zalo
Dấu hiệu mang thai có đau bụng không? Khi nào cần đi khám?
Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu mang thai có đau bụng không? Khi nào cần đi khám?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

26/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong suốt thời kỳ thai nghén, cơ thể bà bầu thường có nhiều sự thay đổi lớn như: mọc mụn, thân nhiệt tăng, đi tiểu nhiều lần,... Vậy dấu hiệu mang thai có đau bụng không? và cách để xử lý những cơn đau hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Dấu hiệu có thai có đau bụng không?

Có thể nói, “dấu hiệu mang thai có đau bụng không?” là điều thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Đau bụng dưới chính là một trong những dấu mang thai sớm ở mẹ bầu. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Bào thai đang trong quá trình làm tổ ở tử cung. Quá trình này khiến cho lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và gây đau bụng. Mẹ bầu sẽ ổn định và giảm đau sau vài ngày, khi tử cung được hồi phục.

  • Tử cung căng và giãn ra để lấy chỗ cho bào thai phát triển. Điều này gây áp lực lên phần dây chằng và làm cho phần bụng dưới bị đau, khó chịu.

  • Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ dẫn đến khó tiêu, đau tức vùng bụng trong tuần đầu tiên của thai kỳ.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ khiến cho cơ thể bị táo bón dẫn đến đau bụng.

Bà bầu xuất hiện dấu hiệu có thai có đau bụng dưới không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, dấu hiệu có thai đau bụng thường đi kèm với những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Phần bụng dưới bị căng tức.

  • Đau lệch sang một bên bụng.

  • Kéo dài trong 3 ngày-1 tuần.

  • Thường bị đau hơn khi nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Tóm lại, bị đau bụng khi mang thai là hiện tượng vô cùng bình thường nếu không đi kèm với một số triệu chứng khác như: xuất huyết máu âm đạo, đau bụng kèm đi ngoài, buồn nôn, tiết dịch nhầy, cơ thể choáng váng hoặc không có dấu hiệu giảm sau 4-5 ngày. Khi gặp tình trạng này, chị em cần đi khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Cần cẩn trọng với các trường hợp đau bụng không phải do mang thai

“Dấu hiệu mang thai có đau bụng không?” là câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm. Tuy nhiên khi bạn xuất hiện tình trạng này nhưng đi siêu âm mà không có thai thì có thể do một vài nguyên nhân khác gây nên. Cụ thể: 

Đau bụng do kinh nguyệt

Phần lớn phụ nữ thường bị đau bụng khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hormone prostaglandin gây nên các cơn co bóp ở bên ngoài tử cung và khiến cho bụng bị căng tức và sưng đau. 

Phụ nữ thường bị đau bụng trong 3 ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều chị em chưa thể phân biệt được sự khác nhau giữa dấu hiệu có thai đau bụng và khi đến kỳ kinh. Đau bụng khi đến kỳ kinh thường có 2 biểu hiện rất đặc trưng như:

  • Phụ nữ bị đau âm ỉ và co thắt phần bụng dưới trong 1-3 ngày của chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là ngày đầu tiên. Các cơn đau sẽ giảm dần và khỏi hẳn khi bước sang ngày thứ 4 hoặc thứ 5.

  • Các cơn đau có thể lan đến cả phần đùi và lưng, thậm chí dạ dày cũng cảm buồn nôn, khó chịu. Ngoài ra, chị em sẽ bị chuột rút ở lưng hoặc bụng dưới cho đến khi kết thúc kỳ kinh.

Ruột bị kích thích

Ruột bị kích thích là dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh rối loạn tiêu hoá mãn tính. Ngoài cảm giác đau râm ran ở vùng bụng dưới thì bệnh nhân còn có một số biểu hiện khác như: tiêu chảy, đầy hơi, táo bón,...

Sỏi thận

Bị sỏi thận giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhẹ ở phần bụng dưới xương sườn. Tuy nhiên, nếu bạn không có phương pháp chữa trị thì sỏi thận sẽ chuyển đến niệu quản và khiến cho người bệnh bị đau râm ran ở khu vực dưới rốn. 

Sỏi thận khiến người bệnh bị đau bụng, đau lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều này làm cho rất nhiều bệnh nhân nữ phân vân dấu hiệu đau bụng dưới có phải mang thai không? Cách tốt nhất để phân biệt là dựa vào một số biểu hiện khác của sỏi thận như: tiểu buốt, tiểu máu. Lúc này, bạn nên đi khám để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Nhiễm trùng đường tiểu

Những người mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên bị đau phần bụng dưới và đi tiểu nhiều lần trong một ngày. Nếu bạn cảm thấy vùng âm đạo bị đau rát và nóng ran khi đi vệ sinh thì cần đi khám ngay vì để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

U xơ tử cung

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu đặc trưng nhất của u xơ cổ tử cung. Đây là một loại bệnh hầu hết phụ nữ đều gặp phải và các khối u thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cổ tử cung. 

Người bệnh bị u xơ dễ bị đau tức vùng bụng dưới và âm đạo ra máu nhiều. Chị em phụ nữ cần phân biệt điều này với dấu hiệu có thai có đau bụng không vì để lâu sẽ chuyển thành u xơ ác tính và gây ung thư.

Xem thêm:

Lạc nội mạc tử cung

Ở một số phụ nữ có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung và gây ra chứng lạc nội mạc tử cung. Những mô nội mạc này sẽ được nuôi dưỡng, sau đó phát triển ở khu vực bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và ruột. 

Bệnh lạc nội mạc tử cung gây nguy cơ vô sinh ở phái nữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quá trình lớn lên của các mô này thường khiến cho người bệnh bị đau nhức vùng bụng dưới. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn cần đi khám ngay vì lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nữ.

Đau do sa tạng

Phái nữ trên 40 tuổi thường mắc phải bệnh sa tạng và gây ra tình trạng đau vùng chậu, vùng bụng dưới. Cơ quan dễ bị sa tạng nhất là bàng quang và khu vực tử cung. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như: khó chịu khi quan hệ, ngồi lâu hoặc vận động mạnh.

Mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục

Cảm giác đau buốt ở bụng dưới, vùng chậu là biểu hiện của các bệnh phụ khoa lây lan qua con đường tình dục như: bệnh lậu, chlamydia,...Vì chúng thường không có triệu chứng đặc nhưng nên rất nhiều chị em nghi ngờ đây là một trong những dấu hiệu có thai đau bụng.

Cách xử lý cơn đau bụng khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu

Sau khi xác định dấu hiệu mang thai có đau bụng không thì mẹ bầu không cần quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ tự thuyên giảm trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu thì bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây.

Massage bụng nhẹ nhàng

Massage không chỉ giúp giảm cơn đau bụng hiệu quả mà còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu như:

  • Giảm stress và duy trì tinh thần thoải mái.

  • Giúp máu lưu thông tốt hơn.

  • Kích thích sự phát triển và nhận thức toàn diện cho bé yêu.

Nên massage bụng bầu theo chiều kim đồng hồ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thực hiện phương pháp massage bụng, bà bầu nên thực hiện đúng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Xoa vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ.

  • Nên massage tầm 5 phút mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Lưu ý, không nên thực hiện quá lâu vì sẽ khiến cho tử cung bị co bóp và gây sảy thai.

  • Xoa bụng vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày.

  • Kết hợp với tinh dầu để giảm đau và thư giãn tốt hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Sau khi xác định dấu hiệu đau bụng dưới có phải có thai không, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thời điểm đầu thai kỳ, chị em cần tăng cường bổ sung vitamin chứa hàm lượng axit folic cao để phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. 

Một số loại trái cây giúp giảm đau bụng dưới cho bà bầu là:

  • Hoa quả giàu axit folic: đu đủ chín, chuối, bơ, cam, quýt, bưởi,...

  • Hoa quả giàu sắt: cà chua, lựu,...

  • Hoa quả giàu vitamin B6: bơ, chuối, trái cây sấy,... 

  • Hoa quả giàu vitamin C: cam, quýt, dâu tây, nho, kiwi, ổi,...

Ngoài ra, bạn cần phải ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản như: chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu gặp tình trạng buồn nôn hoặc khó tiêu thì nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày nhằm giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Hạn chế mặc quần áo bó sát

Mẹ bầu nên hạn chế mặc quần áo bó sát để máu dễ lưu thông hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mang thai có thói quen mặc quần áo bó sát ở đùi, bụng sẽ khiến quá trình lưu thông máu kém hiệu quả và thai nhi khó phát triển. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu có thai đau bụng mẹ bầu nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngồi với tư thế thoải mái

Mẹ bầu nên ngồi thẳng và đặt chân lên ghế để cảm thấy dễ chịu và giúp máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ngồi quá lâu vì sẽ khiến cho lưng đau, đi lại khó khăn, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khi nào mẹ bầu bị đau bụng cần đi khám ngay?

Đi khám thai nếu đau bụng kèm những biểu hiện bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo thống kê, có khoảng 80% phụ nữ xuất hiện dấu hiệu có thai đau bụng. Nếu các cơn đau kèm theo những biểu hiện bất thường dưới đây thì mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám bác sĩ:

  • Đau bụng dữ dội theo cơn và không có dấu hiệu giảm sau 1 tuần.

  • Âm đạo ra nhiều máu và màu đậm hơn máu báo.

  • Bị buồn nôn, nhiều dịch nhầy khi đi vệ sinh.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Dấu hiệu mang thai có đau bụng không?” và 4 phương pháp để giảm đau hiệu quả. Mong rằng, với thông tin Monkey vừa cung cấp sẽ giúp chị em dễ dàng nhận biết thai kỳ và chủ động lên kế hoạch chăm sóc bà bầu.

Stomach (abdominal) pain or cramps in pregnancy - Ngày truy cập: 25/07/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/stomach-abdominal-pain-or-cramps-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!