Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị hóc nhất là với trẻ đang học ăn dặm. Dưới đây là các hướng dẫn xử lý khi trẻ ăn dặm bị hóc để đảm bảo an toàn cho trẻ, ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị tổn thương tới tính mạng.
Phân biệt giữa việc trẻ bị hóc và nôn ọe đơn giản
Cha mẹ cần phân biệt rõ việc trẻ bị hóc và nôn ọe thông thường bởi khi trẻ bị hóc trẻ cũng có biểu hiện nôn ọe để tống vật thể lạ ra khỏi đường thở.
Theo các bác sĩ, phản xạ ọe là một phản xạ an toàn và hữu ích của cơ thể khi nuốt phải các loại đồ ăn có kích cỡ và khối lượng không phù hợp, ngăn cản chúng tiến sâu vào đường thở và gây hóc. Người lớn thường có phản xạ ọe bắt đầu từ phần cuống lưỡi còn trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi có phản xạ được kích hoạt ngay ở đầu lưỡi nên dễ ọe hơn rất nhiều. Nhờ có phản xạ ọe mà bé cũng học được cách ăn uống đúng cách, bé sẽ không nuốt miếng thức ăn quá to và điều chỉnh được lượng thức ăn có thể cho vào miệng để hạn chế nguy cơ bị mắc nghẹn do ăn quá nhiều.
Nếu trẻ bị hóc thức ăn thật sự sẽ có biểu hiện như tím tái, im lặng không thể ho hay kêu ra tiếng vì đường thở của bé đang bị mắc kẹt. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ vì thế cần xử lý nhanh và chính xác để loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở cho trẻ một cách an toàn.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị hóc
Khi trẻ ăn dặm bị hóc cần xử lý như thế nào? Những kỹ năng sơ cứu trẻ bị hóc dưới đây vô cùng cần thiết vì vậy các bậc phụ huynh cần trang bị để đề phòng nguy cơ trẻ bị hóc. Ngay khi phát hiện trẻ ăn dặm bị hóc đồ ăn, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý, tránh làm bé hoảng sợ khiến thức ăn càng chui sâu vào trong đường thở của trẻ hơn.
Tuyệt đối không nên cố cho tay hay bất kì vật gì vào họng của trẻ nhằm lấy dị vật ra, điều này không khiến tình trạng của trẻ đỡ hơn mà còn khiến dị vật bị tuột xuống sâu hơn gây nguy hiểm cho trẻ.
Vỗ lưng cho bé
Khi trẻ đang ăn đột nhiên bị tím tái, khó thở, bé cố thở hay gắng nôn ra chứng tỏ bé đã bị hóc dị vật, cha mẹ có thể thực hiện biện pháp vỗ lưng để loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở của trẻ.
Thực hiện động tác vỗ lưng như sau
-
Đặt trẻ nằm xuống đùi bạn hoặc nằm trên khuỷu tay, có thể tỳ tay lên đùi để chắc chắn hơn, mặt úp, đầu cúi xuống thấp hơn ngực
-
Dùng gan bàn tay vỗ mạnh 5 lần vào vùng lưng giữa hai xương bả vai. Vỗ nhẹ nhưng cũng cần dứt khoát để có thể đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ
-
Kiểm tra miệng trẻ và lấy bất cứ thứ gì xuất hiện ở trong miệng của trẻ
Phương pháp ấn ngực loại bỏ dị vật
Cha mẹ cũng có thể thực hiện phương pháp ấn ngực dưới đây để có thể chữa hóc cho trẻ
-
Cho bé nằm ngửa trên đùi, cho đầu chúi xuống phía dưới thấp hơn ngực
-
Đặt 2 ngón tay vào phần nửa dưới xương ức của trẻ sau đó ấn xuống trong 5 lần liên tục
-
Nếu đường thở của bé vẫn tắc thì tiến hành thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng rồi lại 5 lần ấn ngực.
Ép ngực cho trẻ nếu trẻ bị bất tỉnh
Bé ăn dặm bị hóc bất tỉnh cần làm gì? Khi bé bị bất tỉnh nhưng vẫn còn dấu hiệu thở, cha mẹ cần tiến hành đánh thức trẻ bằng cách gọi tên hoặc gõ nhẹ vào người trẻ để con tỉnh lại. Nếu bé không tỉnh lại cần tiến hành hà hơi thổi ngạt cho bé và gọi ngay xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện.
Trong lúc chờ xe cấp cứu, cha mẹ cần tiến hành hô hấp cho trẻ bằng cách dưới đây:
-
Cho bé nằm ngửa sao cho cột sống và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, không được để nghiêng. Tiếp đến dùng tay nâng cằm của trẻ lên, không nên tác động đến phần thịt dưới cằm bởi chúng có thể khiến bé bị khó thở hơn.
-
Lấy hơi hít sâu, sau đó dùng môi bịt kín miệng và mũi của trẻ rồi hà hơi thổi ngạt cho trẻ. Nếu miệng của bạn không thể che kín cả miệng vào mũi của trẻ thì có thể dùng tay bịt phần còn lại khi thực hiện hô hấp (Nếu dùng miệng che mũi của con thì dùng tay khép môi bé lại)
-
Thở mạnh vào miệng vào môi của bé sao cho ngực của bé phồng lên
-
Xoay đầu bé hơi nghiêng nhẹ, nâng cằm của bé lên, đưa miệng ra và quan sát xem lồng ngực của bé được xẹp xuống
Thực hiện hô hấp liên tục cho đến khi bé có thể thở lại bình thường hoặc có sự trợ giúp từ chuyên viên y tế.
Cách sơ cứu trẻ bị hóc thức ăn cha mẹ cần biết
Khi trẻ bị hóc sặc nên làm gì? Hướng dẫn cách sơ cứu cho cha mẹ
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ em bị hóc kẹo cho cha mẹ
Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ nhằm ngăn trẻ ăn dặm bị hóc
Hóc rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời vì vậy cha mẹ cần hết sức cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho con.
-
Không để bé ngồi ăn một mình và luôn thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi ăn
-
Chỉ cho trẻ tự ăn dặm khi bé đã ngồi vững và không cần hoặc cần rất ít sự giúp đỡ của người lớn.
-
Không để bé đùa nghịch khi đang ăn, giữ thẳng cổ cho bé khi ăn, không ngửa cổ ra sau khi đang ăn
-
Cha mẹ cần phân biệt rõ ràng việc trẻ bị nôn ọe thông thường với bị hóc
-
Khi bé bị hóc cha mẹ tuyệt đối không cho ngón tay hay bất kì thứ gì vào trong họng của trẻ nhắm lấy dị vật ra ngoài bởi hành động này có thể khiến dị vật bị tuột sâu vào đường thở hơn nữa chúng còn khiến bé bị tổn thương niêm mạc họng của trẻ.
-
Cho bé ăn các loại đồ ăn dễ ăn, dễ cầm nắm, hạn chế đồ ăn dài, cứng, các loại hạt ngũ cốc cứng để tránh bé bị hóc sặc.
Trẻ ăn dặm rất dễ bị hóc do kỹ năng ăn của bé đang còn kém. Cha mẹ cần thận trọng trong việc ăn uống của trẻ và trang bị thêm cho mình các kỹ năng xử lý khi trẻ ăn dặm bị hóc để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Xem thêm: Khi trẻ bị hóc sặc nên làm gì? Hướng dẫn cách sơ cứu cho cha mẹ
Choking child- Ngày truy cập: 13/10/2022
https://www.sja.org.uk/get-advice/first-aid-advice/choking/child-choking/#
How to stop a child from choking- Ngày truy cập: 13/10/2022
https://www.nhs.uk/conditions/baby/first-aid-and-safety/first-aid/how-to-stop-a-child-from-choking/