mật thiết đối với chức năng não bộ chậm phát triển và dẫn đến nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Thông qua điều này, chúng ta thấy được rằng vitamin B9 có vai trò to lớn để giúp cải thiện tốt chức năng não bộ, đặc biệt ở những người đang bị suy giảm trí não và mắc bệnh Alzheimer.
Không những thế, một nghiên cứu vào năm 2019 thử nghiệm trên 180 người lớn đang bị suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ, chứng minh được nếu cơ thể họ bổ sung khoảng 400 mcg vitamin B9 mỗi ngày trong vòng 2 năm sẽ cải thiện đáng kể ở các chỉ số não bộ. Ngoài ra, một nghiên cứu trên người bệnh Alzheimer cũng thấy rằng khi dùng 1,250 mcg vitamin B9 mỗi ngày trong suốt 6 tháng sẽ giảm đáng kể các dấu hiệu bị viêm và nhận thức cũng được cải thiện.
Vitamin B9 phòng ngừa dị tật bẩm sinh, biến chứng thai kỳ
Các bạn thường có cùng câu hỏi: “Vitamin B9 có tác dụng gì?” thì tác dụng nổi bật nhất ở chúng chính là ngăn ngừa tốt dị tật bẩm sinh khi phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là dị tật ống thần kinh. Bao gồm các tật như nứt đốt sống hay chứng bệnh thiếu não - Trường hợp trẻ sinh ra không có bộ phận não hay hộp sọ.
Bên cạnh đó, khi phụ nữ mang thai sẽ thường được bác sĩ kê đơn bổ sung đầy đủ vitamin B9 nhằm phòng ngừa tốt nguy cơ bị dị tật cũng như giảm thiểu các biến chứng bệnh liên quan đến thai kỳ, bao gồm bệnh tiền sản giật. Các chuyên gia cũng khuyến khích với những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, cần bổ sung khoảng 400 - 800 mcg vitamin B9 hàng ngày từ 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục dùng trong 2 - 3 tháng đầu của thai kỳ.
Giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch
Có nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển hóa các homocysteine - Được xem là một loại axit amin gây ra hàng loạt các vấn đề tim mạch khi nồng độ máu quá cao. Vì thế, chỉ cần bổ sung đủ vitamin B9 đã có thể giúp bạn làm giảm đi mức homocysteine và tránh được các bệnh về tim. Bên cạnh đó, hấp thụ vitamin B9 thông qua thực phẩm hoặc thuốc vẫn có thể làm giảm đi đến 10% nguy cơ đột quỵ.
Hỗ trợ và điều trị hiệu quả các rối loạn về sức khỏe tâm thần
Trong thực tế, những người bị mắc trầm cảm sẽ có nồng độ vitamin B9 trong máu thấp hơn người không mắc bệnh. Chính vì thế, những người bệnh trầm cảm có thể bổ sung lượng vitamin này đầy đủ có thể giúp bạn giảm đáng kể triệu chứng trầm cảm khi được dùng chung với thuốc điều trị chống trầm cảm. Ngoài ra, một đánh giá của 7 nghiên cứu cho thấy: Khi những bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt được điều trị bằng cách bổ sung đầy đủ lượng vitamin B9 cùng thuốc đặc trị của bệnh sẽ mang lại kết quả tích cực hơn.
Với hàng loạt các công dụng của vitamin B9 đối với cơ thể mà Monkey cung cấp, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi: Vitamin B9 có tác dụng gì. Tuy với những lợi ích vàng khi bổ sung đầy đủ vitamin B9 đối với sức khỏe, nhưng liệu chúng có tác dụng phụ đối với cơ thể chúng ta không? Cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây nhé.
Tác dụng phụ của vitamin B9
Tuy vitamin B9 có thể sử dụng cho mọi đối tượng và rất ít khi gây nên tác dụng phụ nếu cơ thể mỗi người chỉ bổ sung đúng liều lượng dưới 1 mg hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp dẫn đến tác dụng phụ của vitamin B9 như sau:
-
Tăng nguy cơ tự kỷ và nhận thức thần kinh: Với tính chất không chuyển hóa được, khi những mẹ bỉm mang thai nếu có nồng độ vitamin B9 quá cao dẫn đến con bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (gọi tắt là ASD). Bên cạnh đó, mức độ cao của loại vitamin này tác động tiêu cực đến sự phát triển thần kinh ở các bé nếu người mẹ bổ sung quá liều.
-
Khó phát hiện ra cơ thể thiếu hụt vitamin B12: Vitamin B9 có chức năng sản sinh một số lượng lớn hồng cầu nhưng chúng không có khả năng khắc phục được những tổn thương của dây thần kinh bằng vitamin B12. Chính vì thế, khi bổ sung thừa vitamin B9 dẫn đến cơ thể thiếu hụt vitamin B12 nhưng không được phát hiện cho đến khi các triệu chứng gây hại dây thần kinh xuất hiện.
-
Gây suy giảm các chức năng miễn dịch: Biểu hiện thông qua việc cơ thể bị giảm đi khả năng đề kháng đối với sự tấn công của các tác nhân vi khuẩn bên ngoài. Suy giảm chức năng miễn dịch dễ xảy ra nếu bạn không dùng đúng liều lượng của vitamin B9, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng tùy vào mức độ của người bệnh, nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng tính mạng.
Thừa hoặc thiếu vitamin B9 sẽ ảnh hưởng như thể nào đến sức khỏe?
Tuy việc cơ thể bổ sung nồng độ vitamin B9 phù hợp giúp sức khỏe được cải thiện rõ rệt và có thể tránh được một số bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có ý thức hấp thu vitamin B9 đúng liều lượng. Vậy liệu việc để cơ thể thừa hoặc thiếu vitamin B9 sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Đối với tình trạng thừa vitamin B9 của cơ thể
-
Đẩy nhanh quá trình lão hóa của tế bào thần kinh: Lượng vitamin B9 dư thừa khiến tốc độ lão hóa tăng cao, đặc biệt là đối tượng có lượng vitamin B12 thấp trong cơ thể. Theo một nghiên cứu, với những người trên 60 tuổi thường có nồng độ folate trong máu cao, nguyên nhân là do bổ sung thường xuyên vitamin B9 chứ không phải do cơ thể hấp thu từ các thực phẩm tự nhiên. Vì thế, điều này gây nên tình trạng người bệnh bị rối loạn nhận thức, suy giảm trí nhớ đáng kể.
-
Kìm hãm sự phát triển não bộ ở trẻ em: Khi phụ nữ mang thai bổ sung lượng vitamin đầy đủ sẽ giúp giảm được tình trạng trẻ bị dị tật bẩm sinh cũng như hỗ trợ phát triển trí não ở bé. Tuy nhiên, nếu bổ sung thừa vitamin B9 gây cản trở hoạt động của hormone insulin và kìm hãm phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Thật vậy, đối với trẻ dưới 5 tuổi các mẹ nên bổ sung trên 1000 mcg vitamin B9 mỗi ngày trong quá trình mang thai.
-
Tốc độ phát triển của khối u tăng cao: Với chức năng là bảo vệ và tăng cường phát triển của mọi tế bào, trong đó có cả tế bào ung thư. Vì thế, khi cơ thể nạp thừa nồng độ vitamin B9 khiến các tế bào ung thư có cơ hội nhân lên và di căn sang những cơ quan khác. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng bổ sung hơn 1000 mcg vitamin B9 khiến nguy cơ bệnh tái phát cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ phát triển này chỉ khi dùng thuốc bổ sung vitamin B9 còn khi cơ thể hấp thụ từ thực phẩm thiên nhiên thì không làm tăng nguy cơ này.
Đối với tình trạng thiếu vitamin B9 của cơ thể
-
Khiến da bị tái nhợt, mất vị giác, khó thở: Khi cơ thể bạn bổ sung lượng vitamin B9 không đủ dẫn đến tình trạng thiếu máu, hồng cầu to gây nên những hệ lụy kéo theo: Bệnh thiếu máu, cơ thể khó thở, mất vị giác ở lưỡi bởi không thể gửi thông tin đến não thông qua hệ thần kinh. Bên cạnh đó, tình trạng không đủ hồng cầu để cung cấp một lượng oxy đầy đủ khiến bạn dễ bị tê bàn chân và bàn tay, uể oải, da nhợt nhạt và cơ thể yếu dần đi.
-
Gặp các vấn đề về nhận thức: Thật vậy, vitamin B9 rất có vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương. Khi cơ thể bạn cảm nhận được sự mất tập trung liên tục, dễ nóng giận, dễ quên và dẫn đến trầm cảm là nguyên nhân là do thiếu vitamin B9. Bên cạnh đó, tình trạng nồng độ vitamin không đủ cũng làm tăng nguy cơ của bệnh mất trí, bệnh Alzheimer không được chữa kịp thời.
-
Xuất hiện các bệnh về tiêu hóa: Bao gồm những triệu chứng như: Dễ buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy sau bữa ăn,... đều là những dấu hiệu mà cơ thể đang báo động thiếu nồng độ vitamin B9. Ngoài ra, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến chán ăn trong thời gian dài, cơ thể suy nhược và cân nặng giảm nhanh chóng.
-
Các bệnh về nhiệt miệng: Không chỉ riêng ảnh hưởng của thời tiết, việc cơ thể không bổ sung đủ vitamin B9 cũng gây ra loét miệng và lưỡi bị sưng. Những triệu chứng này thường xảy ra khi bạn bị thiếu vitamin trầm trọng. Thông thường lưỡi sẽ bị sưng ở quanh đầu và cạnh lưỡi do tế bào máu đỏ bị giảm, cảm thấy đau khi nuốt thức ăn.
-
Tình trạng đau cơ kéo dài: Thuộc một trong những biểu hiện thiếu vitamin B9 phổ biến, trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin này khiến não thiếu oxy, động mạch ở não bắt đầu có triệu chứng sưng và làm bạn bị nhức đầu thường xuyên. Tuy nhiên, không chỉ riêng não bộ mới thiếu oxy, bạn cũng sẽ cảm thấy đau ở những bộ phận khác của cơ thể, trong đó có ngực và chân.
Một số cách bổ sung vitamin B9 mà bạn nên biết
Nếu các bạn đã được giải đáp vitamin B9 có tác dụng gì, bên cạnh đó với đặc tính không có sẵn trong cơ thể mà phải được hấp thụ từ thực phẩm thiên nhiên và thực phẩm bổ sung. Monkey sẽ gợi ý cho các bạn một số cách bổ sung vitamin B9 phổ biến nhất hiện nay.
Thông qua thực phẩm giàu vitamin B9
Vitamin B9 thường xuất hiện rất nhiều trong các sản phẩm thịt, cá hay rau cải. Đây được xem là một phương pháp bổ sung vitamin hiệu quả bởi không chỉ riêng cơ thể hấp thụ vitamin B9 mà còn các chất dinh dưỡng khác.
-
Các loại đậu: Với một khẩu phần ăn khoảng 50g các loại đậu sẽ cung cấp cho cơ thể lượng vitamin B9 là 15% nhu cầu mỗi ngày. Đây được xem là một nhóm thực phẩm rất đa dạng, một số loại đậu bạn có thể bổ sung vào thực đơn bữa ăn như: Đậu hà lan, đậu xanh, đậu đen hay đậu ván,... chúng luôn chứa một hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là chất đạm.
-
Các loại hoa quả và nước ép trái cây: Ở nhóm rau xanh và trái cây thường chứa rất nhiều hoạt chất tác động tích cực đến sức khỏe con người, đặc biệt nhất là nguồn vitamin B9 có trong các loại quả như: Chuối, chanh, cam, cà chua, bưởi,... Bạn có thể dùng chúng ở dạng trái cây tươi hoặc nước ép đều được.
-
Rau diếp và xà lách: Theo các nhà nghiên cứu, với khẩu phần ăn chứa rau diếp và xà lách khoảng 80g sẽ cung cấp 16% nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, trong xà lách và rau diếp còn chứa protein, vitamin A, K, C, mangan, magie,... đặc biệt không chứa cholesterol nên có tác dụng trong việc giảm đột quỵ, tim mạch hay cao huyết áp.
-
Mùi tây: Không chỉ có tác dụng giúp tăng mùi hương cho thức ăn mà công dụng đến từ mùi tây vô cùng đa dạng. Trong đó, với một hàm lượng vitamin B9 dồi dào cùng với chất chống oxy hóa như: Luteolin, vitamin C và vitamin A. Những hoạt chất này có thể giúp bạn ngừa ung thư hiệu quả, cơ thể kháng viêm tốt và tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch. Chính vì thế, thực phẩm này được xếp vào nhóm rau quả tốt cho sức khỏe con người và không để lại ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
-
Thực phẩm dạng hạt tăng cường: Trong đó, ngũ cốc tăng cường được xem là thực phẩm giàu vitamin B9 nhất, là nguồn cung cấp vitamin B9 chủ yếu của con người. Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế ngũ cốc bằng các loại khác như: Mì ống, bánh mì,... Có thể cung cấp từ 25% - 100% nhu cầu của cơ thể. Không những thế, thực phẩm dạng hạt còn giúp tránh được sự cố xảy ra với phụ nữ mang thai và người già.
-
Súp lơ: Hay được gọi với tên gọi khác là bông cải xanh, đây là loại thực phẩm chứa lượng vitamin B9 không kém. Bạn có thể bổ sung vitamin B9 bằng cách thêm vào khẩu phần ăn cá nhân 1 - 2 bát súp lơ mỗi ngày. Ngoài ra, hàm lượng vitamin có trong súp lơ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt, tác động tích cực đối với hệ tiêu hóa.
