zalo
Dạy bé học từ đồng nghĩa: Khái niệm, phân loại và cách phân biệt
Học tiếng việt

Dạy bé học từ đồng nghĩa: Khái niệm, phân loại và cách phân biệt

Ngân Hà
Ngân Hà

13/03/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Từ đồng nghĩa là bài học rất đơn giản nhưng lại khiến không ít học sinh bị nhầm lẫn. Để hiểu hơn về khái niệm, phân loại từ và phân biệt với các kiến thức khác, các em học sinh hãy cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây. Các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để hướng dẫn trẻ học tại nhà dễ dàng hơn.

Thế nào là từ đồng nghĩa?

Bài tập về từ đồng nghĩa rất phổ biến và đa dạng nên nếu không hiểu rõ về loại từ này, các em sẽ rất dễ nhầm lẫn khi làm bài. Vì vậy, trước khi đi phân loại và tìm hiểu cách phân biệt các từ đồng nghĩa, Monkey sẽ chỉ rõ để các em biết được từ đồng nghĩa là gì lớp 5.

Từ đồng nghĩa là một khái niệm khá quen thuộc đối với học sinh cũng như các bậc cha mẹ. Nhưng để hiểu theo một cách đầy đủ nhất thì từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc chỉ gần giống nhau. Ở một vài trường hợp, từ đồng nghĩa còn có thể thay thế hoàn toàn cho nhau tuy nhiên cần phải cân nhắc về sắc thái biểu cảm.

Một số ví dụ về từ đồng nghĩa sẽ giúp ba mẹ dạy bé dễ dàng hơn:

  • Ba - bố - thầy: Đây là cách xưng hô người sinh ra mình, tùy theo từng vùng miền sẽ có các cách gọi khác nhau.

  • Mẹ - u - má: Giống như ba, mẹ là cách xưng hô chỉ người mẹ, là người đã sinh ra mình.

  • Chết - hy sinh - mất: Từ nói về một người, một động vật mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống nữa.

  • Siêng năng - chăm chỉ - cần cù: Chỉ một đức tính của con người.

Khái niệm từ đồng nghĩa và một số ví dụ cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại từ đồng nghĩa

Ngoài những ví dụ trên, chúng ta còn rất nhiều các cặp từ đồng nghĩa khác vô cùng đa dạng. Để hiểu hơn bài từ đồng nghĩa, Monkey sẽ giúp bạn phân loại các dạng từ đồng nghĩa kèm những ví dụ cụ thể nhé.

Chúng ta có thể phân chia các cặp từ đồng nghĩa thành 2 loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong đó: 

Đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn còn được gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Các từ đồng nghĩa thuộc loại này có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể được dùng như nhau hoặc thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Ba - bố - thầy, Mẹ - u - má, hổ - cọp - hùm, trái - quả, đất nước - non sông - non nước - tổ quốc, xe lửa - tàu hỏa, con lợn - con heo, gan dạ - dũng cảm,...

Đồng nghĩa không hoàn toàn 

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn còn được gọi là đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái. Đó Là các cặp từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Vì vậy, khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp để tránh gây khó hiểu, hiểu nhầm,...

Ví dụ: Chết - hy sinh - mất - quyên sinh,  ăn - xơi - chén - hốc - đớp, mang - khiêng - vác,...cuồn cuộn - lăn tăn - nhấp nhô,...

Phân loại từ đồng nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phân biệt từ đồng nghĩa với các loại từ khác

Bên cạnh việc hiểu về khái niệm và phân loại các từ đồng nghĩa cho bé, chúng ta cần giúp trẻ phân biệt cùng với các loại từ khác nhằm giúp con hiểu sâu hơn kiến thức. Việc phân biệt các từ loại với nhau sẽ hỗ trợ cho con không bị rối trong quá trình làm các bài tập về từ đồng nghĩa. Cùng Monkey tham khảo bí quyết phân biệt siêu đơn giản dưới đây.

Phân biệt giữa từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa

Với khái niệm vô cùng đơn giản: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Thật thà - dối trá, vui vẻ - buồn bã, hiền lành - hung dữ, nhanh nhẹn - chậm chạp, nhỏ bé - to lớn, cao - thấp,... Trong đó, được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

  • Từ trái nghĩa hoàn toàn: Thường là những từ có nghĩa trái nhau trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn: Sống - chết, cao - thấp,...

  • Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tuy trái nhau nhưng chỉ trong các trường hợp nhất định chứ không chỉ mọi hoàn cảnh. Ví dụ: cao chót vót - sâu thăm thẳm (Ở đây, từ cao không hẳn trái nghĩa với sâu nhưng trong hoàn cảnh này thì cao chót vót được hiểu là trái nghĩa với sâu thăm thẳm).

Phân biệt đơn giản giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm

Đối với từ đồng âm được hiểu là bao gồm tất cả các từ giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau hoàn toàn về phần ngữ âm. Ví dụ: Sự giống âm giữa từ “Chân thật” và “Chân ghế” nhưng một bên là chỉ đức tính và tính cách của con người, từ còn lại thì chỉ một bộ phận của chiếc ghế. Đây là một ví dụ điển hình cho từ đồng âm.

Và sự khác biệt ở đây rất rõ ràng giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm. Với từ đồng nghĩa thì giống nhau về nghĩa nhưng khác về âm, riêng từ đồng âm thì lại giống về âm nhưng nghĩa có thể hoàn toàn khác nhau. 

Phân biệt đơn giản giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chẳng hạn, với cụm từ “Đồng xu” và “Đồng nghĩa” ta thấy đây là loại từ đồng âm với nghĩa “Đồng xu” là một số tiền mệnh giá nhưng “Đồng nghĩa” lại là sự giống nhau về từ trong tiếng Việt. Và nếu thay đổi từ “Đồng nghĩa” bằng “Giống nhau” thì lại trở thành từ đồng nghĩa.

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt bao gồm: Một từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Trong đó, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

Ví dụ 1: Xe đạp: Là một loại phương tiện cho người đi, chỉ có 2 bánh và con người thường dùng sức mình để đạp cho bánh xe quay. Đối với ví dụ 1, xe đạp được giải thích cụ thể và đây là từ chỉ một nghĩa.

Ví dụ 2: Hãy phân tích các từ sau đây: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, miệng túi, nhà có 6 miệng ăn.

Đến với ví dụ trên, ta thấy: 

  • Nghĩa gốc gồm: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang. Ở đây, các từ miệng này chỉ bộ phận trên mặt là miệng của con người hoặc động vật.

  • Nghĩa chuyển gồm: Miệng túi và nhà có 6 miệng ăn. Đối với miệng túi, nghĩa là chỗ mở ra của một vật có chiều sâu. Riêng đối với “Nhà có 6 miệng ăn” thì chỉ các cá nhân cụ thể trong gia đình, mỗi người là một đơn vị để tính chi phí cho đời sống, cụ thể ở đây là 6 người.

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì thế, Vì thế, sự khác nhau căn bản giữa các từ đồng nghĩa và nhiều nghĩa chính là: Với từ đồng nghĩa là sự tương đồng về nghĩa của từ và có thể thay thế được. Tuy nhiên, với từ nhiều nghĩa thì gồm một từ nghĩa chính và nhiều từ nghĩa chuyển và không thay thế được cho nhau.

Xem thêm: Tiếng Việt lớp 5 từ đồng âm: Các kiến thức cần nhớ và một số lưu ý khi sử dụng

Các cặp từ đồng nghĩa tiếng Việt phổ biến

Nhận thấy nhiều bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi như: "Từ đồng nghĩa với từ mới?" hay "Từ đồng nghĩa với hùng vĩ?",... Chính vì thế, ngay trong phần nội dung này, Monkey sẽ cung cấp đến bạn các các các từ có nghĩa giống nhau trong tiếng việt phổ biến hiện nay. Bao gồm:

  • Mới = Mới tinh
  • Hùng vĩ = Kỳ vĩ
  • Thành tựu = Thành quả
  • Non sông = Đất nước
  • Vụng về = Hậu đậu
  • Chạy = Nhảy
  • Cười = Khóc
  • Đi = Lại
  • Nói = Chuyện trò
  • Đẹp = Xinh

Một số bài luyện tập về từ đồng nghĩa

Với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bé đã nắm được những ghi nhớ từ đồng nghĩa cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa các từ loại. Để giúp con hiểu rõ hơn vấn đề, ba mẹ có thể cho bé làm thử các dạng bài tập tiếng việt lớp 5 từ đồng nghĩa dưới đây. Bên cạnh đó, việc kèm theo bài tập vận dụng sau mỗi kiến thức mới cũng là một phương pháp học tập rất hiệu quả.

Một số bài tập vận dụng khi dạy con tiếng Việt lớp 5 từ đồng nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài 1: Hãy so sánh các từ đồng nghĩa trong đoạn văn được in đậm dưới đây:

  • Sau hơn 80 năm giời làm nô lệ đã làm cho nước ta bị yếu hèn đi, ngày nay chúng ta phải cùng xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại. Hãy làm sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên toàn cầu này. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà đã luôn mong đợi ở các em rất nhiều. (Trích: Hồ Chí Minh)

Nghĩa của cụm từ “Xây dựng” gồm:

  • Nghĩa thứ nhất: Là cách thức xây dựng nên một hay nhiều công trình kiến trúc theo kế hoạch. Ví dụ: Xây một ngôi trường, xây nhà, xây hồ bơi,...

  • Nghĩa thứ hai: Là cách thức thành lập nên một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa,... theo một hướng nhất định. Ví dụ: Xây dựng nhà nước, xây dựng gia đình,...

  • Nghĩa thứ 3: Là một cách để tạo ra những giá trị về tinh thần hoặc mang một giá trị văn hóa, nghệ thuật nào đó. Ví dụ: Xây dựng một bài thơ, một giả thuyết, xây dựng một cốt truyện độc đáo,...

  • Nghĩa thứ 4: Thể hiện thái độ, ý kiến, đánh giá với mục đích làm cho vấn đề, kế hoạch trở nên tốt hơn. Ví dụ: Xây dựng bài trên lớp, góp ý thái độ làm việc,...

Riêng với cụm từ “Kiến thiết” tức nghĩa là một quá trình xây dựng với quy mô lớn hơn. Trong đó, từ kiến được hiểu là dựng lên, thiết là sắp đặt và đây là một cụm từ ghép Hán Việt. Chẳng hạn: Sự nghiệp kiến thiết nước Việt Nam.

Suy ra, về mặt nghĩa thì cả hai từ để mang tính chất giống nhau. Nhưng so với xây dựng, kiến thiết được dùng ở những quy mô lớn hơn.

  • Màu lúa chín là một màu vàng xuộm trong rất đẹp. Nắng đã nhạt ngả màu thành vàng hoe. Thêm vào đó là những chùm quả xoan vàng lịm và trông giống như những chuỗi tràng hạt bồ đề được treo lơ lửng.

Sự khác nhau giữa ba cụm từ vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm

  • Vàng xuộm: Là màu vàng đậm lan đều khắp. Trong văn bản, lúa vàng xuộm chính là lúa đã chín đều, người nông dân có thể thu hoạch được.

  • Vàng hoe: Màu vàng của sự pha lẫn với đỏ, vàng tươi và ánh lên. Chẳng hạn, nắng vàng hoe chính là nắng ấm giữa mùa đông lạnh buốt.

  • Vàng lịm: Sắc màu gợi lên sự ngọt ngào. Đây thường là màu của các loại quả đã chín già.

Tóm lại, ba cụm từ vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm là các từ đồng nghĩa vì chúng đều cùng chỉ màu vàng.

Bài 2: Hãy tìm cụm từ khác các cụm còn lại trong mỗi nhóm từ sau:

  • Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, nước nhà, non sông, nước non.

Hướng dẫn giải: Cụm từ khác các cụm từ còn lại là: Tổ tiên

  • Nơi chôn rau cắt rốn, quê cha đất tổ, quê mùa, quê hương.

Hướng dẫn giải: Cụm từ khác các cụm từ còn lại là: Quê mùa.

Bài 3: Hãy đặt tên cho nhóm từ đồng nghĩa và tìm ra một cụm từ khác nghĩa trong các cụm dưới đây:

  • Thợ cấy, thợ cày, nhà nông, lão nông dân, thợ gặt, thợ rèn.

Hướng dẫn giải: Từ khác các nhóm từ trên là: Lão nông. Các từ còn lại được đặt tên thành: Nghề nghiệp.

  • Thợ điện, thủ công nghiệp, thợ nề, thợ nguội, thợ hàn, thợ cơ khí, thợ thủ công.

Hướng dẫn giải: Từ khác các nhóm từ trên là: Thủ công nghiệp. Bạn có thể đặt tên cho nhóm từ còn lại bằng: Các loại thợ hay nghề nghiệp.

  • Giáo viên, giảng viên, giáo sư, nhà khoa học, nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ.

Hướng dẫn giải: Từ khác các nhóm từ trên là: Nghiên cứu. Đặt tên cho các nhóm từ còn lại: Lao động trí óc.

Áp dụng bài tập giúp bé nhớ kiến thức lâu hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài 4: Em hãy tìm từ đồng nghĩa tiếng Việt ứng với các từ: Đẹp, to lớn, học tập (cần ít nhất 3 cụm từ)

Hướng dẫn giải:

  • Đối với từ đẹp: Đẹp đẽ, mỹ lệ, xinh tươi, xinh xắn, tươi đẹp,...

  • To lớn: Vĩ đại, to tướng, khổng lồ, hùng vĩ,...

  • Đối với từ học tập: Học hỏi, học hành, học,...

Bài 5: Đặt một câu ngắn với các cụm từ đã tìm được ở bài tập 4

Hướng dẫn giải:

  • Ở Việt Nam có một nơi với núi sông mỹ lệ, phong cảnh nên thơ cùng đồng ruộng xinh tươi chính là khung cảnh của thiên nhiên Hương Sơn.

  • Bác Hồ đích thực là một vị lãnh tụ vĩ đại của nước nhà Việt Nam.

  • Trong suốt chặng đường học tập, chúng ta phải luôn trau dồi, học hỏi từ bạn bè và thầy cô.

Ngoài các bài tập trên, các em học sinh cũng nên luyện tập từ đồng nghĩa nhiều hơn bằng cách giải các bài tập trong SGK và vở bài tập để nắm vững kiến thức. Một phương pháp học tiếng Việt lớp 5 bài từ đồng nghĩa hiệu quả hơn là cho trẻ học cùng ứng dụng VMonkey chỉ với 15 phút mỗi ngày mà ba mẹ không nên bỏ qua.

Đây là ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học được các chuyên gia đầu ngành trên toàn thế giới đánh giá tốt nhất hiện nay và được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Các bài học của VMonkey được phân chia theo từng độ tuổi, lớp học, bám sát theo Chương trình GDPT mới.

Ứng dụng VMonkey dạy cho trẻ từ mầm non đến tiểu học. (Ảnh: Monkey)

Trong đó có tới 112 bài học vần, hơn 880 truyện tranh có câu hỏi tương tác sau truyện, hơn 440 sách nói cùng hơn 1.000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc. Thông qua đó, các em sẽ hiểu rõ hơn về từ đồng nghĩa, đồng thời phát triển thêm nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng đọc, đọc - hiểu, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả. Như vậy thì khi gặp các bài thi, bài kiểm tra tương tự, các em sẽ dễ dàng hoàn thành hơn.

Đặc biệt, VMonkey không chỉ giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc mà còn giúp trí tuệ cảm xúc cũng được thúc đẩy phát triển, nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng nhân cách đạo đức tốt cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội cho con đồng hành cùng ứng dụng VMonkey tuyệt vời này phải không nào?

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.

Ba mẹ hãy tải app VMonkey và ĐĂNG KÝ GÓI HỌC cho con ngay từ bây giờ để giúp con học tiếng Việt tốt hơn nữa nhé!

Tóm lại, từ đồng nghĩa là một dạng kiến thức không quá khó đối với các em học sinh. Nếu ba mẹ biết lựa chọn những phương pháp dạy học đúng cách, bé sẽ dễ dàng nắm vững hơn cách làm bài cũng như phân biệt với những kiến thức khác. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm:

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!