zalo
Rèn tự lập cho trẻ sơ sinh – con ngoan mẹ nhàn tênh!
Giáo dục sớm

Rèn tự lập cho trẻ sơ sinh – con ngoan mẹ nhàn tênh!

Đào Vân
Đào Vân

27/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Sự chăm sóc, theo dõi sát sao của ba mẹ là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ sơ sinh, nhưng con cũng cần khoảng thời gian để tự mình khám phá thế giới. Cùng Monkey tìm hiểu phương pháp rèn tự lập cho trẻ sơ sinh để ba mẹ không còn vất vả trong hành trình nuôi dạy con.

Tại sao ba mẹ nên rèn tính tự lập cho trẻ sơ sinh?

Tự lập cho trẻ sơ sinh là kỹ năng mà ba mẹ cần trang bị cho con vì nó mang lại ý nghĩa rất lớn. Nếu ba mẹ dành quá nhiều thời gian bên con, chăm lo cho con từng chút một, giai đoạn khủng hoảng xa cách của con với ba mẹ về sau sẽ càng khó khăn. Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh mất ăn mất ngủ vì sợ hãi khi phải rời xa ba mẹ. Nếu kéo dài giai đoạn này, rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cuộc sống của con về sau. 

Tại sao ba mẹ nên rèn tính tự lập cho trẻ sơ sinh? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, trong trường hợp gia đình đông con, kỹ năng này giúp đảm bảo tính ổn định, giúp ba mẹ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để chăm lo cho cả gia đình. Ngoài ra, nếu bố mẹ dành hết thời gian của mình cho trẻ sơ sinh, việc đó có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của các con lớn hơn, khiến con cảm thấy tủi thân, buồn phiền hay ấm ức. 

Khi tự lập đã trở thành một thói quen, chất lượng cuộc sống của con cũng dần được cải thiện và giảm thiểu đáng kể những áp lực cho cả ba mẹ. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ được rèn tính tự lập từ nhỏ thường có xu hướng phát triển trí tưởng tượng tốt hơn khi trưởng thành. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thêm nhiều thời gian hơn cho bản thân, được làm thêm những công việc hay sở thích của mình và sẵn sàng đến bên con với một tâm trạng vui vẻ nhất. 

Ba mẹ không cần quá lo lắng khi rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ sơ sinh. Bởi đây là khoảng thời gian quý giá để trẻ con tự mình chơi và khám phá thế giới xung quanh. 

Rèn tự lập cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì?

Khi mới chào đời, việc phải làm quen với một môi trường mới sẽ khiến nhiều bé "bối rối" không biết phải chơi thế nào, ngủ ra sao… Đây là lúc ba mẹ cần rèn luyện tính tự lập cho trẻ sơ sinh để bé có thể tự mình “hòa nhập” và khám phá thế giới. Sau đây là một vài phương pháp cơ bản mà ba mẹ có thể làm cho con để rèn luyện tính tự lập. 

Rèn tự lập cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tập cho con ăn theo nhu cầu

Khi con bắt đầu biết phân biệt được sữa mẹ và sữa bình, con sẽ thể hiện sự cương quyết yêu thích sữa mẹ hơn và từ chối bú sữa bình. Đặc biệt vấn đề này sẽ trở nên rắc rối hơn vào thời điểm mẹ hết sữa. Lúc này, ba mẹ đừng ép bé uống sữa. Khi đói quá bé sẽ ăn, cũng để bé hiểu rằng: Nếu không thể có lựa chọn tốt nhất là sữa mẹ, thì con sẽ phải chấp nhận một lựa chọn thứ hai, đó là sữa bình. Nếu con từ chối lựa chọn này thì sẽ bị đói.

Tập cho con ăn theo nhu cầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, ba mẹ cần cho con ăn theo đúng nhu cầu của cơ thể để giúp con tự lập ngay từ những ngày đầu tiên. Việc ép con bú sữa hay ăn xảy ra chủ yếu do tâm lý của bố mẹ sợ con đói và không tin rằng trẻ sơ sinh có đủ khả năng nhận biết cơ thể đang no hay đói. Sự can thiệp tiêu cực của ba mẹ vào quá trình nhận biết đó sẽ làm con sợ ăn và mất luôn cảm giác đói.

