Từ việc hợp tác trong một đội thể thao đến tham gia một trò chơi trong lớp, hoạt động nhóm là một phần quan trọng ở trường của bé. Và việc thành thạo các kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non sẽ giúp con bạn thành công không chỉ ở trường mà còn trong suốt cuộc đời. Vậy làm thế nào để giúp con phát triển những kỹ năng này?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm là những phẩm chất và khả năng hợp tác trong các cuộc trò chuyện, dự án, cuộc họp hoặc các hoạt động hợp tác khác. Nhóm kỹ năng này gồm: Khả năng lãnh đạo, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, hiểu rõ vai trò và trách nhiệm cá nhân,...
Như vậy, kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non được hiểu là nhóm các kỹ năng hợp tác trong các giờ học trên lớp, trong các trò chơi tập thể và các hoạt động khác như văn nghệ, công ích,... Chúng cũng bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng hợp tác
Khả năng giải quyết xung đột
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Qua những thay đổi về cách ứng xử, hành vi và sự phát triển thể chất của trẻ mầm non, ba mẹ có thể nhận thấy những lợi ích từ việc rèn trẻ các kỹ năng teamwork như:
-
Rèn tính tự lập: Bằng việc nhận thức được trách nhiệm và công việc mình cần làm trong 1 hoạt động nhóm, đó là lúc con bắt đầu phát triển khả năng tự lập. Khi không có sự trợ giúp, con phải tự mình suy nghĩ và hoàn thành phần việc mà mình được giao, sau đó là chủ động giúp đỡ các bạn khi cần thiết.
-
Hình thành tư duy làm việc hiệu quả: Tham gia hoạt động nhóm trên lớp là cơ hội để con thể hiện điểm mạnh của bản thân. Vận dụng óc sáng tạo để đưa ra hướng giải quyết và cách thức thực hiện cho nhiều bài tập nhóm và đạt điểm tốt là con đã dần hình thành tư duy làm việc hiệu quả khi còn nhỏ.
-
Giúp trẻ tự tin hơn trong học tập: Thông qua kỹ năng tự tìm hiểu, học hỏi để hoàn thành nhiệm vụ nhóm, kiến thức và kỹ năng của con được mở rộng. Điều đó giúp con tự tin trả lời, chia sẻ khi được hỏi.
-
Tăng cường khả năng giao tiếp: Khi một nhóm các bé được giao nhiệm vụ như cắt dán, làm đồ thủ công, sự giao tiếp trong quá trình này được thúc đẩy để mỗi bé hiểu được công việc mình cần làm là gì, cần hỗ trợ những bạn nào để hoàn thành 1 bức tranh, 1 tác phẩm ở bước cuối cùng.
5 Kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non và cách rèn luyện hiệu quả
Có thể thấy, lợi ích từ việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng teamwork rất tốt cho việc học tập và vui chơi của bé sau này. Vì vậy, ba mẹ nên hướng dẫn và cho con rèn luyện các kỹ năng đó ngay bây giờ!
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Dạy bé cách giao tiếp là cách để con dễ dàng hòa nhập với bạn bè và mọi người trong nhóm. Thông qua giao tiếp, con có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình đối với công việc được giao hoặc chia sẻ cảm xúc của về một tình huống, vấn đề mà con gặp ở trường học.
Ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ tại nhà bằng cách:
-
Trò chuyện thường xuyên với con, có thể hỏi về những vấn đề trên lớp, trao đổi những điều con được học hoặc đơn giản là về sở thích của con.
-
Dạy con chào hỏi và xưng hô khi gặp người lớn, gặp bạn bè.
-
Cho con đến nơi đông người và giúp con hòa nhập cùng các bạn cùng tuổi.
Dạy trẻ biết cách lắng nghe người khác
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ hiểu chính xác những điều được yêu cầu từ giáo viên đồng thời hiểu được ý kiến mà bạn bè trong nhóm truyền đạt lại. Từ đó, chủ động đưa quan điểm của bản thân thông qua khả năng giao tiếp.
