zalo
Phương pháp Montessori và STEAM: Sự khác biệt và cách kết hợp hiệu quả
Giáo dục sớm

Phương pháp Montessori và STEAM: Sự khác biệt và cách kết hợp hiệu quả

Alice Nguyen
Alice Nguyen

03/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Xã hội ngày nay có nhiều xu hướng giáo dục sớm mới du nhập, được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở mầm non. Nổi bật trong số đó phải kể đến hai phương pháp Montessori và STEAM. Cùng Monkey tìm hiểu sự khác biệt giữa hai phương pháp, để có cái nhìn tổng quát khi lựa chọn một phương pháp học tập phù hợp cho con mình. 

Nguồn gốc của phương pháp Montessori và STEAM

So với giáo dục STEAM, Montessori xuất hiện từ lâu hơn, dù đã có mặt hàng thế kỷ nhưng phương pháp này vẫn chứng minh được tính hiệu quả của mình. Còn đối với  STEAM có thể xem đây là thành tựu nổi bật của nền giáo dục hiện đại. 

Giáo dục STEAM 

STEAM được viết tắt từ tổ hợp 5 lĩnh vực khác nhau gồm Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics). Trong đó, cơ sở, nền tảng hình thành của phương pháp này xuất phát từ STEM. Mô hình này được giới thiệu vào năm 2001 bởi các nhà khoa học đến từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF). 

STEM ra đời với mục đích giúp trẻ trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết và sẵn sàng trở thành lực lượng lao động chất lượng cao trong tương lai. Sau đó, “mảnh ghép” nghệ thuật được bổ sung để kích thích sáng tạo và tư duy thiết kế vào những bộ môn của STEM. 

STEAM được viết tắt từ tổ hợp 5 lĩnh vực khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các tiết học định hướng theo phương pháp này thường chủ yếu là triển khai các hoạt động thí nghiệm, chế tạo. Từ đó, học sinh có thể liên hệ các kiến thức trong nhà trường với thực tế, đồng thời biết được những ứng dụng của các thí nghiệm khoa học này. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại, có bước chuyển mình lớn so với giáo dục truyền thống. 

Phương pháp Montessori 

Phương pháp Montessori được đặt tên theo người sáng lập- tiến sĩ Maria Montessori người Ý. Phương pháp lần đầu được giới thiệu vào cuối thập niên 1800, tính đến nay đã trải qua 2 thế kỷ. Ban đầu, phương pháp được xây dựng để giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cần hòa nhập với môi trường xã hội. 

Qua những thành công đã được chứng minh, Montessori được mở rộng đối với tất cả trẻ em. Một số nội dung trong phương pháp này có thể kể đến như trẻ có thể tự chăm sóc bản thân, môi trường xung quanh, phát triển năng khiếu bẩm sinh, tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, giác quan…

Montessori bắt nguồn từ Ý và được mở rộng đối với tất cả trẻ em. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp Montessori và STEAM dành cho ai?

Phương pháp Montessori và STEAM được áp dụng rộng rãi cho tất cả trẻ em. Tuy nhiên, để hiểu đúng và áp dụng đúng, sẽ có đôi chút khác biệt giữa hai phương pháp này:

Phương pháp Montessori 

Montessori được xem là phương pháp áp dụng tối ưu nhất cho bé trong giai đoạn đầu đời từ năm 0-6 tuổi. Đây chính là thời kỳ “vàng” để trẻ nhận thức, tiếp thu đồng thời góp phần hình thành nên tính cách và định hình nhân cách phát triển của trẻ sau này. 

Trong những năm đầu đời, Montessori giúp phát triển và kích thích trí tuệ, khơi dậy tiềm năng của mỗi bé. Các em sẽ nhận thức, học cách tiếp thu những kiến thức một cách tự nhiên và chủ động khám phá dưới sự hỗ trợ của người hướng dẫn. Nhờ vậy, trẻ có cơ hội thể hiện được khả năng, tìm tòi, quan sát, sửa sai và sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân. 

Đặc biệt, phương pháp giáo dục này đặc biệt tôn trọng trẻ, không ép buộc trẻ làm những điều mà các em không cảm thấy hứng thú. Trẻ được chủ động chọn lựa nơi mình thích, trò chơi mình muốn để tự do theo đuổi đam mê của chính mình. 

Montessori được xem là phương pháp áp dụng tối ưu nhất cho bé trong giai đoạn đầu đời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp STEAM

STEAM là một phương pháp độc đáo và đặc biệt, giúp tạo nên những con người hiện đại, đáp ứng được sự phát triển không ngừng nghỉ trong xã hội. Hơn nữa, trong thời buổi 4.0 bùng nổ, coi trọng giáo dục kỹ thuật là điều hết sức cần thiết. Chính vì thế, STEAM có đối tượng áp dụng rộng rãi, từ trẻ em mầm non đến học sinh bậc trung học phổ thông.