Chơi một mình, không ẵm quá nhiều

Chơi tự lập (hay chơi một mình) là một kỹ năng có ý nghĩa quan trọng với trẻ em, dù là trẻ sơ sinh hay trẻ đã lớn. Việc bế ẵm con quá nhiều trên tay sẽ làm con quen dần và dùng tiếng khóc - phương tiện duy nhất để thể hiện nỗi sợ khi rời xa vòng tay của ba mẹ. 

Hãy để con chơi một mình, đừng bế ẵm quá nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu được luyện đúng cách ngay từ những ngày đầu tiên chào đời, con sẽ chỉ “ra tín hiệu” khi đói, khi mệt mỏi, khi đau và khi cần thay tã. Khi con chơi tự lập, con có cơ hội khám phá thế giới qua lăng kính tò mò của bản thân,  tự quan sát mọi sự việc xảy ra xung quanh, lắng nghe mọi âm thanh một cách bình tĩnh và từ đó, giúp sự phát triển của con nhanh và toàn diện hơn nhiều, cả về trí tuệ lẫn cơ thể. 

Ba mẹ cũng có thêm nhiều thời gian hơn dành cho bản thân. Dưới đây là một vài cách cho trẻ sơ sinh chơi một mình đơn giản mà ba mẹ có thể tham khảo áp dụng:

  • Sau khi thay bỉm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cho trẻ ăn no, ba mẹ nên đặt con vào trong cũi an toàn. Việc này sẽ giúp con tự mình chơi, tận hưởng và trải nghiệm mọi thứ một mình. 

  • Ba mẹ hãy tăng dần khoảng thời gian chơi tự lập của con. Bắt đầu từ 5-10 phút, sau đó tăng dần lên mỗi ngày. Bằng cách này, thời gian chơi tự lập cho trẻ sơ sinh có thể lên tới 30-45 phút.

  • Để con ở một mình trong phòng an toàn,  không gian sạch sẽ và được bố trí sinh động với nhiều đồ chơi và màu sắc khác nhau. Ba mẹ cũng có thể bật thêm những bản nhạc nhẹ nhàng kích thích sự sáng tạo và phù hợp với trẻ sơ sinh. 

Luyện ngủ, phân biệt ngày đêm sớm

Ở trẻ sơ sinh, với 70% thời gian trong ngày dành cho việc ngủ, giấc ngủ còn có những ý nghĩa quan trọng hơn khi đó là quá trình con học các kỹ năng, tái tạo tế bào và phát triển thể chất, trí não. Tự lập cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là cho bé tự ngủ là ước mơ của rất nhiều ba mẹ thay vì “thức trắng đêm” do bé quấy khóc. 

Giúp con luyện ngủ, biết phân biệt ngày và đêm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tự ngủ là gì? Là khi em bé được học cách đi vào giấc ngủ nhanh chóng, ngủ ngon và sâu giấc mà không cần sự tác động của ba mẹ hoặc "làm phiền" người khác bằng tiếng khóc của mình. Khi trẻ đã có thể chơi một mình và việc chơi tự lập trở thành một thói quen, con sẽ có thể dễ dàng tự ngủ hơn. Bởi vì con đã quen với cảnh được ở một mình, nên chất lượng giấc ngủ của con cũng dần được cải thiện và giảm thiểu áp lực cho cả ba mẹ và trẻ. 

Cho con tự ngủ không phải là mặc kệ con khóc, đó là phương pháp sử dụng các "nút chờ" hợp lý để bé có cơ hội xoay sở trong một khoảng thời gian nhất định (3 phút, 5 phút, 10 phút...tùy theo độ tuổi). Ba mẹ sẽ hỗ trợ để bé tự chìm vào giấc ngủ sau đó. 

Dưới đây là 5 bước rèn tự ngủ cho trẻ 0-16 tuần mà ba mẹ có thể áp dụng: 

Bước 1. Xác định thời gian thức tối ưu

Tại mỗi giai đoạn, con sẽ có thời gian thức tối ưu khác nhau. Chẳng hạn như với một em bé 6 tuần tuổi, thời gian thức tối ưu là 1.5 giờ/ lần. Còn những em bé trên 8 tuần tuổi, 2 giờ/ lần là thời gian thức lý tưởng nhất cho giấc ngủ đêm sâu và liền mạch. Hãy tạo cho con 1 thời gian thức tối ưu nhất tùy theo độ tuổi, tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Bước 2. Tạo môi trường ngủ thân thiện

Nhiều ba mẹ hiểu lầm rằng, trẻ sơ sinh cần được ngủ cạnh mẹ để tiện quan sát và đáp ứng con nhưng hoàn toàn ngược lại - điều này có tiềm ẩn rất nhiều hệ quả tiêu cực, thậm chí có thể là nguy cơ gây ra đột tử sơ sinh SIDS. Hãy tạo cho con một môi trường an toàn nhất để có một giấc ngủ chất lượng: 

  • Bé được nằm trong cũi riêng, đệm mềm, ga bọc sạch sẽ, chốt cũi an toàn. Hãy để ý tới môi trường xung quanh cũi khi bé lớn hơn có thể trèo ra khỏi giường.

