zalo
Bà bầu đi bơi được không? Lợi ích & những lưu ý quan trọng
Thai kỳ

Bà bầu đi bơi được không? Lợi ích & những lưu ý quan trọng

Phương Đặng
Phương Đặng

24/12/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu đi bơi không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu không nên đi bơi hoặc cần hạn chế. Vậy đó là những trường hợp nào? Mẹ cần lưu ý gì để đi bơi an toàn?

Bà bầu đi bơi có được không?

Ths.BS chuyên khoa 2 Nguyễn Công Định – Giám đốc Trung tâm khám, điều trị sản phụ khoa và chăm sóc SKSS – BV Phụ sản Hà Nội cho biết: “Bơi lội là môn thể thao nhẹ nhàng, không có khả năng gây chấn thương, không gây nhiều sức ép. Ngoài ra, mẹ bầu đi bơi còn cải thiện tình trạng đau nhức mình, hạn chế béo phì, tiền sản giật,... Do đó, bà bầu NÊN đi bơi khi được sự chấp thuận của bác sĩ theo dõi.

Bà bầu có đi bơi được không? (Ảnh: Internet)

Bà bầu nên đi bơi từ tháng thứ mấy?

Về thời điểm, mẹ bầu nên đi bơi vào những tháng giữa thai thai kỳ, tốt nhất là từ 5 - 7 tháng. Bởi lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và mọi chức năng sinh lý đều hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, mẹ nên tránh đi bơi vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, đặc biệt là khi mới có thai và 1 tháng trước sinh. Hai khoảng thời gian này đều đã có báo cáo về tình trạng dọa sảy, vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Mẹ bầu nào nên và không nên đi bơi?

Như vậy, với hầu hết mẹ bầu khỏe mạnh đều có thể bơi lội thoải mái tùy theo sức khỏe của mình. Mặt khác, một số bà bầu có được đi bơi không cần phải tham vấn kỹ với bác sĩ do mẹ nằm trong các trường hợp có nguy cơ sau đây:

  • Chảy máu âm đạo

  • Đau bụng

  • Mất nước

  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung

  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở

  • Nhịp tim không đều

Ngoài các trường hợp trên, nếu mẹ từng sảy thai tái phát nhiều lần, vỡ màng ối hoặc có bệnh tim mạch thì tuyệt đối KHÔNG NÊN đi bơi trong thai kỳ.

Những lợi ích của việc đi bơi khi mang bầu

Bà bầu đi bơi có tốt không? Như đã đề cập, bơi lội là hoạt động mẹ được phép thực hiện trong thai kỳ và nó cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, cải thiện tâm trạng giúp mẹ trải qua giai đoạn bầu bí dễ dàng hơn.

Những lợi ích của việc đi bơi khi mang bầu. (Ảnh: Internet)

Những lợi ích từ bơi lội cho mẹ bầu có thể kể đến là:

  • Giảm sưng mắt cá chân và bàn chân: Nước hỗ trợ đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch, cải thiện lưu thông ở chân ngăn ngừa phù nề.

  • Giảm đau thần kinh tọa dễ dàng: Trong 3 tháng cuối, đầu em bé chèn ép lên dây thần kinh khiến mẹ đau nhức vùng quanh hông và xương chậu. Đi bơi trong tháng thứ 7, thứ 8 sẽ giúp mẹ giảm bớt cơn đau này.

  • Giảm ốm nghén, giảm cảm giác buồn nôn và tăng cảm giác thèm ăn hơn.

  • Cân bằng nhiệt độ cơ thể, giữ cho cơ thể mẹ bầu luôn mát mẻ. Bởi thân nhiệt của mẹ bầu thường cao hơn nên việc đi bơi sẽ giúp mẹ thoải mái.

  • Bơi lội là môn thể thao vận động toàn thân, nhờ vậy mẹ bầu dễ dàng giảm bớt calo dư thừa, kiểm soát cân nặng hiệu quả trong suốt thai kỳ. Điều này cũng giúp mẹ dễ lấy lại dáng sau sinh.

  • Bơi lội cung ngăn ngừa nguy cơ béo phì, tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng cường khả năng sinh nở cho thai phụ. 

7+ Lưu ý cho mẹ bầu đi bơi an toàn và khỏe mạnh 

Tới đây, mẹ đã biết mang thai có đi bơi được không và có những lợi ích cụ thể là gì. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để mẹ đi bơi an toàn trong thai kỳ:

Lưu ý cho mẹ bầu đi bơi an toàn và khỏe mạnh. (Ảnh: Internet)

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hướng dẫn viên bơi lội trước khi đi bơi. Bạn sẽ cho được cho lời khuyên về thời gian bơi, kỹ thuật bơi, chuẩn bị trước khi bơi,... để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.  

  • Thời gian thích hợp: Nếu mẹ đã từng bơi lội trước đó thì có thể bơi 30 - 60 phút. Còn lại mẹ chỉ nên bơi 15 - 20 phút là đủ để mẹ và thai nhi đạt được những lợi ích trên.

  • Thời điểm bơi tốt nhất: Nên bơi vào lúc sáng sớm, buổi chiều tối. Không nên bơi vào buổi trưa, những lúc cơ thể cần sự nghỉ ngơi.

  • Kỹ thuật bơi an toàn: Chỉ tránh những động tác quá khó, mang tính chất gập người như bơi bướm.

  • Chuẩn bị trước khi đi bơi: Mẹ nên chuẩn bị khăn choàng để tránh nhiễm lạnh sau khi rời khỏi bể nước; trang bị thức ăn nhẹ, nước uống nhằm bổ sung nước, phục hồi năng lượng sau khi bơi. 

  • Bước đi cẩn thận: Ở khu vực bể bơi có nhiều nước nên các bà bầu cũng lưu khi di chuyển, tránh bị trơn trượt bởi nếu ngã trong giai đoạn thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của cả hai mẹ con.

  • Giữ nhịp thở đều đặn khi bơi: Điều này duy trì oxy nạp vào cơ thể nuôi dưỡng em bé, vì vậy mẹ cần giữ nhịp thở tốt trong quá trình bơi lội.

  • Vệ sinh sau khi bơi: Mẹ nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín để tránh viêm nhiễm. Tương tự với mắt, mẹ cần nhỏ mắt để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn. Vệ sinh thân thể, da mặt cẩn thận để da không bị khô sạm.

Những tư thế bơi lội an toàn cho bà bầu

Những tư thế bơi lội an toàn cho bà bầu. (Ảnh: Internet)

Trong thai kỳ, hoạt động bơi lội mang tính chất tăng cường sức khỏe và giúp bà bầu thư giãn hơn. Vì vậy, mẹ sẽ không thực hiện các tư thế yêu cầu kỹ thuật cao mà chỉ nên bơi các kiểu bơi cơ bản nhất.

  • Bơi chó: Bơi chó là kiểu bơi có tư thế úp người xuống nước, chân đạp tương tự như bơi sải. Tay được để dưới ngực, 5 ngón có thể khép lại hoặc mở ra. Trong quá trình bơi, 2 tay để về phía trước song song với ngực. Sau đó dùng sức đẩy nước về phía sau, song song với bụng.

  • Bơi ngửa: Bơi ngửa gần giống với bơi sải, tay cũng quạt luân phiên, chân là sự đảo ngược của chân sải, cơ thể nghiêng từ bên này sang bên kia.

  • Bơi ếch: Bơi ếch là tư thế cơ bản nhất, cần sự phối hợp nhịp nhàng của tay chân nhưng không chèn ép lên bụng. Kỹ thuật thở cũng khá đơn giản nên mẹ có thể an tâm khi thực hiện kiểu bơi này.

Hướng dẫn chăm sóc bản thân sau khi bơi

Hướng dẫn chăm sóc bản thân sau khi bơi. (Ảnh: Internet)

Sau khi bơi lội, cơ thể của mẹ dễ mất nước, có cảm giác mệt mỏi do mất năng lượng. Vì vậy, mẹ cần thực hiện các bước chăm sóc như dưới đây để phục hồi sức khỏe:

  • Ưu tiên thay đồ nhanh: Ngay khi lên bờ, mẹ hãy choàng khăn và dùng thêm một chiếc khăn mềm để lau khô da. Sau đó, vệ sinh toàn bộ thân thể và thay đồ thông thoáng. 

  • Nghỉ ngơi và ăn nhẹ: Tiếp đó, hãy ngồi nghỉ uống nước và ăn nhẹ để phục hồi năng lượng. Hãy chuẩn bị một bữa ăn nhẹ đầy đủ dinh dưỡng để giảm bớt cảm giác đói, mệt mỏi sau khi bơi.

  • Thực hiện các bước chăm sóc da: Nếu mẹ bơi lội thường xuyên, mẹ nên sử dụng kem chống nắng trước khi bơi để ngăn ngừa sạm da và dưỡng da sau khi bơi để tránh tác động của các chất trong nước bể bơi.

Bà bầu đi bơi có được không? Có tốt không? đã được giải đáp chi tiết qua những thông tin trên. Theo đó, bơi lội mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ trong thai kỳ và luôn an toàn khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ, huấn luyện viên bơi lội. Vì vậy, mẹ hãy thực hiện hoạt động này với tần suất phù hợp để thai kỳ thật khỏe mạnh, hạnh phúc nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!