zalo
Giáo dục sớm

"Bật mí" Cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời cực kỳ hiệu quả, ngay tại nhà

Lê Hương
Lê Hương

16/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Nuôi dạy con cái là điều chưa bao giờ đơn giản với các bậc làm cha mẹ. Nhất là với các bé độ tuổi còn nhỏ, chưa nhận thức được và có những hành vi nhõng nhẽo, không nghe lời người lớn,...  Làm sao để bé ngoan ngoãn và cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Monkey tìm hiểu các cách đó thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm phát triển của trẻ con 4 tuổi

Ở giai đoạn 4 tuổi, trẻ đã bắt đầu có những thay đổi nhất định về mặt thể chất, trí tuệ lẫn tâm lý. Về thể chất, bé đã có thể vận động và thực hiện những động tác như cầm nắm, chạy nhảy, leo trèo, vẽ, đạp xe 3 bánh,... Và thường các bé rất hiếu động, muốn khám phá tìm hiểu thế giới nên rất ít khi chịu ngồi yên một chỗ. 

Đặc điểm phát triển của trẻ con 4 tuổi. (Ảnh: Internet)

Về trí tuệ, các bé đã bắt đầu có thể nắm được những khái niệm mang tính trừu tượng như màu sắc, khối hình, chữ số, mặt chữ cái, học thuộc lời 1 số bài hát,... Bé cũng dần dần tò mò về mọi thứ trong cuộc sống bằng cách đặt những câu hỏi thường gặp như “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”,...

Về tâm lý, bé bắt đầu học và bắt chước theo những lời nói, hành động của người lớn. Biết bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài rõ ràng hơn, và cái tôi cũng lớn hơn. Các bé thường chỉ làm theo sở thích, có thể giận dữ, la, khóc để người lớn đáp ứng ngay nhu cầu và mong muốn của trẻ. Với 1 số bé, khi lên 4, bé bắt đầu xuất hiện những hành vi muốn tự lập, tự mặc quần áo, tự đánh răng, tự xúc cơm,... 

Nguyên nhân trẻ 4 tuổi bướng bỉnh

Trước khi tìm ra cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, đầu tiên cần phải biết được nguyên nhân vì sao trẻ lại có hành vi như vậy. Một vài nguyên nhân bé không nghe lời người lớn:

  • Bắt chước hành vi của bạn bè, người lớn xung quanh
  • Do được ông bà, bố mẹ, người thân quá nuông chiều
  • Do sự mâu thuẫn trong cách dạy dỗ con trẻ khiến bé hoang mang, không biết nên nghe lời ai 
  • Bé bị người lớn ép buộc làm những thứ bé không thích
  • Thiếu sự nhất quán trong dạy dỗ
  • Không được dạy dỗ, khuyên nhủ, thiếu quan tâm của người lớn
  • Người lớn có thái độ cục cằn, hay trừng phạt bé mỗi khi bé tỏ ra không nghe lời
Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cảm xúc (EQ), giúp trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp ngay từ nhỏ với những câu chuyện giàu tính giáo dục, nhân văn trên ứng dụng VMonkey.  

Nguyên tắc nuôi dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời

Là phụ huynh, khi thấy trẻ có biểu hiện không nghe lời, cha mẹ cần chủ động trao đổi và đặt ra các nguyên tắc cần thiết trong việc giáo dục trẻ. Nếu biết mà cố tình lờ đi hoặc dung túng sẽ khiến trẻ càng hành động không đúng mực hơn. Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản bố mẹ nên lưu tâm để dạy trẻ 4 tuổi biết nghe lời.

Nhất quán trong cách giáo dục trẻ

Giữa bố và mẹ, hoặc những người thân cận trong gia đình cần phải có sự nhất quán trong cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời. Bố mẹ nên thống nhất chung những quy tắc dạy con và tránh sự chồng chéo, đối lập về quan điểm giáo dục. Lỗ hổng này sẽ khiến khiến bé ngày càng trở nên lì lợm, muốn chống đối. Bố mẹ cũng cần nghiêm khắc mỗi khi bé tỏ thái độ không nghe lời, chỉ ra cái sai của con và tuyệt đối không dung túng, chiều con khi bé có hành vi không đúng mực với người lớn.

Nhất quán trong cách giáo dục trẻ. (Ảnh: Internet)

Truyền đạt thông tin tới bé cụ thể và rõ ràng

Bố mẹ cần nói rõ cụ thể với bé mỗi khi yêu cầu con phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Đồng thời giao thời gian để bé hoàn thành đúng hạn, tránh ỷ lại, trì hoãn khiến bé không muốn làm và không nghe lời. Ví dụ như muốn con sắp xếp lại đồ chơi sau khi chơi, bố mẹ dặn con cần phải cất vào tủ đồ chơi; công việc phải hoàn thành trong 15 phút thì bé mới được đi chơi hay làm việc khác.

Tôn trọng và không áp đặt

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải tôn trọng sở thích cũng như hiểu rõ tính cách của con mình. Không nên quá nghiêm khắc hay áp đặt bé một cách quá mức vì có thể gây ra tâm lý sợ hãi hoặc tác dụng ngược. Bé có thể dần trở nên hung hãn và càng không chịu nghe lời hơn. Nên mềm mỏng và cũng nghiêm khắc vừa phải để con thay đổi và khắc phục từng ngày.

Luôn tôn trọng và lắng nghe con nói. (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Cách giáo dục kỹ năng cơ bản cho bé học mẫu giáo 4 tuổi

Cách giáo dục trẻ không nghe lời, nghịch ngợm

Ngoài việc đặt ra một số nguyên tắc nhất định trong việc giáo dục con cái, bố mẹ cũng cần tìm hiểu thêm các phương pháp giáo dục trẻ. Dưới đây là các cách dạy trẻ 4 tuổi ngoan mà bố mẹ có thể tham khảo thêm. Hãy áp dụng phù hợp với đặc điểm tính cách và linh hoạt trong từng hoàn cảnh bố mẹ nhé!

Khen con nhiều hơn khi bé làm việc tích cực và nghe lời

Đây là một trong những cách dạy trẻ 4 tuổi biết nghe lời được nhiều chuyên gia tâm lý học, chuyên gia về giáo dục khuyên dùng vì mang tính hiệu quả cao. Lời khen, động viên kịp thời khi bé làm tốt, biết nghe lời người lớn là động lực để bé phát huy những hành động tiếp diễn trong tương lai. Không chỉ vậy còn giúp bé được thoải mái, vui vẻ về mặt tinh thần vì các bé ở tuổi này thường thích được người lớn ca ngợi và khen mình. 

Khen con nhiều hơn khi bé làm việc tích cực và nghe lời. (Ảnh: Internet)

Lắng nghe con nhiều hơn để hiểu con một cách triệt để

Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Dẫu biết việc thấu hiểu con mình một cách trọn vẹn thật khó, nhưng các bậc cha mẹ hãy thật chịu khó, kiên nhẫn lắng nghe để hiểu con mình hơn. Bé có cá tính như thế nào; mong muốn, nguyện vọng là gì; sở thích; sở đoản,... Tất cả đều mong muốn hiểu con một cách sâu sắc, từ đó điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của từng bé.

Giải thích cho bé vì sao cần làm việc gì và hậu quả nếu không nghe lời

Mỗi khi con bướng bỉnh, cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời hiệu quả đó là giải thích nhẹ nhàng cho bé lý do vì sao cần nghe lời người lớn và nêu ra hậu quả nếu bé làm ngược lại. Với 1 số bé chưa hiểu chuyện, việc này sẽ cần thêm thời gian. Bố mẹ sẽ phải kiên nhẫn hơn để giải thích mỗi lần như vậy. Dần dần, bé sẽ tự hiểu ra, đồng thời áp dụng cả những phương pháp bên trên, kết hợp sẽ giúp bé nghe lời người lớn.