Mô hình giáo dục này tích hợp 5 lĩnh vực khác nhau, yêu cầu cần tổ chức nhiều hoạt động để trẻ có cơ hội trải nghiệm kiến thức. Các bé được tiếp xúc với bộ môn đa chiều, phát triển sự sáng tạo và tư duy logic. Từ đó, có thể áp dụng thực tiễn trong cuộc sống, mang những kiến thức và kỹ năng mềm trong thời cuộc hội nhập toàn thế giới. 

STEAM có đối tượng áp dụng rộng rãi, từ trẻ em mầm non đến học sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự khác biệt về mục tiêu và giá trị hướng tới

Phương pháp Montessori và STEAM đều có những mục tiêu riêng, mang đến cho trẻ những giá trị, để phát triển cá tính riêng của bản thân theo những cách khác nhau: 

Giá trị của Montessori

Phương pháp Montessori tác động đến trẻ từ 5 lĩnh vực khác nhau, bao gồm thực hành cuộc sống, văn hóa, ngôn ngữ, giác quan, toán học. Nội dung được thiết lập để phù hợp với tính cách, điều kiện và khả năng của trẻ trong giai đoạn mầm non. Bên cạnh đó là sự đa dạng các lĩnh vực học tập, cùng sự kết hợp giáo dục thông qua những hình ảnh trực quan, trẻ sẽ có thêm nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức.

Các bé sẽ được tiếp cận phương pháp học tập một cách dễ dàng, phát huy khả năng tiềm ẩn và trau dồi thêm những kỹ năng mới. Bên cạnh đó, phương pháp này còn chú trọng đến dấu ấn cá nhân, các bé được thỏa sức thể hiện ý tưởng, theo đuổi đam mê và chủ động trải nghiệm môi trường xung quanh. 

Montessori giúp bé được thỏa sức thể hiện ý tưởng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giá trị của STEAM

Phương pháp STEAM mang đến cho trẻ sự tương tác đa chiều với 5 lĩnh vực được đề cập. Giá trị của phương pháp này là giúp trẻ chủ động hơn trong quá trình học tập, tư duy, sáng tạo đồng thời tự giải quyết vấn đề, làm chủ về kiến thức lẫn kỹ năng. 

Ngoài ra, phương pháp này còn mang đến rất nhiều giá trị nổi bật như khả năng sáng tạo vượt trội, khả năng tư duy phản biện, làm việc nhóm, chinh phục thử nghiệm, phát huy sức mạnh của công nghệ… Thông qua đó, trẻ sẽ được rèn luyện tính kiên trì, dễ dàng hội nhập toàn cầu. 

Phương pháp STEAM mang đến nhiều giá trị vượt trội cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

So sánh nguyên tắc giảng dạy của phương pháp Montessori và STEAM

Phương pháp Montessori và STEAM đều có những nguyên tắc nhất định cần tuân thủ. Không chỉ riêng hai mô hình này, mà rất nhiều phương thức giáo dục khác cũng cần được hiểu rõ và áp dụng đúng. Để hiểu rõ hơn về hai triết lý giáo dục này, bạn có thể so sánh như sau: 

Nguyên tắc của STEAM

Để tiếp cận phương pháp STEAM một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý đến 4 yếu tố then chốt và quan trọng nhất là:

  • Định hướng “học để áp dụng”: Nhiều học sinh không biết liệu những gì các m đang học được áp dụng vào thực tế như thế nào. Mục tiêu của STEAM là khắc phục những vấn đề này bằng cách đề cao hoạt động thực hành. 

  • Học sinh làm trung tâm: Học sinh sẽ có cơ hội được lựa chọn những dự án mà mình tham gia. Đồng thời các em được góp ý, thừa nhận quan điểm và học được những kinh nghiệm từ các sai lầm. Học sinh cộng tác cùng nhau để phát triển và tập trung vào quá trình thay vì điểm số, thành tích.

  • Vai trò của giáo viên: Định hướng của nền tảng này đề cao sự học hỏi, tự tìm tòi. Giáo viên sẽ là người quan sát, hỗ trợ để các em đi đúng hướng. 

  • Đa dạng trong chủ đề: Chủ đề phong phú, gần gũi giúp ích nhiều cho học sinh. Chính vì thế, giáo viên đóng vai trò quan trọng, là người thiết kế bài giảng, sưu tầm chất liệu dạy học.