  • Môi trường phòng sạch sẽ, thoáng khí, không chứa nhiều sản phẩm nilon, bông gòn dễ bay.

  • Ba mẹ cần giám sát trẻ qua thiết bị (camera, máy báo khóc...)

  • Nhiệt độ phòng hợp lý, không nóng, không quá lạnh. 

  • Sử dụng quấn cho bé từ 0 - 16 tuần tuổi.

  • Ánh sáng phòng ở mức độ thấp, ba mẹ nên sử dụng rèm cửa.

Bước 3. Giúp bé thư giãn, chuyển tiếp vào giấc ngủ

Bế bé vác đưa lên người, vỗ nhẹ trong 10 - 15 phút. Đây là tín hiệu chuyển giao mẹ đưa ra đơn giản và hiệu quả với bé. Ba mẹ cũng có thể dùng "tiếng ồn trắng", hay những bản nhạc ngủ nhẹ nhàng để "ra tín hiệu" đến giờ đi ngủ hiệu quả. 

Bước 4. Nút chờ

Đây là khoảng thời gian mẹ chờ đợi để cho bé cơ hội tự xoay xở đi vào giấc ngủ. Thời gian chờ có thể là từ 3-5 phút (với bé 0-6 tuần tuổi), 5-7 phút (với bé 6-8 tuần tuổi). Nếu không thành công, mẹ sẽ hỗ trợ tại cũi cho con. Ba mẹ cần nâng mức thời gian chờ lên nếu lần chờ đầu tiên không thành công.  

Bước 5. Hỗ trợ ngủ và trấn an 5s tại cũi

Mẹ lưu ý hỗ trợ con không bao gồm việc bế bé lên. Ngoài ra, ba mẹ cần tập cho bé ăn no, một lịch sinh hoạt cố định phù hợp với từng giai đoạn, để bé biết phân biệt ngày và đêm. 

Xem thêm: 

Những lưu ý quan trọng khi xây dựng tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc mới sinh

Tự lập cho trẻ sơ sinh là một kỹ năng, một món quà tuyệt vời mà ba mẹ có thể dành tặng cho con và chính bản thân mình. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc mới sinh. 

Những lưu ý quan trọng khi xây dựng tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc mới sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Ba mẹ cần có niềm tin vào khả năng của con.

  • Rèn luyện cho con từng kỹ năng vào đúng thời điểm, đúng cách và đúng giai đoạn.

  • Ba mẹ cần kiên trì, không sốt ruột, không được vội vàng. Tốt nhất, mẹ hãy lập kế hoạch rèn luyện cho con, tuyệt đối cần nhất quán và kiên trì thực hiện. Ba mẹ tránh làm hộ con, vì điều đó sẽ dần khiến con dần phụ thuộc, thiếu ý chí và quen dần với sự giúp đỡ của ba mẹ. 

Với những lý do và phương pháp tự lập cho trẻ sơ sinh trên đây, Monkey hy vọng ba mẹ có thể áp dụng ngay để giúp con phát triển tự lập một cách hiệu quả ngay từ lúc chào đời. Ngoài tính tự lập, sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ giai đoạn vàng từ 0-6 tuổi rất quan trọng. Để con không bỏ lỡ giai đoạn phát triển này, ba mẹ đừng quên để con bắt đầu làm quen với ứng dụng Monkey Junior - Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu 0-10 tuổi. Ứng dụng áp dụng các phương pháp giáo dục sớm này có gì thú vị? Khám phá ngay TẠI ĐÂY.

How your baby becomes independent - Ngày truy cập: 06/8/2022

https://www.babycenter.com/baby/baby-development/developmental-milestone-separation-and-independence_6577

How to Sleep Train Your Baby - Ngày truy cập: 06/8/2022

https://www.whattoexpect.com/first-year/sleep/sleep-training-baby/

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey