Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học bao gồm những phần kiến thức nào? Các em học sinh có thể dễ dàng biết được khối lượng kiến thức chương nhiệt học cần học, tuy nhiên không ít bạn còn khó khăn trong việc tóm lược lại kiến thức và làm cách nào để nhớ chúng một cách hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em tổng kết lại toàn bộ kiến thức chương và cách vẽ sơ đồ tư duy chương nhiệt học. Tham khảo bài viết ngay nào !
Tổng kết kiến thức vật lý 6 chương nhiệt học cần nhớ
Trước khi vẽ sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học, chúng ta sẽ khái quát lại toàn bộ kiến thức một lần. Để từ đó có chắt lọc lại kiến thức cần nhớ cho vào mindmap vật lý chương này. Tại đây có 8 bài học chính nằm trong chương II.
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Chất rắn khi gặp nhiệt độ có hiện tượng gì? Cùng ôn lại kiến thức về tính chất nở vì nhiệt của chất rắn theo bảng tóm tắt thông tin dưới đây
Xem thêm: Vật lý 6: Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn (+ giải đáp bài tập dễ hiểu)
Kiến thức cần nhớ |
Nội dung |
Hiện tượng nở ra của chất rắn gặp trong đời sống |
Tháp epphen ở Pháp tạo bởi thép (chất rắn), vào mùa hè tháp giãn nở vì nhiệt nên độ cao của nó tăng thêm |
Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn |
Các chất rắn nở ra khi gặp nhiệt độ cao và co lại khi gặp nhiệt độ giảm Các chất rắn khác nhau có độ nở vì nhiệt khác nhau. Ví dụ khi nhiệt độ tăng thì độ tăng thể tích của các chất rắn dưới đây là khác nhau
|
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn |
|
Câu hỏi vận dụng |
Vì sao khoảng cách giữa các viên gạch được lát bên ngoài trời có khoảng cách lớn hơn so với khoảng cách các viên gạch lát bên trong nhà? (Đáp án: Vì nhiệt độ thời tiết ngoài trời khi tăng lên dẫn đến sự giãn nở giữa các viên gạch.) |
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Cũng giống như chất rắn, khi nhiệt độ xung quanh thay đổi thì chất lỏng cũng có những biến đổi nhất định. Hãy cùng tóm lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng theo bảng dưới đây. Ngoài ra bạn có thể xem thêm: Lý thuyết vật lý 6 bài 19 sự nở vì nhiệt của chất lỏng (Giải bài tập dễ hiểu)
Kiến thức cần nhớ |
Nội dung |
Hiện tượng nở ra của chất lỏng gặp trong đời sống |
Khi ta đun nước, đổ đầy nước vào ấm thì khi nhiệt độ tăng sẽ làm nước tràn ra. |
Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng |
Chất lỏng nở ra khi nóng lên: Khi nhiệt độ xung quanh tăng lên, chất lỏng có hiện tượng nở ra. Tùy thuộc vào mức nhiệt độ mà chất lỏng nở ra nhiều hay ít Chất lỏng co lại khi lạnh đi: Khi nhiệt độ giảm, chất lỏng bắt đầu co lại. Mức độ co lại nhiều hay ít tùy thuộc vào độ giảm của nhiệt độ Các chất lỏng khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau Ví dụ khi nhiệt độ tăng, độ tăng thể tích của một số chất lỏng như sau
|
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng |
… |
Câu hỏi vận dụng |
Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng? (Đáp án: khi đun nóng một lượng chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng) |
Sự nở vì nhiệt của chất khí
Cuối cùng ta cùng xem sự nở vì nhiệt của chất khí có đặc điểm gì? Bảng dưới đây là tóm lược lại kiến thức cần nhớ. Đối với chất khí, hãy xem bài học chi tiết hơn tại Sự nở vì nhiệt của chất khí vật lý 6: Giải thích lý thuyết và bài tập thực hành
So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí
Sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí có sự giống và khác nhau.
Giống nhau: Ba chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Khác nhau:
Chất rắn |
Chất lỏng |
Chất khí |
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau |
Các chất lỏng khác nhau cũng nở vì nhiệt khác nhau |
Tuy nhiên các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau |
Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí |
Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn |
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn |
Nhiệt kế - thang nhiệt độ
Trong sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học cũng bao gồm phần kiến thức quan trọng dưới đây: Nhiệt kế & thang nhiệt độ. Dưới đây là toàn bộ kiến thức cần nhớ.
Nhiệt kế là gì
Kiến thức cần nhớ |
Nội dung |
Định nghĩa nhiệt kế |
Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Từ nhiệt kế bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “nhiệt” có nghĩa là nhiệt độ, “kế” nghĩa là đo lường. |
Công dụng của nhiệt kế |
Công dụng chính của nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như
|
Cấu tạo của nhiệt kế |
Hầu hết các nhiệt kế gồm hai bộ phận chính
|
Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế |
Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất: Nóng thì nở ra, lạnh thì co vào |
Các loại nhiệt kế |
Ngoài ra còn nhiều loại nhiệt kế khác như: Nhiệt kế điện, nhiệt kế kim loại, các loại nhiệt kế chuyên dụng khác… |
Thang nhiệt độ
Thang nhiệt độ là gì?
Thang đo nhiệt độ được sử dụng bởi Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) là thang đo Celsius. Thang đo này được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển, Anders Celsius.
Ngoài ra, tùy vào quy ước ta có 3 loại thang nhiệt độ khác nhau theo bảng dưới đây
Thang nhiệt độ Xenxiut |
Thang nhiệt độ Farenhai |
Thang nhiệt độ Kenvin |
|
Đơn vị |
°C (độ C) |
°F (độ F) |
°K (độ K) |
Quy ước |
|
|
|
Công thức cần nhớ |
|
°F = °C x 1,8°F + 32°F |
Sự nóng chảy và sự đông đặc
Bài tiếp theo chúng ta cần ôn lại trong chương nhiệt học đó là sự nóng chảy và sự đông đặc của các chất. Đây là bài học quan trọng vì giúp chúng ta hiểu được những hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày.
Cùng học lại kiến thức theo bảng dưới đây
Kiến thức cần nhớ |
Nội dung |
Sự nóng chảy là gì? Ví dụ |
Khi các chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ta gọi là sự nóng chảy Ví dụ hiện tượng đá tan thành nước |
Sự đông đặc là gì? Ví dụ |
Khi các chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ta gọi là sự đông đặc Ví dụ hiện tượng nước đóng băng ở một số nơi nhiệt độ thấp trên thế giới |
Đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc |
|
Ứng dụng của sự nóng chảy và đông đặc trong đời sống |
Ứng dụng của sự nóng chảy:
Ứng dụng của sự đông đặc
|
Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Dựa vào đâu ta có thể nhận biết được sự bay hơi và sự ngưng tụ? Ứng dụng của hai hiện tượng này trong đời sống như thế nào?
Kiến thức cần nhớ |
Nội dung |
Sự bay hơi là gì? Ví dụ |
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của một chất Ví dụ: Ta nhìn thấy hiện tượng bốc hơi từ mặt hồ lên không trung. |
Sự ngưng tụ là gì? Ví dụ |
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng Ví dụ: Buổi sáng sớm ta thấy những giọt nước đọng lại trên lá cây (hay còn gọi là giọt sương mai) |
Đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ |
Đặc điểm sự bay hơi
Đặc điểm sự ngưng tụ
|
Tốc độ bay hơi và ngưng tụ phụ thuộc vào những yếu tố nào |
Quá trình bay hơi nhanh & ngưng tụ nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Nhiệt độ và áp suất
|
Ứng dụng trong đời sống |
|
Sự sôi
Bài cuối cùng cần tổng hợp lại kiến thức là sự sôi. Xem thêm Trả lời: Sự sôi là gì? Đặc điểm của sự sôi là gì? (Kiến thức vật lý 6)
Kiến thức cần nhớ |
Nội dung |
Sự sôi là gì? Ví dụ |
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi Ví dụ: Nước đun tới 100 độ thì sôi (Nước bốc hơi và sôi sùng sục) |
Đặc điểm của sự sôi |
|
Sự sôi |
Sự bay hơi |
|
|
Ứng dụng của sự sôi |
Khi nấu thực phẩm cần nấu chín, nước uống cần đun sôi… |
Xem thêm: Tổng hợp toàn bộ kiến thức vật lý 6
Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học
Dưới đây là sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học, qua đây cho thấy cách hệ thống hóa kiến thức thành mindmap giúp cho các em học sinh dễ hình dung toàn bộ khối lượng kiến thức. Học bài theo phương pháp sơ đồ tư duy logic giúp cho chúng ta ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
Link tải sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học: Click vào đây để tải
Vậy Monkey đã hoàn thành chủ đề sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học cho các bạn lớp 6 đang cần ôn luyện lại phần này. Qua đây các em không chỉ ôn lại lý thuyết mà còn được giải đáp một số câu hỏi hữu ích liên quan đến chương nhiệt học. Để nhận thêm nhiều bài học hay về các môn học khác nhau, hãy theo dõi chuyên mục kiến thức cơ bản từ Monkey nhé !