STEAM chú trọng vai trò của học sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc của Montessori

Khác với STEAM, nguyên lý cơ bản của  Montessori là lấy việc học tập là nhu cầu tự nhiên ở trẻ nhỏ. Phương pháp này nhấn mạnh 4 nguyên tắc cơ bản như sau: 

  • Tôn trọng trẻ: Trẻ em có quyền tự do và lựa chọn để phát triển những kỹ năng, năng khiếu bẩm sinh. Điều này có nét tương đồng như việc lấy học sinh làm trung tâm trong phương pháp STEAM đã đề cập.

  • Thời kỳ nhạy cảm: Trong một thời kỳ nhất định, bé sẽ có những thay đổi rõ rệt trong quá trình hình thành nhận thức - hành vi, đây chính là thời kỳ nhạy cảm. Lúc này, người hướng dẫn sẽ để trẻ tự học hỏi với những giáo cụ, không có sự can thiệp mà chỉ quan sát từ xa. Các bé được xây dựng không gian riêng để học tập theo sở thích cá nhân. 

  • Trí tuệ thẩm thấu: 6 năm đầu đời là thời kỳ “vàng” của giáo dục Montessori. Đây là quãng thời gian của “trí tuệ thẩm thấu” , trí óc bé sẽ như miếng bọt biển, sẵn sàng tiếp thu mọi kiến thức và có thể ghi nhớ dễ dàng. 

  • Độ tuổi hỗn hợp: Những lớp học được phân chia theo phương pháp này có sự góp mặt của trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều này sẽ hỗ trợ và kích thích vai trò của những đứa trẻ lớn hơn và khả năng học hỏi của những đứa nhỏ trong sao chép” hành động.

Lớp học Montessori xây dựng theo độ thích ứng của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạn chế của phương pháp Montessori và STEAM

Bất cứ phương pháp giáo dục sớm nào cũng tồn tại những điểm mạnh và những mặt hạn chế nhất định. Trong đó, hai phương pháp Montessori và STEAM có những điểm hạn chế như sau.

Hạn chế của Montessori

Phương pháp Montessori được đánh giá là chưa thực sự đề cao tính tương tác, độc lập của những đứa trẻ. Theo một số nghiên cứu, không phải lúc nào độc lập cũng tốt, bởi trẻ còn cần tương tác và giao tiếp với những bạn bè khác. Bên cạnh đó, mô hình này chưa thực sự chú trọng vào phát huy trí tưởng tượng của trẻ, chương trình học tập chưa sát với những trường học truyền thống. 

Montessori xa vời so với những lớp học truyền thống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạn chế của STEAM

Phương pháp STEAM mới du nhập vào Việt Nam và đa phần được đưa vào chương trình học cấp cơ sở. Điều này là quá muộn, bởi những kỹ năng trong STEAM cần được tiếp cận và định hướng trong giai đoạn cấp bậc tiểu học. Khi thiếu đi nền tảng cốt lõi, việc đón nhận STEAM cấp trung học vô tình khiến cho chương trình học trở nên quá tải, có thể gây mất hứng thú ở trẻ với môn học.

Xem thêm: So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia: Hiểu đúng để chọn đúng!

Bên cạnh đó, việc thiếu đi những giáo viên giảng dạy theo mô hình STEAM có chuyên môn cao cũng gây khó khăn. Việc học STEAM thiếu đi những hướng dẫn cụ thể, tiêu chuẩn cụ thể và chưa chuẩn bị được những kiến thức đầy đủ cho học sinh ở mức độ cao hơn. 

STEAM đòi hỏi nền tảng giáo dục chất lượng cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách kết hợp phương pháp Montessori và STEAM mang lại hiệu quả giáo dục tối đa

Cả Montessori và STEAM đều là những phương pháp giáo dục tiến bộ và khuyến khích áp dụng càng sớm càng tốt. Cả hai đều đề cao thực hành học tập, STEAM hướng đến cho trẻ tính tự lập, giúp cho trẻ trang bị những kỹ năng tư duy cần thiết như phản biện, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Để kết hợp hai phương pháp này nhận được kết quả tốt nhất, bạn cần thực hiện: 

Thực hành nhiều

Học STEAM bắt đầu với cuộc sống thực tiễn cùng những hoạt động giải quyết vấn đề thường ngày. Khi học STEAM, trẻ sẽ biết được công việc nào cũng cần phải tuân theo một trình tự nhất định, có phần đầu, giữa và cuối. Hơn nữa, mỗi hoạt động luôn có chủ đích và định hướng. 

Ngoài ra, cho trẻ em tham gia nhiều hoạt động thực tế còn cho phép trẻ đưa ra những phán đoán, chẳng hạn như cần đổ bao nhiêu nước vào cốc trước khi tràn. Đây chính là một phần trong phương pháp của Montessori, trong khi đó STEAM sẽ dạy trẻ cách giải quyết vấn đề như lau dọn nếu như nước bị tràn. Từ đó, trẻ sẽ học được rất nhiều điều trong lĩnh vực cuộc sống. 

