Hướng dẫn chi tiết cách soạn bài tiếng Việt lớp 3 Hũ bạc của người cha trong sách giáo khoa tập 1 trang 121 sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài tốt hơn. Nội dung dưới đây được biên soạn dựa theo phần đọc hiểu trong sách để học sinh ôn tập và tiếp thu bài một cách tốt nhất.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bài đọc
Ở tuần 15, học sinh lớp 3 sẽ được học bài Hũ bạc của người cha. Đây là một câu chuyện cổ tích của người Chăm. Dưới đây là toàn bộ bài đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3, tập 1.
Hũ bạc của người cha Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây! Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng: – Đây không phải tiền con làm ra. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: – Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. Ông đào hũ bạc lên và bảo: - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. Theo Truyện cổ tích Chăm |
Nội dung
Qua bài đọc tiếng Việt lớp 3 Hũ bạc của người cha, câu chuyện khuyên chúng ta hãy dựa vào đôi tay và công sức của mình để làm lụng, bởi chính đôi bàn tay và sức lao động của con người mới là nguồn tạo nên của cải không bao giờ cạn. Đồng tiền do chính bản thân mình làm ra mới đáng quý và trân trọng.
Trả lời câu hỏi
Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
Phương pháp giải
Học sinh hãy đọc lại đoạn 1 của truyện Hũ bạc của người cha và chú ý đến lời ông lão nói với con mình.
Lời giải chi tiết
Ông lão buồn vì con trai mình lười biếng nên ông muốn con trở thành người làm việc siêng năng, có thể tự kiếm bát cơm nuôi sống bản thân, không cần nhờ vả người khác và biết quý đồng tiền.
Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
Phương pháp giải
Học sinh hãy đọc lại đoạn 2 trong sách tiếng Việt lớp 3 Hũ bạc của người cha để xem hành đồng của ông lão và giải thích hành động đó.
Lời giải chi tiết
Ông lão vứt tiền xuống ao để xem thái độ của con trai như thế nào. Vì những đồng tiền đó không phải do chính anh ta vất vả kiếm được thì anh ta vẫn thản nhiên, không biết quý và không cảm thấy tiếc.
Người con đã làm lụng vất vả để tiết kiệm như thế nào ?
Phương pháp giải
Học sinh hãy đọc lại đoạn của truyện Hũ bạc của người cha để có câu trả lời.
Lời giải chi tiết
Ở lần thứ hai rời khỏi nhà đi kiếm sống, người con đã tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Anh ta đã làm lụng rất vất vả, được trả công 2 bát gạo sau khi xay 1 thúng thóc. Anh chỉ dám ăn 1 bát, 1 bát còn lại để dành. Người con phải làm liên tục 3 tháng để dành dụm được chín mươi bát gạo, bán lấy tiền rồi mới quay về nhà.
Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao?
Phương pháp giải
Học sinh hãy đọc lại đoạn 4 của truyện Hũ bạc của người cha để tìm được đáp án.
Lời giải chi tiết
Khi ông lão cầm tiền người con kiếm được vứt vào bếp lửa, anh ta không sợ bỏng mà vội vàng thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Người con làm như thế vì đó là những đồng tiền mà anh ta đã khổ cực kiếm ra nên anh rất quý chúng.
Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
Phương pháp giải
Học sinh hãy đọc lại đoạn 5 xem những lời mà ông lão nói với con.
Lời giải chi tiết
Những câu trong truyện Hũ bạc của người cha nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện là:
-
Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
-
Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.
Xây dựng nền tảng tiếng Việt - hỗ trợ việc học môn Tiếng Việt trên lớp của trẻ
Soạn bài Tiếng việt lớp 3 Hai Bà Trưng SGK trang 4
Soạn bài Tiếng việt lớp 3 Hai bàn tay em sách Cánh Diều tập 1
Kể chuyện
Trong phần này, em hãy kể lại truyện Hũ bạc của người cha trang 122 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 và sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự.
Câu 1. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc của người cha
Phương pháp giải
Em hãy đọc lại câu chuyện và nhìn kỹ các bức tranh, sau đó sắp xếp theo thứ tự phù hợp với nội dung bài đọc.