-
Trứng gà: Là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, chỉ với 100g trứng đã có thể cung cấp cho bạn 47 mcg vitamin B9 cùng với 700 mcg vitamin A. Không dừng lại ở đó, trong trứng gà còn bổ sung: Protein, chất béo, kali, kẽm,... phong phú. Đây đích thực là loại thực phẩm rất giàu vitamin B9 và luôn an toàn tuyệt đối với mọi đối tượng sử dụng.
-
Gan heo: Tuy nội tạng động vật ít được sử dụng nhưng đối với gan heo lại chứa một hàm lượng vitamin B9 đáp ứng gần như nhu cầu hàng ngày của con người, với chỉ số lên tới 65%. Ngoài ra, sự có mặt của vitamin B12, vitamin A cùng với sắt giúp gan heo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.
-
Bơ: Bên cạnh hương vị béo thơm ngon, ít đường đồng thời bơ còn chứa rất nhiều vitamin B9. Theo nghiên cứu, chỉ với nửa quả bơ có thể bổ sung đến 85 mcg vitamin B9, tương đương 20% nhu cầu cơ thể mỗi ngày.
-
Rau chân vịt: Một loại rau tuy nhỏ bé nhưng công dụng không hề nhỏ, rau chân vịt được xem là thực phẩm “vàng” bởi tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người. Cụ thể, rau chân vịt giúp ngừa được bệnh tiểu đường, bổ sung chất chống oxy, cải thiện tốt chức năng của xương đồng thời giúp người bệnh hen suyễn có thể khỏi nhanh hơn. Thật vậy, sự có mặt của vitamin B9 cùng với một số khoáng chất có trong rau như: Kali, kẽm, magie,.. giúp bạn tình trạng sức khỏe của bạn cải thiện tốt hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu Vitamin H có trong thực phẩm nào mà chúng ta ăn hằng ngày?
Bổ sung vitamin B9 thông qua thực phẩm chức năng
Ngoài phương pháp bổ sung vitamin B9 bằng các thực phẩm tự nhiên, chúng ta vẫn có thể bổ sung nguồn vitamin này thông qua thực phẩm chức năng. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và người già thì phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn.
-
Viên uống bổ sung Acid Folic 400mcg Nature Made 250 viên: Với đặc điểm nổi bật như hỗ trợ cung cấp cho cơ thể 400mcg mỗi ngày, đặc biệt sản phẩm giúp các chị em sắp mang thai hoặc đang mang thai cung cấp đủ lượng vitamin B9, có thể dùng cho người trong giai đoạn sau phẫu thuật. Với liều lượng mỗi ngày dùng 1 viên sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn đều được. Bên cạnh đó, thuốc sẽ được phát huy hiệu quả tốt hơn nếu bạn dùng chung với nước ép trái cây, tránh dùng chất kích thích như: Trà, cà phê, rượu, bia,...
-
Feron B9 Mediphar Usa Lọ 120 viên: Với thực phẩm chức năng này, bạn sẽ được bổ sung sắt cùng với một số loại vitamin giúp tình trạng tạo máu diễn ra tốt hơn. Đồng thời, làm giảm các triệu chứng khi thiếu vitamin B9 như: Da xanh xao, gầy yếu, chóng mặt,... Với liều lượng người lớn dùng 2 - 4 viên mỗi ngày và trẻ em thì dùng 1 - 2 viên, đặc biệt với phụ nữ mang thai nên dùng 1 viên/ ngày từ khi được phát hiện mang thai.
-
Một số thực phẩm chức năng: Elevit, Blackmores, Procare: Đây được xem là những sự lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu nếu đang trong tình trạng mang thai cần được bổ sung lượng vitamin B9 nhanh chóng. Không chỉ riêng acid folic, thuốc còn đi kèm bổ sung nhiều loại vitamin cùng với các khoáng chất khác trong thời kỳ “tam cá nguyệt”.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung cung cấp vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, người dùng nên tham khảo nhiều nguồn thông tin cùng với sự hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn chính xác sản phẩm an toàn nhé. Cần lưu ý trong quá trình sử dụng có bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Vitamin B9 có tác dụng gì cùng với một số lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm cũng như thuốc bổ sung đã được Monkey giải đáp phía trên. Mong rằng, thông qua bài viết bạn đọc đã có thể có hiểu hơn về tác dụng của vitamin B9 và tìm được phương pháp phù hợp để bổ sung vitamin đúng cách. Chúc bạn thành công nhé!
1. Folic acid is found in which foods? - Ngày truy cập: 24/07/2022
https://www.vinmec.com/en/news/health-news/folic-acid-is-found-in-which-foods/
2. Folate (vitamin B9): Uses, dosage, side effects - Ngày truy cập: 24/07/2022