Bước vào tuổi dậy thì, bạn không khỏi bỡ ngỡ vì những thay đổi trên cơ thể mình. Đừng lo lắng! Monkey sẽ giúp bạn giải đáp vì sao có những biến đổi này và cách chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì tốt nhất nhé!
Tuổi dậy thì: Khi nào ghé thăm bạn?
Dậy thì là quá trình thay đổi thể chất qua đó cơ thể của một đứa trẻ phát triển thành cơ thể của người trưởng thành có khả năng sinh sản. Thông thường, độ tuổi dậy thì ở nữ là từ 8 - 13 tuổi và nam giới là 9 - 14 tuổi. Trong giai đoạn này, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những biến đổi như:
Ở nam giới |
Ở nữ giới |
|
|
Hướng dẫn cách chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì giúp bạn khỏe đẹp
Với cả nam và nữ, mỗi bạn sẽ có những dấu hiệu đến tuổi dậy thì khác nhau, thời điểm xuất hiện cũng vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng để cơ thể luôn khỏe mạnh đó là chăm sóc đúng cách trong giai đoạn này. Cụ thể:
Tắm sạch mỗi ngày
Việc tắm rửa có lẽ đã rất quen thuộc với bạn nhưng ở giai đoạn dậy thì, bạn cần chú những vấn đề như sau:
-
Vệ sinh sạch các bộ phận quan trọng trên cơ thể như nách, vùng kín, ngực,... để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ. Đặc biệt là 2 vùng nách và bộ phận sinh dục đã xuất hiện lông rậm hơn nên việc vệ sinh sẽ giúp chúng luôn được bảo vệ khỏi vi khuẩn gây bệnh.
-
Sử dụng sữa tắm và dung dịch vệ sinh riêng cho bộ phận nhạy cảm để khử khuẩn và mùi hôi.
-
Tẩy tế bào chết cho mặt và cơ thể để loại bỏ da chết, giúp da luôn khỏe mạnh với tone màu tự nhiên của cơ thể.
Ngăn mùi hôi ở vùng cánh tay
Cùng với việc xuất hiện lông, các vùng da khuất như vùng da dưới cánh tay cũng bắt đầu tích tụ mồ hôi và sản sinh ra mùi khó chịu. Nguyên nhân là do các hormone và nội tiết tố hoạt động mạnh khiến cho tuyến mồ hôi cũng tăng cường. Do đó, nếu không chú ý vệ sinh vùng này, bạn rất dễ gặp tình trạng “viêm cánh” để lại mùi cơ thể rất khó chịu, thậm chí phải can thiệp y khoa.
Theo đó, để bảo vệ vùng da này, bạn cần:
-
Tắm rửa thường xuyên và chú ý vệ sinh vùng này bằng cách dọn lông, tẩy da chết và làm sạch bã nhờn, mồ hôi để da luôn khô thoáng.
-
Sử dụng lăn khử mùi để ngăn ngừa mùi cơ thể và hạn chế tiết mồ hôi ở vùng này.
-
Mặc trang phục thoáng mát, chất vải thấm hút tốt để vùng da này luôn khô và sạch sẽ.
-
Hạn chế tối đa hoạt động vào thời tiết nóng để không đổ nhiều mồ hôi.
Gội đầu thường xuyên
Khác với giai đoạn trước, cơ thể ở tuổi dậy thì còn đi kèm với sự tăng cao của nồng độ hormone sinh dục. Điều này khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh và làm cho da đầu xuất hiện gàu và bị bí. Chúng có thể khiến bạn khó chịu, mất tự tin, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc, vì vậy bạn cần gội đầu thường xuyên để tóc và da đầu luôn sạch sẽ.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Cùng với chăm sóc tóc, răng miệng cũng là “khu vực” bạn cần chú ý vệ sinh tốt. Tuy ở độ tuổi dậy thì, răng miệng thường không có thay đổi nhưng bạn nên chăm sóc đúng cách để luôn sở hữu nụ cười đẹp, tự tin.
-
Đánh răng 2 lần/ngày khi thức dậy và trước khi ngủ buổi tối. Nên dùng bàn chải chất lượng để không làm hại đến nướu đồng thời chải răng được sạch sẽ hơn.
-
Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng tối ưu nhất.
-
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần, chăm cạo vôi răng hơn.
-
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại cho răng miệng như nước ngọt có gas, cafe, đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá lạnh. Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, chất xơ.
-
Không nên sử dụng các biện pháp làm đẹp cho răng không cần thiết trong giai đoạn này như bọc răng sứ, đính đá lên răng,….
Chăm sóc da
Mụn trứng cá, dầu nhờn là những biểu hiện đầu tiên cho thấy làn da bước sang độ tuổi “trưởng thành” ở cả nam và nữ. Bạn cũng có thể gặp các tình trạng khác như mụn đầu đen, lỗ chân lông to hoặc màu da không đều do thay đổi nội tiết. Như vậy, để da luôn khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc đúng cách.
-
Rửa mặt 2 lần/ngày sau khi thức dậy buổi sáng và buổi tối trong lúc tắm rửa. Lưu ý chọn loại sữa rửa mặt có độ pH vừa đủ, hoạt chất phù hợp với loại da của bạn.
-
Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng và các phụ kiện kèm theo để ngăn ngừa tia UV.
-
Nên dùng tẩy trang cho da từ thời điểm này để làm sạch bụi bẩn bởi lỗ chân lông ở tuổi dậy thì thường lớn, dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bít tắc và gây nên mụn.