Lời giải chi tiết
Các tranh cần được sắp xếp theo thứ tự như sau: Tranh 3 - 5 - 4 - 1 - 2
Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp giải
Dựa vào các bức tranh đã sắp xếp ở câu 1 cũng như nhớ lại nội dung bài đọc, em tự kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết
Ngày xưa có một ông nông dân người Chăm siêng năng, về già ông dành được một hũ bạc. Tuy nhiên người con trai của ông lại rất lười biếng. Một hôm, người cha yêu cầu người con đi làm và mang tiền về nhà. Người con mang theo một món tiền do mẹ dúi cho ra đi. Khi trở về, anh ta còn lại vài đồng đưa cho người cha. Người cha cầm những đồng tiền ấy ném xuống ao, anh ta vẫn thản nhiên. Người cha hiểu ngay: những đồng tiền ấy không phải do anh ta tự kiếm. Người con lại ra đi. Suốt ba tháng trời ròng rã xay thóc thuê vất vả, anh dành dụm được chín mươi bát gạo rồi bán lấy tiền. Ông lão ném những đồng tiền người con làm ra vào lửa. Anh ta vội thọc tay vào để lấy ra. Hành động đó đã khiến người cha cảm động. Hai ông bà già rất an tâm trao hũ bạc cho con và khuyên nhủ: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. Đó là hai bàn tay cần mẫn lao động để làm ra của cải ở trên đời. |
Chính tả
Trong phần này, bài viết sẽ hướng dẫn em cách trả lời 3 câu hỏi như sau:
Câu 1. Nghe - viết: Hũ bạc của người cha. (từ Hôm đó… đến biết quý đồng tiền.)
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: – Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. |
Câu 2. Điền vào chỗ trống ui hay uôi ?
- m... dao, con m...
- hạt m..., m... bưởi
- n... lửa, n... nấng
- t... trẻ, t... thân
Phương pháp giải
Em điền ui/uôi vào chỗ trống và nhẩm nghĩ trong đầu xem có phù hợp hay không.
Lời giải chi tiết
- mũi dao, con muỗi
- hạt muối, múi bưởi
- núi lửa, nuôi nấng
- tuổi trẻ, tủi thân
Câu 3. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:
- Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên: ...
- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín: ...
- Trái nghĩa với tối: ...
b) Chứa tiếng có vần ât hay âc, có nghĩa như sau:
- Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng do ong hút nhụy hoa làm ra: ....
- Vị trí trên hết trong xếp hạng: ....
- Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi: ....
Phương pháp giải
Em thử nhẩm ghép trong đầu và suy nghĩ xem từ đó có phù hợp hay không.
Lời giải chi tiết
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:
- Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên: sót
- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín: xôi
- Trái nghĩa với tối: sáng
b) Chứa tiếng có vần ât hay âc, có nghĩa như sau:
- Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng do ong hút nhụy hoa làm ra: mật ong
- Vị trí trên hết trong xếp hạng: nhất
- Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi: gấc
Mẹo hay giúp bé học giỏi môn tiếng Việt
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc bố mẹ ngồi kèm con học bài mỗi ngày không còn khó khăn nếu như phụ huynh biết đến các ứng dụng học tập, trong đó phải kể đến phần mềm học tiếng Việt VMonkey. Bé sẽ được học thông qua tương tác ấn chạm với thiết bị, cùng hình ảnh mô tả và âm thanh sinh động. Từ đó tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, giúp con hăng say học tập mỗi ngày.
Đừng bỏ qua giai đoạn vàng phát triển trí tuệ và tiếp thu của con. TẢI NGAY để nhận được những ưu đãi lớn nhất trong năm giúp con học nhanh - nhớ lâu! |
Mong rằng hướng dẫn soạn bài tiếng Việt lớp 3 Hũ bạc của người cha được chia sẻ chi tiết trên đã giúp học sinh có thêm tài liệu để học tập, củng cố kiến thức từ các dạng bài tập đọc hiểu. Phụ huynh cũng có thể dựa vào kiến thức này để phụ đạo cho bé học tập tại nhà, từ đó trẻ sẽ tiếp thu bài học tốt hơn.