Tại nhà, bạn có thể dạy con:
-
Trong những buổi trò chuyện, hãy đặt câu hỏi và yêu cầu bé trả lời. Bạn có thể hỏi lại những điều bé đã được học dựa trên chương trình học ở trường mẫu giáo.
-
Tạo cơ hội và khuyến khích con chia sẻ cảm xúc về ngày học hôm đó hoặc kể về người bạn mà con thích chơi cùng hoặc một bài hát, một hoạt động mà con rất thích, muốn được làm nhiều lần trên lớp.
Kỹ năng hợp tác đội nhóm
Với các bé mẫu giáo, các con hầu như có xu hướng làm theo ý thích và làm 1 mình. Vì vậy, để trẻ có thể làm tốt hoạt động nhóm, cha mẹ cần giúp con hiểu rõ ý nghĩa của việc cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung.
Bạn có thể dạy trẻ ở nhà bằng cách:
-
Tổ chức các trò chơi trong gia đình như: Cùng ba mẹ cắt dán hoàn thành bức tranh, cùng tô màu, cùng chơi giải câu đố.
-
Cho trẻ cùng làm các công việc chung của gia đình để con hình thành thói quen đặt câu hỏi khi được giao việc nhằm hiểu rõ mục tiêu kết quả. Tiếp đó là biết cách phản hồi nếu như con gặp khó khăn và thuyết phục khi cần sự trợ giúp từ người khác.
-
Cho trẻ tham gia những buổi gặp mặt bạn bè của ba mẹ để con có cơ hội làm quen với con của họ. Tiếp đó, hãy giúp chúng làm quen, kết bạn và vui chơi cùng nhau.
Kỹ năng giải quyết xung đột
Cũng như người lớn, việc xảy ra xung đột ở trẻ mẫu giáo luôn có nguy cơ xuất hiện. Tuy nhiên, việc giải quyết xung đột giữa người lớn thường đơn giản vì bạn đã từng trải. Còn với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là những bé ngại giao tiếp thì việc giải quyết xung đột sẽ càng khó khăn.
Một số cách hay để dạy trẻ xử trí xung đột hiệu quả gồm:
-
Giúp con giữ bình tĩnh và kiểm soát được những cảm xúc quá khích của bản thân.
-
Hãy dạy con đặt mình vào người khác để suy nghĩ về những vấn đề đang xảy ra, thử nhìn mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau.
-
Chủ động đưa ra ý kiến để giải quyết xung đột một cách thẳng thắn.
-
Nhận biết được lỗi sai, đặc biệt là lỗi sai của mình khi cần thiết.
-
Tập những thói quen nhường nhịn và chia sẻ cùng với người khác.
-
Dạy trẻ cách làm hòa với bạn và những người khác.
Kỹ năng kiểm soát cân bằng cảm xúc
Như đã đề cập, việc kiểm soát cảm xúc thái quá đồng thời biết thấu hiểu, đồng cảm sẽ giúp con tìm được hướng giải quyết tranh cãi mà không làm mất tình cảm bạn bè. Ngay tại nhà, ba mẹ cũng có thể dạy con kiểm soát cảm xúc bằng cách:
-
Bày tỏ sự bình tĩnh và suy nghĩ của mình về một việc mà con không muốn làm theo, một điều khiến con không vui.
-
Đặt câu hỏi để hiểu lý do con không thích, không muốn làm một việc cụ thể. Đồng thời hỏi bé về cách thức mà con muốn làm thay vì thực hiện theo yêu cầu của người lớn.
-
Tạo cơ hội để con được làm theo ý mình và khuyến khích thử làm thêm theo ý của người lớn để so sánh kết quả. Khi con hiểu được sự khác biệt trong 2 cách làm này con sẽ tự biết cách bình tĩnh khi đối mặt với vấn đề mình không thích và cố gắng tìm hướng giải quyết phù hợp với bản thân và mọi người.
-
Bản thân cha mẹ cần thể hiện nhiều cảm xúc tích cực thay vì tiêu cực trước mặt trẻ.
Gợi ý một số trò chơi team building cho trẻ cực vui
Khuyến khích tham gia hoạt động nhóm và các trò chơi tập thể là cách để trẻ mẫu giáo rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Dưới đây là một vài trò chơi hữu ích nhất:
Tam sao thất bản
Chuẩn bị: Tai nghe, máy nghe nhạc
Hướng dẫn cách chơi
-
Mỗi đội cử ra 5 thành viên tham gia trò chơi, đeo tai nghe và bật nhạc trong máy nghe nhạc (thành viên đứng đầu tiên không cần đeo tai nghe).
-
Thành viên đứng đầu nhận thử thách rồi truyền đạt thông tin cho bạn đứng thứ 2.
-
Bạn đứng thứ 2 tiếp tục truyền đạt lời nói của mình cho bạn tiếp theo, lần lượt tới người chơi cuối cùng.
-
Trong 5 phút, đội nào đoán được nhiều từ nhất sẽ giành chiến thắng.
Đoán nhân vật
Chuẩn bị: Trang phục bao kín người, mặt nạ
Hướng dẫn cách chơi: Các cô giáo hóa trang cho các bạn nhỏ tham gia chơi thành các nhân vật hoạt hình khác nhau rồi để các bạn nhỏ đoán xem đó là nhân vật nào.
Thử thách khứu giác
Chuẩn bị: Khăn bịt mắt, các loại trái cây, đồ ăn quen thuộc với trẻ nhỏ
Hướng dẫn cách chơi:
-
Tại mỗi lượt chơi, từng thành viên đại diện của các đội sẽ bịt mắt lại sau đó dùng mũi để nhận biết các loại thức ăn.
-
Đội nào đoán trúng nhiều nhất sẽ được nhận thưởng.
Đoán đồ vật hoặc con vật
Chuẩn bị: Thùng đựng đồ có một mặt giấy kính trong suốt, các đồ vật để các bạn nhỏ đoán.
Hướng dẫn cách chơi
-
Mỗi đội cử ra một bạn đại diện đứng quay mặt về phía mặt kín của thùng giấy.
-
Mỗi thùng giấy sẽ chứa từ 10 - 15 đồ vật khác nhau.
-
Các đội dùng tay cho vào thùng để nhận biết các vật dụng.
-
Trong 5 phút, đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất sẽ thắng cuộc.
Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây không chỉ là trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc mà còn là một trò chơi teambuilding cho trẻ mầm non vô cùng thú vị.
Hướng dẫn cách chơi:
-
Mỗi lượt chơi sẽ bao gồm 2 đội, các thành viên trong mỗi đội xếp thành hàng dọc và đặt tay lên eo nhau.
-
Khi MC thổi còi, người đầu tiên của đội này di chuyển sao cho bắt được thành viên cuối cùng của đội đối thủ.
-
Đội nào làm đứt “rắn” hoặc bị bắt sẽ thua cuộc.
Ai thổi nhiều bóng hơn?
Chuẩn bị: Bóng bay, rổ nhựa
Hướng dẫn cách chơi:
-
Trong mỗi lượt chơi, các đội cử ra một bạn đại diện để dùng dầu hoặc miệng thổi bóng di chuyển tới chiếc rổ đặt tại vạch đích.
-
Đội nào thổi bóng tới đích nhanh nhất sẽ được nhận thưởng.
Vượt chướng ngại vật
Chuẩn bị: Khăn bị mắt, chướng ngại vật
Hướng dẫn cách chơi:
- Tất cả các thành viên trong đội xếp thành hàng dọc nối đuôi nhau, dùng khăn được nhận để bịt mắt lại trừ đội trưởng.
- Khi tiếng còi báo hiệu trò chơi bắt đầu, đội trưởng sẽ dẫn cả đội di chuyển tới vạch đích sao cho không vướng vào các chướng ngại vật đã được bố trí trong trường đua.
- Đội nào về đích nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
Trên đây là tổng hợp các kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non và cách dạy trẻ rèn luyện hiệu quả. Ba mẹ và thầy cô hãy tham khảo và hướng dẫn bé để con học hỏi và phát triển kỹ năng thật tốt! Đừng quên bấm NHẬN CẬP NHẬT để theo dõi các bài viết Kỹ năng sống giúp con hoàn thiện và phát triển bản thân nhé!