-
Nếu có mụn, không nên nặn mụn, hạn chế chạm tay lên mặt. Giặt sạch khăn mặt, gối và vệ sinh các đồ dùng thường xuyên dùng cho da mặt.
-
Uống đủ nước và không nên thức khuya.
Bổ sung kiến thức về cơ thể và giới tính
Khi cảm thấy cơ thể đang chuyển biến sang giai đoạn mới, hãy loại bỏ nỗi lo bằng cách trang bị kiến thức về cơ thể và giới tính cho bản thân. Bạn cần nắm được những thay đổi của cơ thể là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Về giới tính, hãy tìm hiểu thêm về việc sử dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cả đối phương khi cần thiết.
Một số bí quyết riêng chăm sóc bản thân tuổi dậy thì cho nam & nữ
Cùng với những kiến thức chung về cách chăm cơ thể tuổi dậy thì nói trên, đối với nam và nữ, mỗi giới tính lại có thêm những lưu ý riêng biệt trong quá trình chăm sóc cơ thể của mình.
Bí quyết dành cho bạn nữ
Tuổi dậy thì thường đến các bạn nữ sớm hơn, vì vậy chúng ta cần học cách chăm sóc cơ thể ngay khi có dấu hiệu. Đa số các bạn đều bắt đầu với chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trước khi các dấu hiệu khác xuất hiện, vì vậy ngay khi có dấu hiệu này, hãy áp dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể càng sớm càng tốt!
Chăm sóc cơ thể trong kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt sẽ không kéo dài mà nó chỉ diễn ra từ 3 - 6 ngày tùy cơ địa. Chúng sẽ ra nhiều hơn vào 1 - 2 ngày đầu và ít dần vào những ngày sau, vậy nên bạn cần lưu ý:
-
Luôn chuẩn bị sẵn băng vệ sinh với số lượng vừa đủ để thay trong ngày.
-
Thay băng vệ sinh khoảng 4 giờ/ lần để ngăn mùi khó chịu đồng thời hạn chế nhiễm khuẩn âm đạo.
-
Trong giai đoạn này, hạn chế làm việc nặng, không dùng thực phẩm có chứa cafein, đồ ăn uống quá chua, cay nóng vì chúng có thể khiến bạn đau bụng, nhức lưng nhiều hơn. Bổ sung các loại rau xanh, vitamin để cơ thể không bị mệt mỏi tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Vệ sinh “cô bé” an toàn sạch sẽ
Ở giai đoạn này, vùng kín của bạn gái rất dễ có mùi do mồ hôi và nước tiểu, do đó bạn hãy sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch chúng. Khi lựa chọn dung dịch, bạn cần nên xem kỹ độ pH, các hoạt chất để đảm bảo an toàn cho cô bé. Không nên dùng các sản phẩm có chất tẩy mạnh, không dùng nước hoa vùng kín vì chúng có thể gây nên các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
Dọn dẹp “vi-ô-lông”
Việc xuất hiện lông vùng mu, vùng da dưới cánh tay có thể trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây bệnh, gây mùi ở vùng này. Theo đó, bạn cần “dọn dẹp” chúng thường xuyên để da luôn khô thoáng. Cần lưu ý, tuyệt đối không dọn sạch hoàn toàn mà hay “tỉa” bớt để chúng trông gọn gàng hơn.
Chăm sóc vòng 1
Đối với hầu hết các bạn nữ, vòng 1 đều tăng kích thước khi bước sang tuổi dậy thì. Với vùng này, bạn không cần chăm sóc quá đặc biệt nhưng hãy thực hiện 1 số bài tập để lồng ngực được nở nang. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các thực phẩm từ sữa, các loại đậu để ngực phát triển tốt hơn.
Bí quyết dành cho bạn nam
Bắt đầu muộn hơn và việc chăm sóc cơ thể trong giai đoạn dậy thì với các bạn nam cũng đơn giản hơn. Khác với nữ giới, nam giới không có kinh nguyệt nhưng các bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu “xuất tinh”.
Bên cạnh đó, kích thước của tinh hoàn và dương vật cũng phát triển lớn hơn theo tỷ lệ của người lớn. Đặc biệt, ở cậu bé và các vùng da dưới cánh tay, quanh cằm sẽ có lông, râu phát triển. Vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc chúng đúng cách.
Xử trí râu vùng mặt
Đa số các bạn nam đều xuất hiện râu ở quanh cằm và việc của bạn là xử lý chúng thường xuyên. Bạn có thể kết hợp vệ sinh chúng khi rửa mặt và sử dụng kem cạo râu để bảo vệ da khi cắt tỉa chúng.
Dọn dẹp “vi - ô - lông” và vệ sinh “cậu nhỏ”
Tương tự các bạn nữ, nam giới cũng cần chăm sóc vùng da dưới cánh tay, vùng da gần cậu nhỏ để tránh nhiễm khuẩn và mùi hôi. Về cách chăm sóc, các bạn cũng cần kết hợp dọn lông và sử dụng sữa tắm để vệ sinh 2 vùng này.
Có thể thấy, việc chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì không đơn giản và cần làm đúng, làm đủ các quy trình nêu trên. Các bạn hãy đọc thật kỹ các lưu ý, chuẩn bị và lựa chọn sản phẩm phù hợp để bảo vệ tốt bản thân khi bước sang giai đoạn mới nhé!