Học với các giác quan

Trẻ nhỏ luôn sử dụng các giác quan để tìm hiểu, phân tích các khái niệm trừu tượng về khoa học và toán học. Chẳng hạn như các em tìm hiểu về chiều cao, chiều rộng, khối lượng, âm thanh, nhiệt độ, kết cấu… thông qua những giác quan của mình. Bên cạnh đó, trẻ cũng phân loại và sắp xếp những thứ mà các em phát hiện ra.

Phương pháp Montessori và STEAM luôn chú trọng đến phát triển các giác quan. Chính vì thế, kết hợp cả hai phương pháp này, giáo dục trẻ thông qua những giáo cụ là điều cần thiết. 

Trẻ được học với các giác quan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết hợp trong toán học

Lĩnh vực toán học cũng là một trong những yếu tố quan trọng của cả hai phương pháp. Khi học, trẻ em bắt đầu tìm hiểu về những hình mẫu, trình tự, con số và những phép tính. Các em có thể nắm chắc những khái niệm thuộc STEAM thông qua những vật liệu của Montessori, bao gồm những bộ đếm và thẻ đồ chơi. 

Trẻ sẽ bắt đầu tìm tòi từ những bước nhỏ rồi đến bước tổng quát, từ cụ thể đến trừu tượng. Những bài học đại số nâng cao sẽ được bắt đầu trong môi trường Montessori cho bé từ 3-6 tuổi. Những khái niệm khó hơn thuộc về S-T-E-A-M sẽ được bổ túc ở những lớp lớn hơn. 

Kết hợp trong văn hóa và khoa học

Từ trước đến nay, những môn học như khoa học, lịch sử, tiếng Anh, hay toán học đều được dạy riêng biệt, dường như không có sự liên hệ lẫn nhau. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ có xu hướng tránh xa những môn học khó dẫn đến “học lệch”. Để giải quyết được vướng mắc này, những môn học có thể được kết hợp với nhau thông qua hình thức khám phá và thử nghiệm. 

Trong chương trình đào tạo về văn hóa và khoa học, trẻ sẽ được thỏa sức khám phá thế giới xung quanh. Văn hóa là nguyên tắc không thể tách rời trong Montessori và khoa học là môn chủ chốt của STEAM. Sự lồng ghép cả hai lĩnh vực sẽ giúp bé có hứng thú với hầu hết tất cả môn học.

Các bé sẽ hiểu được sự khác biệt về lịch sử, sự khác nhau về đặc điểm khí hậu, vùng miền giữa các quốc gia. Bé cũng có thể học cách quan sát những bộ phận, đặc điểm của các loài động vật hay khám phá những đặc trưng sinh trưởng của thực vật… Từ đó, đánh giá tổng quát được vòng đời chung của một sinh vật trên Trái đất. 

Học tập, tìm tòi qua công cụ giáo dục

Một cách hữu ích để kết hợp cả hai phương pháp này chính là sử dụng các công cụ hỗ trợ như sách báo, tranh ảnh, âm nhạc và ứng dụng học tập. Lựa chọn Monkey sẽ giúp cha mẹ loại bỏ nỗi băn khoăn khi đào tạo giáo dục sớm cho bé. Ứng dụng mang đến những chương trình học đa dạng, nhiều màu sắc… Giúp kích thích niềm đam mê học tập và khả năng ngôn ngữ tự nhiên ở trẻ. 

Công cụ giáo dục là một phần tất yếu trong cả hai mô hình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Montessori- STEAM luôn bao hàm lẫn nhau

Trên thực tế, có rất nhiều cách để kết hợp hai phương pháp này, bởi phương pháp Montessori và STEAM luôn có sự tương đồng nhất định. Khi so sánh cả hai, bạn sẽ thấy rằng giáo dục Montessori bắt đầu định hướng và dạy những nguyên tắc của STEAM ngay từ khi trẻ lên 3. 

STEAM lại đào tạo những đứa trẻ ở mức độ phức tạp, trừu tượng ở độ tuổi lớn nhưng vẫn đảm bảo những triết lý của Montessori . Mỗi cấp độ giáo dục sẽ được nâng cao và bổ sung những kiến thức tư duy mới. Xét về cơ bản, cả hai phương pháp đang bao hàm lẫn nhau. Nền tảng chính là trẻ em xây dựng kiến thức của mình thông qua thực hành khám phá. 

Như vậy, Monkey đã giới thiệu và so sánh về hai phương pháp Montessori và STEAM. Đây đều là những phương pháp đề cao, tôn trọng trẻ, giúp kích thích tư duy và sáng tạo trong mỗi con người. 

Alice Nguyen
Alice Nguyen
Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey