Tính giá trị biểu thức lớp 3 là một trong những kiến thức, dạng toán cơ bản nhưng quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ chia sẻ chi tiết về cách tính giá trị biểu thức, cùng một số dạng bài tập thường gặp kèm phương pháp giải để các em nắm rõ.
Kiến thức cần nhớ khi tính giá trị biểu thức toán lớp 3
Nếu trong chương trình học toán lớp 1, lớp 2 thì các em chỉ yếu làm quen với các bài tập với phép tính riêng lẻ. Tuy nhiên, khi bước sang toán lớp 3 sẽ được làm quen với với các bài toán có nhiều phép tính gộp lại với nhau, yêu cầu các em tính toán. Đây chính là “tính giá trị của biểu thức”.
Khái niệm về biểu thức và giá trị của biểu thức
Trong toán học, biểu thức số chính là những phép tính và các số kết hợp với nhau. Khi giải các phép tính đó, chúng ta sẽ được một kết quả gọi là giá trị của biểu thức.
Vậy nên, giá trị của biểu thức: Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Các dạng biểu thức và thứ tự thực hiện phép tính
Các dạng bài tập toán lớp 3 khá đa dạng, riêng phần biểu thức sẽ có các dạng và thứ tự thực hiện như sau:
Dạng 1: Biểu thức chỉ chứa các phép tính cùng mức độ ưu tiên: Cộng, trừ hoặc nhân, chia: Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:
a) 93 : 3 x 7 b) 15 x 7 : 5
Hướng dẫn giải
a) 93 : 3 x 7 = 31 x 7 = 217
b) 15 x 7 : 5 = 105 : 5 = 21
Dạng 2: Biểu thức bao gồm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, chúng ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau;
Ví dụ: Viết các biểu thức sau và tính giá trị các biểu thức đó:
a) Tính tích của 15 và 4 rồi cộng với 42.
b) Tính tổng của 98 và 37 rồi trừ đi 74.
Hướng dẫn giải
a) 15 x 4 + 42 = 60 + 42 = 102.
b) 98 + 37 - 74 = 135 - 74 = 61.
Dạng 3: Biểu thức chứa dấu ngoặc ( ), chúng ta sẽ thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Ví dụ: Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 99927 : (10248:8 – 1272)
b) (10356×5 – 780) : 6
Hướng dẫn:
a) 99927 : (10248:8 – 1272) = 99927 : (1281 - 1272) = 99927 : 9 = 11103.
b) (10356×5 – 780) : 6 = (51780 - 780) : 6 = 51000 : 6 = 8500
Chú ý:
Trường hợp 1: Nếu biểu thức có phép nhân và chia không đứng liền kề, nhưng giữa các phép tính có dấu phép cộng hoặc trừ thì ta sẽ thực hiện đồng thời cả phép tính nhân và chia đó. Sau đó mới tiếp tục xét đến dấu của các phép tính còn lại trong biểu thức và áp dụng theo những dạng biểu thức đã nêu trên.
Ví dụ : 128 × 2 + 367 × 3 - 895 + 476 × 4 - 2018 + 182
= 256 + 1101 - 895 + 1904 - 2018 + 182
= 1357 - 895 + 1904 - 2018 + 182
= 462 + 1904 - 2018 + 182
= 2366 - 2018 + 182
= 348 + 182
= 530
Hoặc 128 × 2 + 367 × 3 - 895 + 476 × 4 - 2018 + 182
= 256 + 1101 - 895 + 1904 - 2018 + 182
= 1357 - 895 + 1904 - (2018 - 182)
= 462 + 1904 - 1836
= 2366 - 1836
= 530
Trường hợp 2: Nếu biểu thức có phép chia và nhân đứng liền kề nhau, ta sẽ phải thực hiện theo thứ tự từ trái rồi đến phải thay vì tính phép tính nhân trước rồi mới đến chia. Sau đó sẽ tiếp tục mới xét đến dấu phép tính còn lại trong biểu thức theo những quy tắc đã đưa ra.
Ví dụ : 195615 : 945 × 13 - 356 + 1024
= 207 × 13 - 356 + 1024
= 2691 - 356 +1024
= 2335 + 1024
= 3359
Quy tắc tính giá trị biểu thức lớp 3
Dựa vào những dạng biểu thức trên, ta có thể rút ra được những quy tắc quan trọng khi tính giá trị biểu thức sau đây:
-
Biểu thức chỉ có 2 phép tính cộng và trừ hay nhân và chia thì ta chỉ cần thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
-
Biểu thức bao gồm cả phép tính cộng, trừ, nhân và chia thì mọi người cần phải thực hiện theo quy tắc “nhân chia trước, cộng trừ sau”.
-
Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc (), chúng ta sẽ phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi mới đến ngoài ngoặc.
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức
Dưới đây là một số bài tập trong chương trình toán lớp 3 SGK kèm theo hướng dẫn giải để các em tham khảo thêm:
Bài 1 :Tính giá trị của biểu thức:( trang 79)
a) 205 + 60 + 30
268 – 68 + 17
b) 462 – 40 + 70
287 – 7 – 80
Hướng dẫn giải
a) 205 + 60 + 30 = 265 + 30
= 295
268 – 68 + 17 = 200 + 17
= 217
b) 462 – 40 + 70 = 422 + 70
= 492
287 – 7 – 80 = 280 – 80
= 200
Bài 2 :Tính giá trị của biểu thức( trang 79)
a) 15 × 3 × 2
48 : 2 : 6
b) 8 × 5 : 2
81 : 9 × 7
Hướng dẫn giải
a) 15 × 3 × 2 = 45 × 2 = 90
48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4
b) 8 × 5 : 2 = 40 : 2 = 20
81 : 9 × 7 = 9 × 7 = 63
Bài 3 : ( trang 79) Điền dấu <; >; = vào chỗ chấm sau đây
55 × 5 : 3 …. 32
47 ….. 84 – 34 – 3
20 + 5 ….. 40 : 2 + 6
Hướng dẫn giải
55 × 5 : 3 > 32
47 = 84 -34 – 3
20 + 5 < 40 : 2 + 6
Bài 4 :( trang 79) Mỗi gói mì nặng 80g, mỗi hộp sữa nặng 455g. Hỏi 2 gói mì và 1 hộp sữa nặng bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải
2 gói mì và 1 hộp sữa nặng số gam là:
80 + 80 + 455 = 615 gam
Đáp số: 615 gam
Hướng dẫn giải bài tập toán trang 80 sách giáo khoa :
Bài 1 : ( trang 80 )Tính giá trị của biểu thức:
a) 253 + 10 × 4
41 × 5 – 100
93 – 48 : 8
b) 500 + 6 × 7
30 × 8 + 50
69 + 20 × 4
Hướng dẫn giải
a) 253 + 10 × 4 = 253 + 40 = 293
41 × 5 − 100 = 205 – 100 = 105
93 – 48 : 8 = 93 – 6 = 87
b) 500 + 6 × 7 = 500 + 42 = 542
30 × 8 + 50 = 240 + 50 = 290
69 + 20 × 4 = 69 + 80 = 149
Bài 2 : ( trang 80) Ghi đúng, ghi sai vào chỗ trống sau đây
a) 37 – 5 × 5 = 12
180 : 6 + 30 = 60
30 + 60 × 2 = 150
282 – 100 : 2 = 91
b) 13 × 3 – 2 = 13
180 + 30 : 6 = 35
10 + 60 × 2 = 180
282 – 100 : 2 = 232
Hướng dẫn giải
a) 37 – 5 × 5 = 12 Đ
180 : 6 + 30 = 60 Đ
30 + 60 × 2 = 150 Đ
282 – 100 : 2 = 91 S
b) 13 × 3 – 2 = 13 S
180 + 30 : 6 = 35 S
10 + 60 × 2 = 180 S
282 – 100 : 2 = 232 Đ
Bài 3 : ( trang 80 ) Mẹ hái được 60 quả táo, chị hái được 35 quả táo. Số táo của mẹ và của chị đều xếp vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo?
Hướng dẫn giải
Tổng số táo mẹ và chị hái được là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả táo là:
95 : 5 = 19 (quả)
Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 vận dụng
Ngoài bài tập tính giá trị biểu thức trong SGK toán lớp 3, dưới đây Monkey sẽ tổng hợp thêm một số bài tập liên quan để các em có thể vận dụng kiến thức để thực hành hiệu quả:
Bài tập 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:
150 + 10 x 3 =
40 x 5 – 125 =
90 – 48 : 8 =
135 + 7 x 6 =
69 + 20 : 5 =
132 + 5 x (7 + 8) =
Bài tập 2: Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào các ô trống sau:
32 – 5 x 5 = 7
180 : 6 + 35 = 75
30 + 60 x 2 = 150
282 – 82 : 2 = 100
30 + 20 x 2 = 80
131 – 32 x 3 = 25
Bài tập 3: Hai bạn Nam và Huy cùng đi hái táo trong vườn. Bạn Nam hái được 30 quả, bạn Huy hái được ít hơn Nam 10 quả. Số táo hai bạn hái được xếp đều vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp đựng bao nhiêu quả táo?
Bài tập 4: Điền dấu (>, =, <) thích hợp vào chỗ trống dưới đây
135 + 5 x 3 …. 125 + 5 x 5
189 : 3 x 8 …. 189 : 9 x 8
12 + 20 x 2 …. 16 + 50 : 2
156 + 20 : 2 …. 156 + 5x 2
145 : 3 + 10 …. 145 – 20 x 2
Bài tập 5:
a) (563+ 126 ) x 2
b) 4 x 108 + 157 =
c)1243 – 366 : 3
d)435 : 5 + 582 =
e)153 + 638 – 470 =
Bài tập 6: Tính giá trị biểu thức:
a. 3 x ( 89424 – 72813 )
b. 24368 + 15336 : 3
c. 72009 : 3 x 2
d. 2 x 45000 : 9
e. 15 840 + 32046 : 7
f. 32 464 : 8 – 3956
g. 15 840 + 8972 x 6
i. (12 879 – 9 876) x 4
h. 239 + 1267 x 3=
l. 2505 : ( 403 – 398)=
Bài tập 7: Tính giá trị biểu thức:
( 4672 + 3583) : 5
1956 + 2126 x 4
4672 – ( 3583 – 193)
2078 – 3328 : 4
Bài tập 8: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
a. 45 chia cho 5 nhân với 7
b. 1535 chia cho 5 cộng với 976
c. 236 nhân với 2 trừ đi 195
d. 1562 chia cho 3 nhân với 4
Bài tập 9: Tính giá trị các biểu thức sau
a) 78 x 6 + 345 c) 56 + 67 x 6
b) 378 + 324 : 3 d) 288 : 6 x 7
Bài tập 10. 25x4x7; 216×3 : 6; 990 :3 : 6; 480 :8 x 7; 125×2:5
Kinh nghiệm chinh phục toán lớp 3 tính giá trị biểu thức
Với các bé mới lên lớp 3, việc thực hiện giải toán có nhiều phép tính kết hợp chắc chắn sẽ khó khăn hơn so với giải toán như lớp 1, lớp 2. Vậy nên, để giúp bé có thể chinh phục được dạng toán này dễ hiểu hơn, hiệu quả hơn thì dưới đây là một số kinh nghiệm để các em tham khảo và áp dụng.
Xây dựng nền tảng toán học cùng Monkey Math
Tính giá trị biểu thức lớp 3 về cơ bản cũng là những phép tính thông thường. Vậy nên, để giúp các em dễ dàng hiểu và hứng thú hơn khi học toán lớp 3 thì đừng bỏ qua công cụ Monkey Math. Đây là ứng dụng dạy học toán tư duy online dành cho các bé từ mầm non đến tiểu học, với nội dung được xây dựng bám sát chương trình GDPT mới nhất của Bộ. Để qua đó vừa giúp bé xây dựng nền tảng toán học vững chắc, vừa hỗ trợ học tập kiến thức toán trên trường tốt hơn.
Điểm đặc biệt của Monkey Math chính là áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để giúp bé cảm thấy hứng thú hơn thay vì chỉ truyền tải kiến thức thông thường như trường học. Bao gồm:
-
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực: Kích thích sự sáng tạo, con tích cực đặt câu hỏi để hiểu tận gốc vấn đề được đưa ra trong Toán học.
-
Học thông qua trò chơi: Vừa chơi vừa học mà hiệu quả vượt bậc. Con hứng thú, tự giác học không cần ba mẹ nhắc nhở.
-
Học với sách bài tập bổ trợ: Giúp con phát triển các kỹ năng vận động tinh và vận động thô thông qua việc giải quyết các bài toán trong thực tế.
Đảm bảo sau khi hoàn thành khóa học cùng Monkey Math sẽ giúp trẻ:
-
Phát triển 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT mới & hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ
-
Phát triển tư duy & trí thông minh trong giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ
-
Xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả
-
Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Để hiểu rõ hơn về Monkey Math, quý phụ huynh có thể tham khảo qua video sau hoặc đăng ký để được hỗ trợ tư vấn chi tiết:
Nắm vững quy tắc tính giá trị của biểu thức
Để tính được giá trị của một biểu thức, đòi hỏi các em phải nắm rõ 3 quy tắc đã nêu trên. Ba mẹ có thể giải thích chi tiết từng quy tắc cho trẻ hiểu, thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ của con để đảm bảo tránh tình trạng “học trước quên sau”.
Làm bài tập, thực hành thường xuyên
Luyện tập, thực hành thường xuyên được xem là phương pháp tốt nhất để hỗ trợ nâng cao kiến thức, nhất là đối với đối tượng trẻ nhỏ. Sau khi đã nắm được quy tắc và hiểu cách giải bài tập tính giá trị biểu thực, ba mẹ nên cho bé thực hành thường xuyên, làm bài tập liên quan mỗi ngày, hay tham gia các trò chơi, giải câu đố, tham gia các cuộc thi trên internet,…
Thông qua việc được rèn luyện thường xuyên sẽ giúp não bộ của trẻ được hoạt động tốt hơn, cải thiện được kỹ năng tính toán và phát huy tính cẩn thận hơn khi học hiệu quả.
Kinh nghiệm dạy học tính giá trị biểu thức thông qua toán tư duy
Toán tư duy được xem là phương pháp học tập kết hợp nhiều kỹ năng. Ngoài giải bài tập trong sách vở, ba mẹ có thể kết hợp cùng với việc giải toán liên hệ cùng thực tiễn, giáo cụ trực quan. Thông qua đó sẽ giúp tăng khả năng tiếp thu của bé và sự hứng thú muốn chinh phục các bài toán một cách hiệu quả hơn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về kiến thức tính giá trị biểu thức lớp 3 để các em cùng ba mẹ có thể tham khảo, cũng như đồng hành cùng các con trên chặng đường chinh phục môn học, kiến thức này. Nếu ba mẹ có dự định tìm hiểu về công cụ hỗ trợ bé học toán hiệu quả hơn, đừng bỏ qua Monkey Math nhé.