Không nuông chiều bé thái quá, phớt lờ bé khi bé đòi hỏi vô lý

Quá nuông chiều con là một trong những “căn bệnh” gặp phải ở nhiều bố mẹ trẻ, xuất phát 1 phần từ tình yêu thương con. Tuy nhiên, với những đòi hỏi vô lý của bé, bố mẹ nên dứt khoát nói không. Đơn giản vì bé còn quá nhỏ, nếu nuông chiều bé và cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của con, dù là vô lý, thì dần dần sẽ hình thành tính cách đòi hỏi từ người khác, bé sẽ rất dễ hư. Ngược lại, nếu không được đáp ứng, bé sẽ có thể tỏ thái độ cục cằn, bướng bỉnh và không chịu làm theo yêu cầu của bố mẹ.

Không nuông chiều bé thái quá. (Ảnh: Internet)

Cần có quy tắc thưởng phạt rõ ràng cho bé

Bố mẹ cũng có thể áp dụng cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời bằng cách đưa ra chính sách thưởng phạt rõ ràng mỗi khi giao nhiệm vụ cho con. Bố mẹ có trách nhiệm nhắc nhở, đốc thúc con làm. Sau đó nếu bé hoàn thành tốt, biết chịu khó nghe lời, bố mẹ có thể dành ra một phần thưởng nho nhỏ để tặng con như 1 thanh kẹo, chocolate, sticker, đồ chơi con thích,... để khích lệ bé. Nếu ngược lại, bố mẹ cũng đưa ra mức phạt để răn đe con cho những lần sau đó.

Cho con nhiều sự lựa chọn hơn

Bố mẹ cũng nên cân nhắc cho con thêm các sự lựa chọn khi yêu cầu con phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Cách này áp dụng với 1 số bé có cá tính mạnh, hoặc khi con thực sự ghét làm việc đó. Sẽ giúp giảm sự căng thẳng và tự đưa ra quyết định như mong muốn trong tầm kiểm soát.

Kiểm soát cảm xúc của mình để không bị cuốn theo con

Việc kiểm soát cảm xúc bản thân không chỉ diễn ra với con trẻ, mà còn cả đối với những người lớn trực tiếp dạy bảo con. Những cảm xúc tiêu cực khi dạy trẻ nên được hạn chế tối đa vì sẽ tác động lên lời nói, hành động và ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài. Bố mẹ cũng không nên vì chiều con, thấy con nhõng nhẽo mà tặc lưỡi cho qua những hành vi ương ngạnh của đứa trẻ. Làm cách nào để vừa mềm mỏng, vừa nghiêm khắc để đạt đạt được mong muốn dạy trẻ biết nghe lời.

Ba mẹ nên kiểm soát cảm xúc của mình để không bị cuốn theo con. (Ảnh: Internet)

Kết hợp các hoạt động thú vị để quản lý cảm xúc của bé

Có rất nhiều hoạt động giúp con bình tĩnh và quản lý tốt cảm xúc, thái độ của mình gồm: Các hoạt động ngoài trời, vui chơi cùng bạn bè, tham gia các trò chơi lành mạnh ở trường và ở nhà. Ngoài những hoạt động trên thì bạn có thể cho trẻ đọc sách về giáo dục cảm xúc để con biết yêu thương mọi người, trân trọng tình cảm và biết kiểm soát cảm xúc của mình.

Theo đó, ba mẹ có thể tham khảo chương trình VMonkey - Tổng hợp sách và trò chơi giáo dục cho trẻ từ Mẫu giáo. Với các tựa sách ngắn nhiều chủ đề về tình cảm gia đình, giao tiếp xã hội,... kết hợp trò chơi lành mạnh sẽ giúp các con cân bằng cảm xúc tốt hơn đồng thời rèn luyện sự tập trung, tính nhẫn nại một cách hiệu quả. 

VMonkey - Tổng hợp sách và trò chơi giáo dục cho trẻ từ Mẫu giáo. (Ảnh: Monkey)

Ba mẹ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ tại đây: iOS - Android

Bài viết trên đây Monkey đã hướng dẫn các bố mẹ cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời hiệu quả và đã được nhiều gia đình áp dụng áp thành công. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem giá trị bổ ích cho bố mẹ khi dạy con tại nhà. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey