zalo
TOP những loại bài thuốc đông y chữa ốm nghén hiệu quả nhất cho mẹ
Thai kỳ

TOP những loại bài thuốc đông y chữa ốm nghén hiệu quả nhất cho mẹ

Thúy Anh
Thúy Anh

10/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng ốm nghén nghiêm trọng khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, một số loại thuốc chữa ốm nghén sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Những điều mẹ cần biết về ốm nghén

Theo thống kê, có đến gần 90% mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thai phụ không may bị ốm nghén nặng thì có khả năng phải chịu đựng sự khó chịu đến tận lúc sinh.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén

Nguyên nhân chính khiến thai phụ bị ốm nghén là sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Các hormon tuyến sinh dục được sản xuất ra với số lượng gấp đôi chỉ trong 48 - 72 giờ. Các dấu hiệu gia tăng cũng sẽ diễn ra nhanh chóng xuyên suốt giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ốm nghén có nguy hiểm không?

Nếu mẹ bầu chỉ bị buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ thì sức khỏe của bản thân và thai nhi không bị ảnh hưởng quá nhiều. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng khiến cơ thể mất nước, mẹ khó tăng cân kéo theo cân nặng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Chưa kể, việc mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến các nguy cơ rối loạn gan, tuyến giáp hoặc nước ối.

Ốm nghén có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong trường hợp mẹ bầu bị nôn nghén nặng kéo dài, thai phụ không thể ăn uống bất cứ thứ gì, cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết dẫn đến suy nhược cơ thể. Thậm chí, mẹ có thể cần nhập viện điều trị.

Tóm lại, ốm nghén có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ nghén của thai phụ.

Những ai dễ bị nôn nghén?

Tình trạng nôn nghén, tức là ốm nghén nặng thường xảy ra với khoảng 1% phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ:

  • Có tiền sử bị nôn nghén ở các lần mang thai trước.

  • Mang thai đôi.

  • Thai phụ thừa cân, béo phì.

  • Mẹ mang thai lần đầu.

 Những ai dễ bị nôn nghén? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nên dùng thuốc điều trị nôn nghén?

Nôn nghén là một dấu hiệu có thai dễ nhận biết. Nếu mẹ rơi vào tình trạng này thì tốt nhất nên ưu tiên phương pháp giảm nghén với phương pháp dân gian hoặc tự nhiên, không nên dùng thuốc để tránh tác dụng phụ lên thai nhi.

Tuy vậy, vẫn có số ít mẹ bầu bắt buộc phải dùng thuốc khi bị nôn nghén nặng. Điều này giúp mẹ ngăn chặn tình trạng sụt cân, mất nước.

Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, đến nay vẫn chưa có mối liên hệ nào giữa việc dùng thuốc ngăn ngừa buồn nôn với dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mặc dù vậy, xác suất an toàn không đạt 100% nên thai phụ vẫn cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Có nên dùng thuốc điều trị ốm nghén? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để có thể dùng thuốc chữa ốm nghén an toàn, đầu tiên thai phụ cần được thăm khám sức khỏe tổng quát. Sau đó, bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên, tư vấn, kê toa thuốc chống nôn. 

Việc có nên sử dụng thuốc điều trị nôn nghén hay không vẫn cần mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng tại nhà.

Những loại thuốc chữa nôn nghén cho bà bầu

Ưu tiên hàng đầu trong việc giảm triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để bảo vệ tối đa cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu khắc phục tại nhà không hiệu quả, thai phụ có thể hỏi xin bác sĩ một số loại thuốc trị ốm nghén an toàn.

Thuốc kê đơn

Mẹ có thể được bác sĩ kê toa một số loại thuốc sau:

  • Metoclopramide (Reglan)

  • Trimethobenzamide (Tigan)

  • Ondansetron (Zofran)

Dữ liệu về chỉ số an toàn của Ondansetron không nhất quán. Một số nghiên cứu cho thấy loại thuốc này làm tăng nguy cơ hở hàm ếch hoặc khuyết tật tim ở thai nhi.

Một nghiên cứu khác lại kết luận rằng nó không tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, mẹ chỉ nên dùng Ondansetron nếu không còn phương pháp điều trị hiệu quả nào khác.

Thuốc không kê đơn

Một số loại thuốc không kê đơn điều trị ốm nghén cho mẹ bầu bao gồm:

  • Vitamin B6: Dùng cho trường hợp ốm nghén nhẹ và thông thường.

  • Thuốc kháng Histamin như Doxylamine: Giúp giảm buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ. Tuy nhiên, Doxylamine có thành phần gây buồn ngủ nên mẹ không được uống trước khi lái xe.

  • Thuốc chống trào ngược như Zantac hoặc Pepcid: Có hiệu quả nếu cơn buồn nôn bắt nguồn từ nguyên nhân dạ dày hoặc ruột bị kích ứng.

Vitamin B6 giúp giảm tình trạng nôn nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiệp hội ACOG khuyến cáo người dùng nên kết hợp vitamin B6 và Doxylamine để kiểm soát hiện tượng ốm nghén. Đây là một sự kết hợp an toàn, được bán rộng rãi trên thị trường.

Thuốc điều trị hội chứng nôn nghén trầm trọng

Nếu mẹ bị buồn nôn, ói mửa nghiêm trọng đến nỗi không thể tiêu hóa bất kỳ thứ gì, bao gồm cả nước, thực phẩm, vitamin và thuốc thì mẹ có khả năng mắc hội chứng nôn nghén trầm trọng trong thai kỳ.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nhập viện để điều trị bằng thuốc men và dịch truyền tĩnh mạch (IV). Thuốc truyền tĩnh mạch bao gồm thuốc kháng Dopamin, thuốc kháng Histamin, chất đối kháng Serotonin, Chlorpromazine và Glucocorticoid. Các loại thuốc này được truyền cùng chất lỏng, vitamin, khoáng chất dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ.

Những loại thuốc điều trị tình trạng nôn nghén trầm trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu các biện pháp đều không cho kết quả tốt, bác sĩ có thể đề nghị mẹ thử phương pháp tiêm dưới da. Mẹ sẽ được cắm một ống nhỏ dưới da, truyền thuốc từ từ vào cơ thể suốt cả ngày. 

Tuy nhiên, tính hiệu quả của phương pháp này không được nhiều nghiên cứu chứng minh. Chưa kể, thai phụ có nguy cơ gặp một số biến chứng nhỏ như đau ở vị trí ống tiêm, kích ứng da. 

Do đó, mẹ cần thảo luận về lợi ích và rủi ro với bác sĩ trước khi tiến hành.

3 bài thuốc trị ốm nghén theo Đông y

Theo Đông y, ốm nghén phần nhiều là do vị hư can khí nghịch lên, một phần khác là do ngoại tà. Các trị chủ yếu là dưỡng can huyết, kiện tỳ vị. Mẹ có thể tham khảo 3 bài thuốc cổ để giảm ốm nghén và tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc 1

Mẹ bầu ốm nghén do vị hư can khí nghịch với triệu chứng mệt mỏi, ăn vào ói mửa, không muốn ăn trong 3 tháng đầu thì dùng bài thuốc Thuận can ích khí. 

  • Thành phần: 14g đảng sâm, 12g bạch truật sao, 12g phục linh, 20g thục địa, 16g đương quy, 12g bạch thược sao, 12g mạch môn bỏ lõi, 6g thần khúc, 6g sa nhân, 8g tô tử sao, 12g trần bì.

  • Sắc uống 3 - 5 thang, bệnh nặng dùng nhiều hơn.

Tác dụng: Dưỡng can huyết giáng nghịch, kiện tỳ vị, hòa tỳ vị, giảm mệt mỏi, bớt ợ hơi, ợ chua, tiểu khó, tiểu són, khó thở, thai chậm phát triển.

Cách gia giảm vị thuốc:

  • Nếu động thai xuống huyết: Tăng tục đoạn, sơn thù, hoàng cầm.

  • Nếu lạnh nhiều: Thay hoàng cầm bằng ngải diệp.

  • Nếu can uất tức, ngực sườn tức: Tăng sài hồ.

  • Nếu tỳ hư đi cầu lỏng: Tăng hoài sơn, liên nhục, bạch biển đậu.

  • Nếu có ngoại cảm: Tăng tô diệp, thông bạch.

Kiêng kỵ: Chứng nôn ói do ngoại tà, người sợ lạnh, phát sốt. Chứng âm hư tiểu ít, tiểu dắt.

Minh họa bài thuốc 1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài thuốc 2

Chị em ốm nghén do khí hư, dọa sảy thai, thần sắc kém, hay mệt, đầy bụng, nôn ói: Dùng bài thuốc Kiện tỳ tư sinh hoàn.

  • Nguyên liệu: 12g nhân sâm, 16g bạch biển đậu, 14g phục linh, 16g hoài sơn, 14g liên nhục, 12g bạch truật, 8g cát cánh, 8g trần bì, 4g sa nhân, 6g hoàng liên, 12g hoắc hương, 14g khiếm thực, 8g mạch nha, 12g sơn tra, 6g chích thảo, 12g ý dĩ nhân.

  • Sắc hoặc tán bột làm viên uống.

Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, hóa trệ, củng cố thai, bổ tỳ vị hư, giảm bớt mệt mỏi, kích thích ăn ngon, tăng cường kháng thể. Điều trị trường hợp có thai 3 tháng khí huyết kém không nuôi dưỡng dọa sảy thai.

Gia giảm: 

  • Nếu vị nhiệt nóng nhiều: Tăng hoàng cầm, sinh địa. 

  • Nếu can uất: Tăng sài hồ. 

  • Nếu tỳ hư hàn: Tăng ngải diệp. 

  • Nếu có ngoại cảm: Tăng tô diệp, thông bạch. 

  • Nếu động thai người lạnh nhiều ra huyết: Tăng a giao, ngải diệp. 

  • Nếu động thai người nóng: Tăng củ gai, hoàng cầm.

Kiêng kỵ: Chứng nôn ói do tích trệ, bụng đầy đau nôn mửa xong dễ chịu.

Minh họa bài thuốc 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài thuốc 3

Mẹ bầu bị ốm nghén do vị hư đờm ẩm: Biểu hiện sắc mặt nhợt nhạt, nôn nhiều đờm, dùng bài thuốc bảo sinh thang.

  • Nguyên liệu: 12g nhân sâm, 12g bạch truật, 12g trần bì, 12g ô dược, 12g sinh khương, 10g hương phụ, 6g chích thảo.

  • Sắc uống ấm.

Tác dụng: Điều trị có thai bị nôn mửa, ăn ngủ kém, các chứng liên quan đến tỳ vị hư như tiêu chảy, đau bụng, giúp bổ khí kiện tỳ, hóa trệ hòa vị.

Gia giảm:

  • Nếu can uất miệng đắng ợ chua: Tăng hoàng cầm, bạch thược, phục linh.

  • Nếu can huyết hư: Tăng gia đương quy, bạch thược sao.

  • Nếu tỳ hư ăn kém: Tăng liên nhục, hoài sơn.

Kiêng kỵ: Chứng âm hư nội nhiệt miệng khô khát, nôn khan, phụ nữ có thai người gầy nóng thì không dùng bài này.

Minh họa bài thuốc 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những bài thuốc Đông y có công dụng chữa ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Cách giảm nôn nghén không dùng thuốc

Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ giảm nôn nghén tại nhà mà không cần dùng thuốc:

  • Cần tránh để dạ dày trống, chia thành những bữa ăn nhẹ, uống nước thường xuyên.

  • Buổi sáng sau khi thức dậy, mẹ nên ăn một ít bánh ngọt trước khi đứng dậy từ 15 đến 20 phút.

  • Bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp có chứa vitamin B hay axit folic trước khi sinh em bé. Mẹ cũng nên uống viên vitamin, sắt sau khi ăn với hàm lượng thấp.

  • Tránh ăn thực phẩm có mùi khó chịu.

  • Hạn chế nuốt nước bọt nhiều để tránh làm tăng thêm triệu chứng nôn nghén. Thay vì nuốt, thai phụ hãy nhổ bỏ nước bọt, thường xuyên súc miệng nếu tiết nhiều nước bọt.

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa protein, tránh các thức ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ để không kích thích niêm mạc dạ dày, gia tăng triệu chứng ốm nghén.

Nên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ nên làm gì để giảm ốm nghén vào buổi sáng?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp ốm nghén ngày một nghiêm trọng, xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu cần đến bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị tốt nhất:

  • Cơ thể suy nhược.

  • Nôn nghén kéo dài, diễn biến ngày càng nặng.

  • Sụt cân nhiều, liên tục trong thời gian ngắn.

  • Nôn nghén đi kèm hiện tượng bụng phát triển nhanh hơn thực tế tuổi thai.

  • Tiểu ít hoặc trong nước tiểu có màu đỏ sẫm khác lạ.

  • Chóng mặt, ngất xỉu.

Những trường hợp cần gặp bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết thêm các loại thuốc chữa ốm nghén an toàn. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định hướng khắc phục phù hợp.

Nausea Medicine and Morning Sickness: What's Safe During Pregnancy? - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/morning-sickness/nausea-medicine-morning-sickness-during-pregnancy/

What Helps with Morning Sickness During Pregnancy? - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.mercy.net/service/prenatal-care/morning-sickness-medications/

Medications to Help Ease Morning Sickness - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.verywellfamily.com/can-you-take-medication-for-morning-sickness-2759244

Morning sickness - Truy cập ngày 06/05/2022

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/diagnosis-treatment/drc-20375260#:~:text=If%20your%20morning%20sickness%20symptoms,recommend%20prescription%20anti%2Dnausea%20medications.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!